Yên Thành điểm sáng đào tạo nghề, giaỉ quyết việc làm

Chủ nhật - 08/11/2020 20:17 1.830 0
Huyện Yên Thành (Nghệ An) có hơn 28 vạn người dân, sinh hoạt ở 39 xã, thị trấn, trong đó có 10 vạn lao động độ tuổi từ 17 đến 60 tuổi. Là huyện thuần nông, Yên Thành có 25 xã miền núi và 13 xã vùng chiêm trũng, với diện tích và đất lâm nghiệp hơn 21 nghìn ha. Đất sản xuất nông nghiệp có có 16.000 ha, trong đó có 13.000 ha ruộng hai vụ lúa chiêm xuân hè thu.
Yên Thành điểm sáng đào tạo nghề, giaỉ quyết việc làm
Nếu tính mỗi ha đất canh tác bố trí 5 lao động và 1 ha rừng từ 1 đến 2 lao động thì Yên Thành còn hơn 3.000 lao động không có việc làm và trên 20.000 lao động dư thừa theo thời vụ. Vì vậy, công tác đào tạo nghề cơ cấu lại lao động  nông thôn luôn được huyện quan tâm. Huyện tập trung xây dựng đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, với nhiều giải pháp, trong đó tập trung chỉ đạo đồng bộ từ huyện đến các xã và cơ chế khuyến khích hổ trợ hợp lý, kịp thời. Huyện thành lập trường trung cấp nghề kỷ thuật, công nông nghiệp – Đơn vị chủ công được giao nhiệm vụ đào tạo nghề trên địa bàn cùng với tập trung đầu tư xây dựng vật chất, mua sắm đầy đủ trang thiết bị dạy học, nhà xưởng, đảm bảo cho việc dạy lý thuyết 7 ngành nghề từ ngắn hạn đến dài hạn liên tục trong năm. Nhà trường còn liên kết với các trường đào tạo, các công ty doanh nghiệp, địa phương, trong tỉnh để đào tạo nghề thực hiện cam kết tạo việc làm sau khi được đào tạo. Đây cũng là đơn vị được tỉnh Nghệ An chọn làm điểm về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân ở các lứa tuổi tham gia học nghề ngay tại địa phương.
Ngoài đào tạo nghề, trường trung cấp kỹ thuật, UBND huyện còn chỉ đạo các cơ quan chức năng, phối hợp với trung tâm khuyến nông tỉnh và huyện mở các lớp tập huấn, hội thảo đầu bờ về gieo trồng các loại giống mới, năng suất cao, cách trồng cây ăn quả trên đất đồi, cách làm kinh tế trang trạng, gia trại theo mô hình VACR. Nhận thấy Yên Thành có nguồn rơm rạ nhiều sau khi thu hoạch hai vụ lúa chiêm xuân và hè thu, có nguồn bọn cửa từ 1.000 nhà xưởng, máy cưa ở 25 xã miền núi, huyện chỉ đạo hướng dẫn các HTX trọng điểm lúa mở hàng chục lớp trồng nấm và thành lập HTX trồng nấm xuất khẩu tại xã Nam Thành. Học viên được cử đi học nghề được cấp tài liệu và tiền ăn cả trong quá trình học tập. Các bộ làm kinh tế trang trại, gia trại được ngân hàng chính sách huyện cho vay vốn với lãi suất thấp. Bình quân mỗi năm ngân hàng chính sách huyện giải ngân cho các đoàn thể quần chúng vay từ 300 tỷ đồng đến 450 tỷ đồng để giúp hội viên đầu tư vào trồng rừng, làm kinh tế trang trại, gia trại. Hiệu quả sau 10 năm trồng nấm cho thấy: Nghề trồng nấm dễ làm, chỉ trong một thời gian ngắn, học viên đã thành thạo quy trình sản xuất các loại nấm mỡ, nấm rơm, mộc nhĩ, tận dụng được sản phẩm phụ từ nông nghiệp như rơm rạ, bọn cưa. Tiêu biểu làm nấm giỏi mỗi năm thu hơn 100 triệu đồng có gia đình anh Phan Công Sơn ở xã Nam Thành. Không chỉ nâng cao thu nhập từ nghề trồng nấm (Với hơn 2.000 hộ, 3.200 lao động tham gia) mà hiện nay ở Yên Thành còn có hàng nghìn lao động còn được đào tạo nghề may công nghiệp, điện dân dụng, tin học văn phòng, thú y chăn nuôi, mây tre đan xuất khẩu, mây xâu, móc sợi, cơ khí gò hàn, sinh vật cảnh, trồng tre bát độ để lấy măng, nuôi bò vàng dưới tán cây rừng, nuôi gà, dê núi, lợn rừng thả đồi. Nhờ đó mà thu nhập ổn định, nâng cao đời sống cho người lao động.
Hơn 600 con đường từ làng ra đồng ở huyện Yên Thành (Nghệ An) được bê tông hóa và  
           trồng hoa hai bên đường
Trong 10 năm xây dựng NTM ( Từ năm 2011 – 2019), huyện tiếp cận với nguồn vốn xây dựng, cơ sở hạ tầng của trung ương và tỉnh, kêu gọi các nhà đầu tư nhất là mời gọi con em Yên Thành làm ăn xa đầu tư xây dựng nhà máy, khu công nghiệp và các công trình phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh cho quê hương mình. Với tinh thần “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, mỗi năm huyện đầu tư 400 tỷ đồng đến 450 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Đã có hơn 20 doanh nghiệp  vào đầu tư xây dựng, trong đó có 2 doanh nghiệp nước ngoài đầu tư hàng trăm tỷ đồng để xây dựng nhà máy may xuất khẩu tại thị trấn Yên Thành, nhà máy trồng chuối xuất khẩu tại xã Viên Thành hơn 150 ha. Cả 16 xã dọc quốc lộ 7A, tỉnh lộ 538 giành mỗi nơi từ 4 – 6 ha đất để xây dựng trung tâm thương mại, chợ nông thôn, cấp mặt bằng cho những hộ có vốn mở cơ sở sản xuất, làm thương mại dịch vụ. Nhờ vậy đến nay, cả 16 xã dọc các trục quốc lộ, tỉnh lộ đã chuyển được 50% số lao động thuần nông sang làm thương mại, dịch vụ. Ngoài 2 nhà máy do doanh nghiệp nước ngoài đầu tư xây dựng, Yên Thành còn xây dựng được hơn 40 chợ nông thôn, trung tâm thương mại và các cụm công nghiệp nhỏ với hơn 3.600 hộ mở cơ sở sản xuất kinh doanh và hàng trăm hộ thành lập công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân có vốn đăng ký kinh doanh từ 2 đến hơn 10 tỷ đồng/ doanh nghiệp. Cả 25 xã miền núi và 13 xã vùng chiêm trũng đã xây dựng được hơn 650 trang trại, gia trại theo mô hình VACR. Huyện hoàn thành việc giao đất, giao rừng cho dân sử dụng lâu dài và đã khoanh nuôi trồng mới 20.000 ha rừng, trong đó có 10.000 ha thông nhựa, keo lai và cao su. Bằng cách làm năng động trên, mỗi năm Yên Thành tạo việc làm năng động trên, mỗi năm Yên Thành tạo việc làm cho từ 3.600 – 4.000 lao động, trong đó có hơn 2.000 người đi xuất khẩu lao động, làm việc ở các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh. Các doanh nghiệp và làng nghề ở Yên Thành mỗi năm làm ra 20 mặt hàng phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu,trong đó có hàng trăm tấn nấm, mộc nhỉ và hàng trăm tấn gạo ngon giống lúa AC5, Thái Xuyên 11 và bánh bún,  nấm, mộc nhỉ, gạo ngon Yên Thành không những phục vụ trong tỉnh mà còn vươn sang phục vụ cho các bộ tộc Lào.Ngoài nhà máy trồng chuối Viên Thành mỗi năm xuất khẩu hàng trăm tấn sản phẩm, Yên Thành còn trồng được 350 ha cam hàng hóa.
Nhờ đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn với tinh thần “Cần gì học nấy, học rồi làm ngay”, 9 năm xây dựng NTM Yên Thành đã căn bản giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống nhân dân với mức thu nhập bình quân 36 triệu đồng đối với các xã miền núi, 40 triệu đồng/ năm đối với vùng đồng bằng. Từ 13% số hộ nghèo năm 2003 nay chỉ còn 2%. Hộ giàu và khá, thu từ 85 triệu đồng đến 200 triệu đồng/ hộ/ năm, chiếm 60%. Bình quân mỗi năm huyện thu từ 156.000 – 16.000 tấn lương thực, nuôi 130.000 con gia súc, hơn 1,7 triệu con gia cầm. Niềm vui nữa là đến mùa xuân năm 2020, Yên Thành đã có 100 % số xã đạt chuẩn NTM, trong đó xã vùng đồi Sơn Thành đạt chuẩn NTM đầu tiên của tỉnh Nghệ An./.
Bài và ảnh: Lê Hoài Thung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
anh-nam-1.jpg Lon-ban-dia-Ho-Ong-Dieu-tai-huyen-Que-phong-2.jpg rau-thom-2.jpg a1-5.jpg a7-6.jpg a1-4.jpg a8-6.jpg a4.jpg a5-3.jpg a6-4.jpg a2-3.jpg a12-3.jpg Nam-Nghia-1.jpg a8-2.jpg a9-1.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây