Thứ sáu, 22/11/2024, 23:39

Dự báo một số sâu bệnh hại chính trên cây trồng vụ Đông năm 2022 và giải pháp phòng chống.

Chủ nhật - 13/11/2022 22:17 2.733 0
Theo đề án sản xuất số 2470/ĐA.SNN ngày 05/8/2021 của Sở Nông nghiệp và PTNT, vụ Đông năm 2022 toàn tỉnh có kế hoạch gieo trồng trên 35.430 ha cây trồng các loại, trong đó diện tích các cây trồng chính như: Cây ngô 19.500 ha, cây lạc 1.450 ha, rau đậu các loại 12.500 ha, khoai lang 1.450 ha, khoai tây 530 ha,... Thời gian gieo trồng cây vụ Đông tập trung từ tháng 9 – 11/2022.
Dự báo một số sâu bệnh hại chính trên cây trồng vụ Đông năm 2022 và giải pháp phòng chống.
Sản xuất Vụ Đông bên cạnh nguy cơ cao chịu ảnh hưởng bất lợi của điều kiện thời tiết còn chịu sự phát sinh gây hại khá phức tạp của nhiều đống tượng sâu, bệnh hại. Dự báo trong điều kiện sản xuất vụ Đông năm 2022, một số sâu, bệnh hại chính có nguy cơ phát sinh gây hại làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất cũng như chất lượng sản phẩm cây trồng vụ Đông và giải pháp phòng trừ như sau:
                                Cánh đồng sản xuất cây vụ Đông tại Huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An
I. Dự báo một số sâu, bệnh hại chính trên các cây trồng vụ Đông
1. Trên cây ngô
- Sâu keo mùa thu: Đây là loài có sức phá hoại lớn, sức sinh sản cao, thời gian trưởng đẻ trứng dài do đó trên đồng ruộng thường có hiện tượng các lứa sâu gối nhau gây khó khăn cho công tác phòn
Mặt khác do thời vụ ngô trên địa bàn Nghệ An khác phức tạp, trên đồng luôn có sẵn nguồn ký chủ rất thuận lợi cho sự phát sinh gây hại của sâu nên khả năng các trà ngô Đông bị sâu gây hại nặng là rất lớn. Sâu keo có thể phát sinh gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây ngô, nhưng thường gây thiệt hại nặng từ thời kỳ cây con đến xoắn nõn do đó cần đặc biệt quan tâm theo dõi diễn bến phát sinh, gây hại của sâu ở thời cây con để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
- Châu chấu: Hiện nay trên hầu hết các diện tích lúa Hè thu – Mùa sớm châu chấu đang gây hại với mật độ phổ biến 1 - 2 con/m2, nơi cao trên 3 - 5 con/m2. Dự báo sau khi thu hoạch lúa Hè thu, Mùa sớm châu chấu sẽ co cụm trên các bờ cỏ, ruộng để gốc rạ,... và chuyển sang gây hại trên cây vụ đông, đặc biệt là cây ngô Đông trên đất 2 lúa có thể gây hại với mật độ cao ngay từ giai đoạn cây con.
- Chuột hại: Trên lúa vụ Hè thu – Mùa tính đến cuối tháng 8/2022 toàn tỉnh có trên 1.500 ha nhiễm chuột với tỷ lệ hại nơi cao 15 - 20% dảnh bị hại, cá biệt một số diện tích vùng ven làng gần cồn vệ có tỷ lệ hại lên đến trên 30 - 50% số dảnh. Do đó những diện tích ngô gieo trồng ở trên và xung quanh các khu vực nói trên có nguy cơ cao bị chuột gây hại nặng, đặc biệt ngô gieo trực tiếp bằng hạt.
- Ngoài các đối tương trên cần lưu ý theo dõi một số sâu, bệnh khác có nguy cơ phát sinh gây hại nặng và cục bộ trên diện hẹp như: Sâu xám, sâu đục thân, đục bắp, rệp cờ, bệnh khô vằn, bệnh thối thân, rễ,...
2. Cây lạc
- Sâu khoang, sâu xanh, sâu cuốn lá: Là những loài đa thực, gây hại trên nhiều cây trồng khác nhau. Trên lạc sâu thường phát sinh gây hại ngay từ giai đoạn cây con cho đến khi thu hoạch song thường gây hại nặng từ thời kỳ ra hoa đến khi củ vào chắc.
- Bệnh héo xanh vi khuẩn: Bệnh thư­ờng hại nặng trên chân đất cát thô, cát pha, đất thoát nước kém,… Đặc biệt bệnh phát sinh và lây lan nhanh sau những đợt nắng nóng có mư­a xen kẽ, ruộng lạc ngập nư­ớc ẩm ư­ớt
- Bệnh héo vàng (héo vàng mốc đen, mốc trắng): Bệnh héo vàng gốc mốc đen thường gây hại nặng thời kỳ cây con, bệnh héo vàng gốc mốc trắng th­ường phát sinh gây hại nặng từ thời kỳ lạc ra hoa trở đi. Điều kiện m­ưa ẩm, ruộng ngập úng, bón vôi ít, bón phân chuồng chư­a hoai mục,… rất thuận lợi cho bệnh phát sinh gây hại.
- Các bệnh hại khác như: Đốm nâu, đốm đen, rỉ sắt…là bệnh th­ường gặp trên ruộng lạc, gây hại nặng vào cuối thời kỳ sinh trư­ởng của lạc trên những ruộng chăm sóc kém .
3. Cây rau màu và đậu đỗ
- Sâu keo da láng: Phát sinh gây hại trên nhiều loại rau, trong suốt quá trình sinh trưởng của cây, sâu đặc biệt gây hại rất nặng trên cây hành hoa. Đây là loại sâu đã có tính quen thuốc, kháng thuốc nên rất khó phòng trừ do đó việc phòng trừ sâu cần phải kết hợp cùng lúc nhiều biện pháp.
- Sâu tơ: Là loài sâu hại chính và nguy hiểm trên các loại rau họ hoa thập tự đặc biệt trên xu hào, cải bắp, súp lơ… Sâu gây hại trong suốt quá trình sinh trư­ởng của rau. Sâu phát sinh gây hại thường từ tháng 10-11, cao điểm gây hại từ tháng 1 - 3 năm sau. Mặt khác sâu tơ cũng là loại sâu đã có tính quen thuốc, kháng thuốc cao nên trong phòng trừ cần kết hợp cùng lúc nhiều biện pháp.
- Sâu xanh, sâu khoang: Phát sinh gây hại trên hầu hết các loại rau, đậu,... trong suốt quá trình sinh trư­ởng của cây. Sâu cắn khuyết lá đến trụi lá (đối với rau ăn lá và đậu đỗ), đục ăn hoa và quả non (đối với rau ăn quả đậu đỗ thời kỳ làm quả) làm ảnh hưởng lớn đến mẫu mã, năng suất và phẩm chất rau.
- Sâu xanh bướm trắng: Sâu gây hại nặng trên rau thập tự. Sâu non có màu xanh lá và thường sống thành đám. Đối với ruộng rau mới trồng sâu thường chui vào phần ngọn cây để phá hại làm các lá khi lớn bị cong queo, thủng lỗ chỗ. Với bắp cải đã cuốn, sâu non đục sâu vào trong bắp và thải phân loang lổ, làm giảm chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Sâu thường hại nặng vào những tháng ít mưa (10 – 12)
- Bọ nhảy: Là đối tư­ợng hại nặng trên cây họ hoa thập tự. Sâu trưởng thành gây hại để lại những lỗ thủng lố chỗ dày đặc trên phiến lá làm giảm mẫu mã, năng suất và phẩm chất rau. Sâu non sống trong đất, gặm ăn rễ làm cho cây còi cọc, héo, bị thối.
- Rệp các loại: Phát sinh gây hại trên hầu hết các loại rau, đậu đỗ từ thời kỳ cây con cho đến thu hoạch và nặng nhất là vào giai đoạn rau đã xanh tốt. Chúng thường tập trung gây hại với mật độ cao, trên các bộ phận non (ngọn, hoa, quả non) làm cho cây còi cọc, xoăn lại và không phát triển được.
- Sâu đục quả: Sâu phát sinh gây hại trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây, song tác hại lớn nhất vào thời kỳ ra hoa hình thành quả cho đến lúc thu hoạch, sâu gây hại nặng nhất vào thời kỳ quả lớn. Thời kỳ đầu sâu thường cuốn và đục ăn các lá búp, thời kỳ ra quả sâu đục ăn thịt quả làm giảm phẩm chất và năng suất rau quả. Các loại rau ăn quả như­: cà pháo, cà dừa, cà chua, đậu đỗ,…thường bị sâu gây hại nặng.
- Bệnh lở cổ rễ: Là bệnh hại phổ biến trên rất nhiều loại rau màu. Bệnh gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng của cây nhưng nặng nhất ở thời kỳ cây con trong vườn ươm và giai đoạn mới trồng. Nấm bệnh xâm nhập vào gốc, rễ làm cho gốc, rễ thối đen dẫn đến chết cây.
- Bệnh mốc s­ương: Bệnh hại chủ yếu trên cà chua, khoai tây, đặc biệt gây hại nặng trong điều kiện nhiệt độ thấp, ẩm độ cao, sau những đợt gió mùa đông bắc. Bệnh gây hại tất cả các bộ phận của cây làm cho lá bị cháy, thân cành gãy gục, quả thối khô rụng,…
- Bệnh thán th­ư: Bệnh gây hại trên nhiều loại rau khác nhau như­: Ớt cay, rau cải, bắp cải, khoai tây, hành hoa… và gây hại hầu hết các bộ phận trên mặt đất, làm cho lá bị cháy, cành bị khô, quả bị đốm và thối. Bệnh đặc biệt gây hại nặng trong điều kiện mưa ẩm, bón phân không cân đối.
- Bệnh giả sương mai trên dưa chuột, bầu bí: Bệnh gây hại chủ yếu mặt dưới lá, phát sinh gây hại từ khi cây dưa có 4-5 lá và gây hại nặng dần về cuối. Bệnh lây lan rất nhanh, nhiều vết liên kết với nhau làm lá vàng khô cháy lá làm cho cây chóng tàn giảm năng suất nghiêm trọng.
- Bệnh héo xanh vi khuẩn: Bệnh gây hại nặng trên những loại rau thuộc họ cà và họ đậu, họ bầu bí. Bệnh hại làm cho cây héo và chết đột ngột trong khi thân lá vẫn còn màu xanh, bệnh có thể phát sinh gây hại trong suốt quá trình sinh tr­ưởng đặc biệt gây hại nặng sau các đợt nắng, mưa xen kẽ, trên những chân ruộng thấp, thoát nước kém.
- Bệnh thối nhũn bắp cải:  Bệnh th­ường phát sinh gây hại trên bắp cải bắt đầu cuốn đến thu hoạch và cả trong bảo quản. Bệnh phát triển thuận lợi trong điều kiện kiện mư­a ẩm, ruộng bón nhiều đạm hoá học,…   
II. Đề xuất các giải pháp phòng trừ
1. Giải pháp về tổ chức
1.1. Đối với UBND các huyện, Thành, Thị:
- Cần tập trung chỉ đạo Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện, dự tính dự báo trên các loại cây trồng. Phân công cán bộ phục trách từng ở từng vùng cụ thể để kịp thời phát hiện và tham mưu biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cho UBND huyện đồng thời báo cáo cho cơ quan chuyên môn cấp tỉnh theo đúng quy định.
- Chỉ đạo các địa phương, nông dân gieo trồng đúng thời vụ, tuân thủ quy trình kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
- Thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về vật tư nông nghiệp trên địa bàn, phát hiện và ngăn chặn các loại vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng đưa vào sản xuất
- Có chủ trương, chính sách để khuyến khích sản xuất tổ chức phòng trừ dịch hại khi có dịch xảy ra.
1.2. Đối với UBND các xã, HTX: Chỉ đạo nông dân thực hiện gieo trồng đúng thời vụ, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật theo đề án sản xuất của UBND huyện và thực hiện tốt công tác phòng trừ dịch hại khi có chủ trư­ơng của cấp trên.
2. Giải pháp kỹ thuật phòng trừ
2.1. Trên cây ngô đông
- Sâu keo mùa thu: Xác định việc phòng chống sâu keo mùa thu phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản của chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Các biện pháp cụ thể gồm:
+ Biện pháp canh tác: Làm sạch cỏ dại xung qanh vườn trồng ngô để hạn chế nơi trú ẩn của sâu. Làm đất kỹ để diệt ấu trùng, nhộng và dễ dàng bị thiên địch tiêu diệt. Sử dụng các giống kháng, giống chống chịu để thay thế các giống bị sâu gây hại nặng. (hiện nay các giống ngô chuyển gen như  NK 7328 Bt/GT, NK 4300 Bt/GT, NK 66 Bt/GT, ĐK 6919S, ĐK 9955S,... có mức độ bị hại thấp hơn nhiều so với các giống khác).
+ Biện pháp thủ công, sử dụng bẫy bả : Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện, bắt diệt các ổ trứng, sâu non. Sử dụng bẫy dính màu vàng có pheromone giới tính, bẫy bả chua ngọt hoặc bẫy đèn dể diệt trưởng thành. Sử dụng cẫy cây trồng (Trên cánh đồng trồng ngô trồng một số diện tích ngô ngọt, ngô nếp sớm hơn so với thời vụ chung để dẫn dụ trưởng thành đẻ trứng và tiêu diệt sâu trên diện tích bẫy cây trồng).
+ Biện pháp sinh học: Sử dụng các chế phẩm vi khuẩn Bt, virus NPV để phun trừ khi sâu tuổi nhỏ. Hạn chế sử dụng thuốc BVTV để bảo vệ các thiên địch tự nhiên của sâu như: ong ý sinh trứng, ký sinh sâu non, các loại bắt mồi ăn thịt như bọ đuôi kìm, chân chạy,... để kiểm soát sâu non tuổi nhỏ.
+  Biện pháp hóa học: Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất như: Indoxacarb (Ammate 150SC, Clever 150SC; 300WG, Opulent 150SC, Obaone 95WG,…),  Lufenuron (Match 050EC, ...) Spinetoram (Radiant 60SC,...), Emamectin benzoate (Angun 5 WDG, Map Winner 5WG,…) ... để phun trừ khi sâu đa số tuổi 1-3 (ngô giai đoạn cây 3 - 9 lá), phun vào sáng sớm hoặc chiều mát, phun tập trung vào nõn cây ngô. Phun 2 lần cách nhau 7-10 ngày, lượng nước phun 400 – 600 lít/ha.
- Châu chấu: Theo dõi sát diễn biến mật độ châu chấu trên lúa Hè thu - mùa và đặc biệt là trên cây ngô Đông thời kỳ cây con. Nếu mật độ châu chấu cao có thể tổ chức phòng trừ bằng các biện pháp sau:
+ Biện pháp thủ công: Trên những khu vực xung quanh nơi gieo trồng cây vụ Đông, sau khi thu hoạch lúa Hè thu nếu có mật độ cao cần tổ chức phát động nông dân dùng vợt thu bắt để làm giảm mật độ trước khi gieo trồng.
 + Biện pháp hóa học: Có thể sử dụng các loại thuốc như:  Cypermethrin, Fenobucarb,...theo liều khuyến cáo để bao vây phun trừ theo hình thức cuốn chiếu vào sáng sớm hoặc chiều mát là lúc châu chấu ít di chuyển. (nếu có điều kiện nên sử dụng máy động cơ chuyên dùng để phun trừ sẽ có hiệu quả cao).
- Chuột hại:  Điều tra đánh giá, xác định những vùng có nguy cơ bị chuột gây hại cao để có kế hoạch tổ chức phòng trừ chuột ngay từ đầu vụ bằng các biện pháp như:
+ Vệ sinh đồng ruộng, tàn dư cây trồng, phát quang bờ bụi rậm để hạn chế nơi cư trú của chuột.
+ Phát động chiến dịch cao điểm bắt diệt chuột trên diện rộng bằng biện pháp thủ công như: Đào hang bắt chuột, hun khói, đổ nước để bắt chuột. Dùng các loại bẫy kẹp vạn năng, bẫy bán nguyệt bẫy sập, bẫy hom, bẫy dính.... soi đèn để bắt vào ban đêm,... Thời điểm diệt chuột tốt nhất ngay từ đầu vụ khi ngoài đồng chưa có cây trồng hoặc sau các đợt mưa lụt và duy trì bắt diệt chuột thường xuyên trong suốt vụ sản xuất. 
+ Tăng cường phát triển đàn mèo, bảo vệ các thiên địch tự nhiên của chuột như mèo, rắn, chim cú mèo,...
+ Chỉ sử dụng các thuốc diệt chuột có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được pháp sử dụng tại Việt Nam, trong đó ưu tiên lựa chọn các thuốc ít độc với người, vật nuôi và môi trường như các thuốc có hoạt chất: Brodifacoum, Bromadiolone, Flocoumafen, Coumatetralyl,... để diệt chuột. Tập trung đặt bả ở khu vực bờ vùng, bờ thửa, mương máng, các vùng cồn vệ, nghĩa trang, công trình thủy lợi,.... những nơi có mật độ chuột cao.
Một số lưu ý để đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả bắt diệt chuột:  Diệt chuột phải thường xuyên và mang tính cộng đồng. Khi sử dụng bả diệt chuột phải được quản lý chặt chẽ, xác chuột chết phải thu gom lại đốt thiêu hủy hoặc chôn cách xa khu dân cư, xa nguồn nước sinh hoạt, khi chôn rắc vôi xuống phía dưới và phía trên rồi lấp đất nén chặt.
2.2. Trên cây lạc
- Sâu khoang, sâu xanh: Khi phát hiện mật độ sâu non từ trên 10 con/m2 đối với lạc ở thời kỳ cây con – ra hoa và trên 20 con/m2 lên đối với thời kỳ phát triển củ cần sử dụng một trong các loại thuốc có hoạt chất như: Indoxacarb (Ammate 150SC, Clever 150SC, Obaone 95WG,…); Flubendiamide (Takumi 20WG,…); Emamectin benzoate (Angun 5 WDG, Map Winner 5WG,…) phun theo liều khuyến cáo .
- Đối với nhóm bệnh hại: Chỉ đạo gieo trồng đúng quy trình kỹ thuật, lên luống cao (đối với những vùng đất thấp), có rãnh thoát nư­ớc nhanh khi gặp mư­a to,... là những biện pháp có ý nghĩa nhất trong phòng chống bệnh. Sử dụng nấm đối kháng Trichoderma để ủ phân chuồng bón cho cây trồng nhằm ngăn ngừa các loại nấm bệnh có nguồn gốc từ đất gây hại như: Bệnh lở cổ rễ, héo vàng,....  Phòng trừ sớm khi bệnh mới xuất bằng các loại thuốc trừ nấm, vi khuẩn có phổ tác động rộng .
 2.3. Cây rau màu và đậu đỗ
Việc phòng trừ sâu bệnh hại trên rau phải đảm bảo nguyên tắc vừa hạn chế đư­ợc thiệt hại do sâu, bệnh gây ra, vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng, bảo vệ hệ sinh thái đồng ruộng. Các biện pháp cụ thể gồm:
- Biện pháp canh tác kỹ thuật:
+ Lựa chon đất trồng rau phù hợp đối với từng loại rau, sử dụng nguồn nước đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, bón phân cân đối hợp lý, tăng cường phân bón hưỡu cơ, vinh sinh, không bón quá nhiều đạm và việc bón đạm phải đảm bảo thời gian cách li ít nhất 15 ngày đối với các loại rau ăn lá, quả,... Tuyệt đối không dùng phân hữu cơ chư­a hoai mục, phân tươi để bón cho rau. Làm đất kỹ để hạn chế các loại sâu hại trong tồn tại trong đất
+ Biện pháp sinh học: Sử dụng nấm đối kháng Trichoderma để ủ phân chuồng để bón, hoặc tưới, bón trực tiếp nhằm ngăn ngừa, hạn chế các loại nấm bệnh có nguồn gốc từ đất. Sử dụng các chế phẩm vi khuẩn Bt, virus NPV,… trong phòng trừ các loại sâu ăn lá bộ cánh vảy.
+ Biện pháp thủ công: Chăm sóc kết hợp với việc ngắt ổ trứng, vợt bắt sâu, bắt sâu bằng tay, nhổ bỏ hoặc cắt tỉa những cây bị bệnh đem xử lý hạn chế sự lây lan.
+ Biện pháp sử dụng thuốc: Chỉ phun thuốc BVTV khi thật sự cần thiết và chỉ được sử dụng các loại thuốc có trong danh mục thuốc được phép sử dụng trên rau. Khi phun phải đảm bảo thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng và tuân thủ nghiêm quy định về thời gian cách ly theo từng loại thuốc./.

                         Ths. Trịnh Thạch lam – Chi cục Trồng trọt và BVTV - nguồn TSKN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
mo-hinh-che-huu-co.jpg hoi-nghi-thang-9-6.jpg mo-hinh-ga-2.jpg mo-hinh-luon-4.jpg Kiem-tra-san-xuat.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg mo-hinh-buoi-1.jpg a12-6.jpg a26-4.jpg a23-1.jpg image-20240813150406-1-6.png a24-2.jpg a11-3.jpg a25-4.jpg h3-13.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây