Thứ bảy, 23/11/2024, 03:34

Những vấn đề cần lưu ý để nuôi cá trắm cỏ thành công

Chủ nhật - 21/02/2021 23:13 4.184 0
 Cá trắm cỏ thuộc họ cá chép, thịt dai, thơm ngon, nếu nuôi tốt cá đạt trọng lượng thương phẩm từ 3-7kg/con. Đây cũng là một trong những loài cá nước ngọt được thị trường ưa chuộng, giá bán bình quân 40.000 - 60.000đ/kg.
Những vấn đề cần lưu ý để nuôi cá trắm cỏ thành công
Với trọng lượng và giá trị cao như vậy nên loài cá này hiện đang là sự lựa chọn hàng đầu của các hộ nuôi cá nước ngọt trong ao. Quy trình  nuôi cá trắm cỏ cũng đơn giản nhưng để nuôi cá trắm cỏ mau lớn, đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất thì đòi hỏi người nuôi phải có kỹ thuật nuôi tốt. Từ kinh nghiệm của rất nhiều mô hình người dân trong và ngoài Tỉnh đã nuôi thành công đối tượng này cho hiệu quả và năng suất cao. Chúng tôi xin đưa ra một số yếu tố quan trọng để bà con tham khảo.
  1. Chuẩn bị ao nuôi cho cá trắm cỏ
- Ao nuôi không bị cớm rợp
- Diện tích ao 200 - 3.000 m2
- Bờ ao chắc chắn, không bị rò rỉ, giữ được mức nước trong ao ổn định. Bờ phải cao hơn mức nước cao nhất 50 cm
- Có cống cấp và cống thoát riêng biệt
- Nguồn nước cấp vào phải chủ động, không bị ô nhiễm
            - Mức nước trong ao: 1,0 - 1,5 m là tốt nhất  .
- Tháo cạn nước ao, dọn sạch cỏ rác ở ao và ven bờ, tu sửa lại bờ, cống ao, đăng chắn.
- Vét bùn, chỉ nên để lại lớp bùn đáy 20 - 30 cm
-  Dùng vôi bột rải đều đáy ao với lượng 10 - 15 kg/100 m2 để tẩy ao,  khử trùng, diệt tạp.
- Sau khi rải vôi nên trang lộn vôi với bùn đáy.
- Phơi đáy ao 5 - 7 ngày.
-  Dùng phân chuồng ủ hoai và phân xanh để bón lót xuống đáy ao với lượng như sau:
          + Phân chuồng: 30 -  40 kg/100 m2. Rải đều xuống đáy ao
          + Phân xanh: 25 - 30 kg/100 m2. Bó dìm ở các góc ao
- Cấp nước: Cho nước vào ao trước khi thả cá 3 - 5 ngày (phải có đăng, mành chắn để ngăn địch hại theo dòng nước lọt vào ao).
          Sau mỗi vụ mùa thu hoạch cá, bà con cần tu sửa ao nuôi, tát cạn nước cũ, nhổ bỏ cỏ dại và dọn bùn đọng. Rắc vôi bột quanh đáy ao để diệt sạch mầm mống sâu bệnh. Cứ 100m2 rải 10kg vôi. Phơi nắng 3-7 ngày cho mùn phân hủy hết trước khi bơm nước mới vào ao.
  1. Thả cá giống
- Chọn giống: Cá giống có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Chọn cá khoẻ mạnh, không dị hình, dị tật, không có dấu hiệu bệnh lý. Cá đồng đều, cân đối, không bị xây xát, không mất nhớt, bơi lội nhanh nhẹn, bơi chìm trong nước theo đàn.
- Mật độ thả: Tùy thuộc điều kiện cụ thể của ao và trình độ kỹ thuật của chủ hộ mà định ra mật độ nuôi cho phù hợp, có thể thả 1 -  3 con/ m2.
- Cách thả: Cá giống được thả vào sáng sớm hoặc chiều mát, thả từ từ để cá thích nghi với môi trường ao nuôi. Trước khi thả tắm cho cá bằng dung dịch nước muối 2 - 3% trong thời gian 5 - 10 phút.
          3. Chăm sóc
          Cá trắm cỏ là loài cá dễ nuôi, thức ăn của nó đa dạng, dễ kiếm, chủ yếu ăn cỏ, rong, bèo trong nước hay các loại lá ngô, lá sắn,… hoặc các sinh vật nhỏ, phù du sống trong nước.
          Hiện nay trong quá trình chăn nuôi, bà con nông dân cũng cho cá ăn cám ngô hay trồng thêm cỏ trong nước để cá dễ dàng chủ động tìm kiếm nguồn thức ăn dồi dào hơn, mau lớn hơn
- Định kỳ 5 - 7 ngày dùng phân chuồng đã ủ hoai và phân xanh để bón xuống ao.
- Không bón hai loại phân cùng một lúc, mà phải bón xen kẽ vào các ngày khác nhau.
+ Làm khung chứa thức ăn xanh. Hàng ngày cho thức ăn vào trong khung với lượng thỏa mãn theo sức ăn của cá. Mỗi loại thức ăn đều có định lượng riêng phù hợp, nếu là chuối, cỏ thì định lượng thức ăn vừa đủ là 30-40% trọng lượng đàn cá trong ao. Rong, bèo là 60%.
Trong trường hợp bà con muốn trộn thêm các loại thức ăn tự chế biến, các loại tinh bột như cám ngô, cám gạo trong khẩu phần ăn của cá để vỗ béo cá thì chỉ nên cho vào khoảng 2 - 3% tổng trọng lượng đàn cá trong ao.
+ Có thể dùng một số chế phẩm sinh học để bón định kỳ.
          Đối với đàn cá trắm cỏ mới thả thì bà con cần băm nhỏ các loại lá như cỏ, lá chuối rải cho cá ăn. Tùy thuộc vào độ lớn của cá mà băm nhỏ thức ăn sao cho vừa miệng của chúng. Cần kiểm tra và dọn sạch vụn thức ăn còn sót lại để giữ độ sạch của nước ao, tránh làm ô nhiễm nước ao, tạo điều kiện cho mầm bệnh sinh sản gây hại cho đàn.
          Để giảm chi phí khi nuôi bà con có thể trồng một số loại cỏ. Cho cá ăn thành nhiều đợt, đảm bảo tất cả cá trong ao đều được ăn đủ. Theo dõi màu nước và mức tiêu thụ thức ăn mà điều chỉnh cho phù hợp. Thức ăn tăng dần theo sự lớn lên của cá. Để đảm bảo môi trường sống cho cá thì phải vớt thức ăn thừa trước mỗi lần cho ăn.
  1. Lưu ý trong quá trình nuôi cá
          Trong quá trình nuôi cá, bà con phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra lại bờ, ao mực nước và màu nước trong ao để kịp thời xử lý nếu có sự cố xảy ra. Nếu thăm ao vào buổi sáng thấy đầu cá nổi lên trong một khoảng thời gian dài thì phải bơm thêm hàm lượng ô xi trong nước ngay lập tức. Định kỳ hàng tháng, nên bón vôi làm sạch nước.
  1. Bệnh phổ biến ở cá trắm cỏ:
          *. Bệnh đốm đỏ: Đây là bệnh phổ biến nhất, gây thiệt hại nặng nề nhất đối với cá trắm cỏ. Thời gian đầu nhiễm bệnh, cá bỏ ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước. Khi quan sát kỹ sẽ thấy những vết loét đỏ trên thân cá, vảy cá rụng nhiều. Khi bệnh nặng, vây cá bị cụt dần, chảy máu, các vết lở loét xuất hiện ngày càng nhiều và ăn sâu vào cơ thể. Cá bắt đầu có mùi hôi,  nấm và ký sinh trùng gây bệnh cũng xuất hiện khiến bụng cá phình to, mắt chuyển sang màu đục.
          Bệnh này lây lan rất nhanh ảnh hưởng đến toàn bộ tổng đàn cá trong ao nuôi. Việc phòng chống bệnh cần được thực hiện bằng cách loại bỏ những con cá bị bệnh mất khả năng ăn uống ra khỏi ao nuôi càng sớm càng tốt. Đồng thời bà con cần phải dùng thuốc tiền đắc  KN-04-12 do viện nghiên cứu môi trường thủy sản cung cấp để phòng ngừa loại bệnh này.
          *. Bệnh trùng mỏ neo:  Bệnh sinh ra từ loài ký sinh trùng mỏ neo. Cá trắm cỏ có ký sinh trùng mỏ neo sẽ bị hút hết chất dinh dưỡng, da xuất hiện các vết viêm loét. Chính điều này khiến đề kháng của cá giảm. Tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn gây bệnh xâm nhập.Dấu hiệu của bệnh này là cá có nốt đỏ, viêm loét và chảy máu trên thân. Màu sắc da cũng bị thay đổi và đàn cá bơi lờ đờ, chậm chạp. Nhìn ngoài hình dáng cá nuôi chúng ta thấy thân cá gầy,đầu lại to.
          Bệnh này có thể phòng và trị bằng cách dùng lá xoan tươi đập dập thành từng bó cho xuống ao có cá bị bệnh trùng mỏ neo. Khi đang chữa bệnh bằng phương pháp này chúng ta sẽ thấy thấy cá có hiện tượng nổi đầu là do lá xoan phân hủy làm giảm lượng ô-xi trong nước, điều này không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cả đàn cá nuôi.
          *. Bệnh xuất huyết : Đây là bệnh cực kỳ nguy hiểm chưa có thuốc chữa trị nên công tác phòng bệnh phải được lưu ý ngay từ khi bắt đầu nuôi. Bệnh này do vi rút gây ra làm cá chết nhưng toàn thân vẫn còn nguyên vẹn. Tuy nhiên, nếu quan sát thường xuyên sẽ thấy những con cá này trước khi chết thường bỏ ăn, không còn linh hoạt nữa. Trong bóng tối thân cá ửng đỏ do lớp vảy dưới da bị xuất huyết. Nếu có nhiều cá bị bệnh này thì tốt nhất là thu hoạch đem đi bán. Nếu cá còn nhỏ thì loại bỏ làm sạch ao để nuôi đợt mới.
 
Mô hình nuôi cá trắm cỏ hộ anh Xuân xã Diễn Yên - Diễn Châu

             Lệ Hằng: Trung tâm KN
           

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
mo-hinh-che-huu-co.jpg hoi-nghi-thang-9-6.jpg mo-hinh-ga-2.jpg mo-hinh-luon-4.jpg Kiem-tra-san-xuat.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg mo-hinh-buoi-1.jpg a12-6.jpg a26-4.jpg a23-1.jpg image-20240813150406-1-6.png a24-2.jpg a11-3.jpg a25-4.jpg h3-13.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây