Thứ năm, 26/12/2024, 18:35

Những vấn đề liên quan đến công tác phòng trừ cỏ dại trong thâm canh lúa - bà con nông dân nên biết

Chủ nhật - 21/04/2019 05:07 849 0
Trước đây, trong sản xuất lúa bà con nông dân vẫn quan tâm tới khâu làm cỏ sục bùn với mục đích hạn chế cỏ dại và phá váng kích thích cho cây lúa đẻ nhánh khỏe, hấp thu dinh dưỡng phân bón tốt.
Những vấn đề liên quan đến công tác phòng trừ cỏ dại trong thâm canh lúa - bà con nông dân nên biết
Tuy nhiên trong nhiều năm trở lại đây, biện pháp này không còn tồn tại nữa, thay vì làm cỏ sục bùn người nông dân cả nước đã giờ đây đã sử dụng bằng hóa chất bảo vệ thực vật. Việc sử dụng thuốc cỏ tràn lan không chỉ trên ruộng lúa gieo thẳng mà ngay cả trên ruộng lúa cấy, trên bờ ruộng, bờ mương máng, ao hồ…Đặc biệt, việc sử dụng thuốc chưa tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng (Đúng thuốc, đúng nồng độ, đúng liều lượng, đúng lúc, đúng cách) không chỉ làm tăng chi phí mà còn gây ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng phát triển của cây lúa, của sức khỏe cộng đồng và môi trường sinh thái.
Việc lạm dụng thuốc trừ cỏ còn làm tích tụ các hóa chất độc hại trong nguồn nước, đất, môi trường của chúng ta đang sống. Theo kết quả của các nhà nghiên cứu, hiện nay có đến 21 hóa chất độc hại tích tụ trong đất đến 15 năm, làm ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, phát sinh nhiều bệnh nan y đối với con người, gây ngộ độc cho cây trồng… Trong khi đó, một số thuốc trừ cỏ thuộc nhóm chất độc da cam 2,4D có độ độc cao nhưng bà con vẫn sử dụng gây ngộ độc cho một số diện tích lúa. 
Để hạn chế sử dụng thuốc cỏ, hạn chế dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp sau:
1, Trước hết cần tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức cho cả người kinh doanh và người sử dụng hiểu rõ hơn về tác hại của việc sử dụng thuốc BVTV, đặc biệt là thuốc trừ cỏ. Có thể tuyên truyền trên các kênh truyền hình, truyền thanh, các lớp tập huấn, hội thảo đầu bờ, tờ rơi…
2, Các cơ quan chức năng nên vào cuộc kiểm tra phát hiện doanh nghiệp buôn bán thuốc đã nằm trong danh mục cấm sử dụng.
3, Trong canh tác lúa cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để giúp cây lúa khỏe, át sinh trưởng của cỏ dại như chú trọng khâu làm đất, vệ sinh đồng ruộng, điều tiết nước, chăm bón…
-  Khâu làm đất: Cần làm đất sớm, làm đất kỹ, vệ sinh đồng ruộng tốt… có thể làm chôn vùi và thối hạt cỏ, gốc cỏ hạn chế được mầm mống cỏ dại.
- Cần xử lý tàn dư trên đồng ruộng: Sau thu hoạch lúa xuân, tranh thủ rắc các chế phẩm sử lý rơm rạ, phân bón vi sinh rồi làm đất, đối với vụ mùa sau thu hoạch tiến hành cày ải sau đó ngâm dầm sẽ giúp cỏ dại, rơm rạ phân hủy nhanh hơn, làm phân hữu cơ bón trở lại đất. Đồng thời nhờ hoạt động của các vi sinh vật có ích sẽ bổ sung được dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng giúp cây lúa khỏe, sinh trưởng nhanh át cỏ dại.
- Vấn đề điều tiết nước cho cây lúa rất quan trọng. Giai đoạn đầu vụ, khi vừa gieo cấy, lúa chưa kịp phát triển, dinh dưỡng để dư thừa, ánh sáng nhiều, nếu ruộng không có nước, kết hợp làm đất không kỹ cỏ sẽ mọc nhanh, nhất là ruộng lúa gieo thẳng. Vì vậy đối với lúa gieo thẳng cần giữ ẩm đến khi cây lúa được trên 2 lá có thể cho nước láng chân ruộng, tuyệt đối không được để ruộng khô hạn. Ruộng lúa sau cấy giữ mực nước nông từ 1-3 cm. 
- Phương thức gieo cấy cũng ảnh hưởng rất rõ đến sự phát triển của cỏ dại: Áp dụng cấy với mật độ hợp lý, cây lúa sinh trưởng tốt, tận dụng tối đa ánh sáng, dinh dưỡng, đảm bảo năng suất, hạn chế cỏ dại.
- Việc bón phân cân đối, vừa đủ sẽ hạn chế lượng dư thừa, cắt nguồn dinh dưỡng của cỏ dại, khi cây lúa sinh trưởng khỏe sẽ lấn át sự phát triển của cỏ dại (đặc biệt giai đoạn đầu vụ).
4, Chỉ sử dụng thuốc trừ cỏ khi thật cần thiết và lựa chọn những loại thuốc có nguồn gốc, thời hạn sử dụng rõ ràng, hiệu lực phù hợp với từng đối tượng. Từng bước tiến dần đến sử dụng thuốc cỏ sinh học được chiết suất từ cây cỏ, thảo dược. Khi sử dụng thuốc trừ cỏ phải nghiêm túc thực hiện theo quy tắc 4 đúng. Tổ chức thu gom, sử lý bao bì theo đúng quy định.
5, Từng bước chuyển sang sản xuất lúa hữu cơ để vừa đảm bảo có sản phẩm sạch, vừa duy trì môi trường sinh thái bền vững.
6, Tăng cường quản lý khâu cung ứng thuốc cho bà con nông dân, bổ sung các chế tài xử phạt, các đại lý kinh doanh vi phạm sao cho đủ sức răn đe.
7, Bên cạnh đó cần nêu cao vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể cơ sở trong việc tuyên truyền, khuyến cáo người dân sử dụng thuốc BVTV nói chung, thuốc trừ cỏ nói riêng an toàn đồng thời nâng cao trách nhiệm cuả người sản xuất về bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình cũng như môi trường mà chúng ta đang sống./.


                                    Trần Hoài Phương - nguồn TSKN
 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
hh6-2.jpg hh2.jpg hh7-1.jpg hh3-1.jpg hh4-2.jpg hh1.jpg hh5-3.jpg Nuoi-cac-long-cua-song-cua-ho-Vu-Van-Manh-xa-Nghi-Quang-huye z6098847690463-7001a19e38215bdbc3068ea76aa3cc89-1.jpg a3-7.jpg a2-9.jpg Kiem-tra-san-xuat.jpg mo-hinh-luon-4.jpg mo-hinh-buoi-1.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây