Tham dự lớp tập huấn có 30 học viên chủ cơ sở sản xuất nước mắm và tham quan mô hình tại Nghệ An, nhằm mục đích áp dụng, phổ biến và thông tin tuyên truyền rộng rãi các kết quả dự án vào thực tế sản xuất.
Toàn cảnh lớp tập huấn
Nghệ An đã có chủ trương, chính sách nhằm nâng cấp các cơ sở sản xuất nước mắm như tăng cường công tác khoa học công nghệ, áp dụng quy trình quản lý hiện đại nhằm nâng cao chất lượng và đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm; khuyến khích, tạo điều kiện để các nhà đầu tư, doanh nghiệp đến các làng nghề chế biến thủy sản xây dựng mô hình sản xuất nước mắm gắn với uy tín, thương hiệu riêng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Trong thời gian tập huấn, các học viên đã được nghe giảng viên giới thiệu kết quả ứng dụng chế phẩm sinh học trong chế biến nước mắn truyền thống tại Nghệ An thuộc dự án:“ Xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học trong chế biến nước mắm đạt chứng nhận OCOP tại Nghệ An” và các tồn tại hạn chế trong sản xuất nước mắm. Ưu điểm về công nghệ sẽ sử dụng trong mô hình. Sơ đồ tổng thể công nghệ sản xuất nước mắm của dự án. Quy trình thủy phân thịt cá. Quy trình tạo chế phẩm vi sinh vật sinh hương nước mắm. Quy trình tạo hương và chăm sóc chượp…
Đặc biệt, các học viên đã được đi tham quan thực tế mô hình trình diễn tại cơ sở sản xuất chế biến nước mắm Võ Kim, khối Hải Giang I, Phường Nghi Hải, Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An do Viện nghiên cứu Hải Sản Hải Phòng triển khai thực hiện dự án.
Tham quan mô hình tại cơ sở sản xuất chế biến nước mắm Võ Kim - Khối Hải Giang I
Phường Nghi Hải - Thị xã Cửa Lò
Cùng với những kiến thức tiếp thu được trong quá trình trao đổi kinh nghiệm và tham quan thực tế tại mô hình này, các học viên đã rút ra nhiều bài học bổ ích để áp dụng thực tiễn trong gia đình mình, từ đó giúp nghề sản xuất nước mắm tại địa phương phát triển nhanh và bền vững./.
Hồ Hữu Sơn
Trung tâm Khuyến nông Nghệ An