Thứ năm, 26/12/2024, 18:39

Biện pháp quản lý cây lúa xuân giai đoạn cuối vụ

Chủ nhật - 21/04/2019 05:14 1.804 0
Công tác quản lý, chăm sóc cây lúa thời kỳ từ làm đòng đến trổ bông có ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi đây là thời kỳ hình thành số hạt/bông, nó quyết định trực tiếp đến năng suất và chất lượng lúa. Vì vậy việc bón phân đón đòng phù hợp cũng như việc quản lý, phòng hữu hiệu các đối tượng dịch hại ở giai đoạn này là hết sức quan trọng. Bà con cần thực hiện đồng bộ một số biện pháp kỹ thuật như sau:
Biện pháp quản lý cây lúa xuân giai đoạn cuối vụ
 1, Dinh dưỡng: Cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất giúp đòng to, bông dài, nhiều hạt.  Nếu giai đoạn này bà con bón phân muộn cây lúa thiếu dinh dưỡng, đòng đã hình thành rồi thì không thể gia tăng số hạt/bông, ảnh hưởng năng suất lúa. 
 Ngoài lượng kali và đạm cần thiết đã bón giai đoạn làm đòng thì khi cây lúa trổ bông cần nhìn màu bộ lá mà quyết định bổ sung thêm một lượng đạm nhất định và lượng kali, vi lượng dễ tiêu (phun qua lá) để lúa làm hạt thuận lợi. 
 2, Nước tưới: Để cây lúa hấp thu và vận chuyển tốt các chất dinh dưỡng nuôi hạt thì ruộng lúa cần phải được giữ ẩm thường xuyên sao cho đảm bảo độ ẩm đạt xung quanh 85%. Việc tưới nước xen kẽ để lộ ruộng 2 - 3 ngày, nhiệt độ ôn hòa 26 - 28 độ C, trời nắng là điều kiện thuận lợi cho lúa trổ thoát, phơi màu, cây lúa tích lũy tinh bột tốt, chín đều, hạt mẩy.
 3, Khắc phục hiện tượng lúa trỗ nghẹn đòng:
 Lúa bị nghẹn đòng, thời gian lúa trỗ bông kéo dài, cổ bông, đầu bông không thoát ra khỏi bẹ lá đòng, lúa không nở hoa và thụ phấn được nên lép cổ bông nhiều.  Lúa trỗ nghẹn đòng thường gặp ở trà trỗ sớm do thời tiết còn lạnh, ánh sáng ít.
Nguyên nhân lúa nghẹn đòng: Do ruộng bị hạn, thiếu dinh dưỡng, thời tiết lạnh hoặc do sâu bệnh hại.
 Biện pháp khắc phục: Bảo đảm đủ nước cho lúa trỗ bông. Ruộng thiếu dinh dưỡng có biểu hiện lá vàng, rơm đầu, bón phân khi lúa có đòng già, lượng bón tùy theo mức độ lúa tốt xấu, trung bình 0,7 - 1kg ure và 1,5kg kali cho 1 sào 500m2, phun phân bón lá, không nên dùng phân bón lá có chất kích thích sinh trưởng vì phun phân có chất kích thích sinh trưởng giai đoạn lúa vào mẩy gặp mưa dông, dễ bị đổ non
 4. Phòng trừ sâu bệnh
 - Thực hiện tốt biện pháp phòng trừ tổng hợp, thực hiện theo nguyên tắc "4 đúng". Một số sâu bệnh hại chính là sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu, bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh khô vằn, bệnh đen lép hạt.
 - Phun phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông cho các giống nhiễm đạo ôn bằng một trong các loại thuốc sau như Fillia, Bankan, Kasai.
 - Chú ý: Phun trừ rầy nâu, rầy lưng trắng khi mật độ 20 – 30 con/khóm, phun khi rầy còn nhỏ, rầy cám, lá lúa còn xanh sử dụng thuốc trừ rầy nội hấp, lưu dẫn. Khi lá lúa chớm vàng sử dụng thuốc trừ rầy tiếp xúc, xông hơi như Bassa…
 - Trừ bệnh khô vằn sử dụng thuốc đặc trị, giai đoạn lúa trỗ báo đến trỗ thoát thời tiết đêm và sáng sớm trời nhiều sương, mưa nhỏ, ánh sáng ít sử dụng thuốc có tác dụng kép trừ bệnh khô vằn và bệnh đen lép hạt như Tiltsuper 300EC… 
 

                                          Trần Hoài Phương - Trạm KN Nam Đàn
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
hh6-2.jpg hh2.jpg hh7-1.jpg hh3-1.jpg hh4-2.jpg hh1.jpg hh5-3.jpg Nuoi-cac-long-cua-song-cua-ho-Vu-Van-Manh-xa-Nghi-Quang-huye z6098847690463-7001a19e38215bdbc3068ea76aa3cc89-1.jpg a3-7.jpg a2-9.jpg Kiem-tra-san-xuat.jpg mo-hinh-luon-4.jpg mo-hinh-buoi-1.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây