Thứ tư, 22/01/2025, 09:45

Cần tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất trồng trọt

Chủ nhật - 06/11/2022 21:11 2.121 0
Phân bón là nguyênvật liệu đầu vào không thể thiếu được trong sản xuất trồng trọt. Phân bón làm tăng độ phì nhiêu của đất, cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, duy trì sự sống và tăng năng suất, chất lượng nông sản. Tuy nhiên tất cả những lợi ích này chỉ được phát huy tối đa, mang lại hiệu quả và bền vững khi chúng ta sử dụng một cách hợp lý.
Cần tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất trồng trọt
Phân bón và thực trạng sử dụng phân bón trong trồng trọt
Các loại phân bón sử dụng trong trồng trọt hiện nay bao gồm: phân hóa học, phân hữu cơ và phân sinh học. Phân hóa học được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất vô cơ hoặc hữu cơ tổng hợp, được xử lý qua quá trình hóa học hoặc chế biến khoáng sản;Phân hữu cơ gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên được xử lý thông qua quá trình vật lý  hoặc sinh học; Phân sinh học gồm các loại phân bón được sản xuất thông qua quá trình sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất sinh học như axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin hoặc các chất sinh học khác.
Đã từ lâu việc sử dụng phân bón hóa học là một giải pháp chính cho sản xuất nông nghiệp nước ta vàđã trở thành yếu tố quyết định đến việc tăng năng suất, sản lượng cây trồng, đặc biệt là đối với cây lúa đã góp phần giải quyết ổn định an ninh lương thực. Tuy nhiên việc lạm dụng các loại phân bón hóa học trong thời gian dàiđã và đang gây ra những tác động, ảnh hưởng xấu tới hệ sinh thái môi trường nước, đất và nguy hại cho sức khỏe con người. Nếu bón với lượng lớn phân hóa học vào đất, xem phân hóa học là giải pháp tối ưu để tăng năng suất cây trồng, giảm công lao động …. thì dẫn tới mất đi phần lớn lượng hữu cơ vốn có trong đất, các axit tạo ra nhiều sẽ phá hủy chất mùn hữu cơ, tích luỹ các kim loại nặng, thay đổi pH và đặc tính của đất. Từ đó sẽ làm mất cân bằng dinh dưỡng và đất trở nên chai cứng, bạc màu, thoái hóa nghiêm trọng, đồng thờilàm cho hệ vi sinh vật có lợi trong đất bị tiêu diệt dần sẽ làm cho cây trồng dễ dàng nhiễm các loại sâu bệnh hại hơn và cần phải sử dụng thuốc BVTV để xử lý là biện pháp duy nhất, dẫn đến rất nhiều hệ lụy, sản xuất nông nghiệp trở nên thiếu bền vững, nguy cơ sức khỏe con người luôn bị đe dọa.
Bên cạnh đó, với việc lựa chọn phân bón hóa học là thành phần chủ yếu cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, trong lúcđó phân hóa học phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới, sự biến động giá cả là rất lớn. Thời gian qua, giá phân bón tăng caokéo theo chi phí sản xuất 1 ha trồng trọt tăng lên, nông dân gặp muôn vàn khó khăn, cùng với sự ảnh của khí hậu thời tiết, sâu bệnh …kết quả sản xuất không mang lại hiệu quả kinh tế hoặc hiệu quả rất thấp. Câu chuyện đó rất rõ trong thời gian qua và đã dẫn tới tình trạng nông dân “bỏ ruộng” ở nhiều địa phương trong tỉnh.
Trong những năm gần đây, Nhà nướcđã ban hành nhiều văn bản liên quan đến sản xuất nông nghiệp hữu cơ, đặc biệt là Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ ra đời đã khẳng định vai trò của nông nghiệp hữu cơ và sẽlà xu hướng tất yếu của nền nông nghiệptương lai. Trong đó việc sử dụng phân bón hữu cơ là yêu cầu không thể thiếu, nhằm đảm bảo hệ sinh thái cây trồng, tạo ra những sản phẩm có chất lượng an toàn cho sức khỏe, đem lại hiệu quả kinh tế, môi trường, phát triển bền vững.
Tiềm năng sản xuất phân bón hữu cơ
Hiện nay, tùy theo thành phần, chức năng của các chỉ tiêu chất lượng chính hoặc quá trình sản xuất mà các loại phân bón hữu cơ được sản xuất có trên thị trường như: phân bón hữu cơ cải tạo đất, Phân bón hữu cơ - vi sinh, Phân bón hữu cơ - sinh học, Phân bón hữu cơ - khoáng, … Các loại phân được sản xuất bằng phương pháp vật lý nhưlàm khô, nghiền, sàng, phối trộn, làm ẩm hoặc phương pháp sinh học như  ủ, lên men, chiết xuất từ nguồn nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên hoặc có bổ sung các dinh dưỡng khoáng.
Tiềm năng rất lớn ở Nghệ An hiện nay đó là có tổng đàn vật nuôi thuộc tốp đầu cả nước với đàntrâu bò gần 800 nghìn con; lợn, dê trên 01 triệu con, ngoài ra còn có trên 30 triệu con gia cầm, ….hàng năm thải ra môi trường trên 5 triệu tấn chất thải, nếu không xử lý tốt sẽ gây ô nhiễm môi trường rất lớn, trong lúc đó các loại chất thải này có hàm lượng dinh dưỡng khá cao và phong phú, bao gồm các chất dinh dưỡng đa lượng như đạm, lân, kali và còn có các chất trung, vi lượng như canxi, magie, lưu huỳnh, silic, đồng, kẽm, Mangan, sắt….. là chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Bên cạnh đó lĩnh vực trồng trọt với diện tích canh tác hàng năm hiện có,sản phẩm phụ để lại khoảng trên 2 triệu tấn như rơm rạ, trấu, thân cây ngô, lạc, đậu, bã mía….Các phụ phẩm này có hàm lượng dinh dưỡng cũng khá phong phú, dinh dưỡng ở dạng dễ tiêu, cây trồnghoàn toàn sử dụng rất dễ dàng.Ngoài ra, với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm như ở tỉnh ta rất thuận lợi cho các loại cây trồng giàu dinh dưỡng, nhất là đạm ở dạng dễ tiêu như cây bớp bớp, bèo hoa dâu, bèo tây, cốt khí,…..phát triển. Các loại cây này dễ phát triển sinh khối cung cấp khối lượng lớn cho sản xuất phân bón hữu cơ chất lượng. Đối với lĩnh vực thủy sản hàng năm có khoảng 0,2 triệu tấn phế thải, với hàm lượng khoáng đa, trung, vi lượng lớn như đạm, canxi, magie, lưu huỳnh, kẽm, sắt...ngoài ra, còn có lượng phân bùn rất lớn từ các hồ đập đều có tiềm năng để sản xuất chế biến phân bón hữu cơ.Như vậy, nguồn nguyên liệu rất đa dạng cùng vớitrang thiết bị và công nghệ sinh học phát triển như hiện nay, lợi dụng các ưu điểm từ các loại nấm, vi sinh vật có lợi tiến hành các biện pháp xử lý các chất thải, phế phụ phẩm trong trong nông nghiệp tạo ra khối lượng phân bón mang lại nhiều lợi ích cho sản xuất và môi trường.
Để phát huy và tận dụng các sản phẩm phụ từ trồng trọt và chăn nuôi, tỉnh Nghệ An đãban hànhchính sách cho phát triển nông nghiệp đó là Nghị quyết số 18/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng Nhân dân tỉnh quy định về một số chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôi giai đoạn 2020-2025, trong đó quy định rõ chính sách khuyến khích sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh và chế phẩm vi sinh. Đây thực sự là nguồn động lực tiếp tục thúc đẩy sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ trong trồng trọtnhằm tạo ra sản phẩm chất lượng, an toàn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cải tạo đất đai…góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp hiệu quả và bền vững. 
Khuyến nông – thúc đẩy chế biến và sử dụngphân bón hữu cơ.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm hiện nay vẫn chủ yếu là nông hộ, toàn tỉnh có khoảng 11.000 công trìnhBiogas để xử lý chất thải, số còn lại phần lớn được xử lý theo cách ủ trong hố hoặc tập trung thành đống tại khu vực chuồng nuôi,ngoài đồng ruộng theo tập quán cũ hoặc có những hộkhông xử lý mà để thải tự do ra môi trường đã gây ô nhiễm lớn. Việc xử lý chất thải theo tập quán cũ tạo ra nguồn phân bón khiến cho hàm hượng các chất dinh dưỡng cần cho cây trồng giảm đi nhiều, thời gian hoai lâu, nấm gây hại và cỏ dại còn tồn tại làm bất lợi cho cây trồng dẫn tới tình trạng sâu, bệnh và cỏ dại phát sinh phát triển mạnh trong các vụ sản xuất. Trong vài năm gần đây đã có một số mô hình ủ phân bằng chế phẩm sinh học rất hiệu quả, tận dụng được nguồn chất thải vật nuôi và các phụ phẩm trong trồng trọt tạo nguồn phân bón hữu cơ có chất lượng cao cho cây trồng, hạn chế ô nhiễm môi trường
Với Trung tâm khuyến nông tỉnh Nghệ An, là đơn vị chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, trong thời gian qua đã tổ chức nhiều lớp tập huấn và xây dựng các mô hình về sản xuất an toàn và hiệu quả, trong đó công tác tuyên truyền về vai trò, tác động và tiềm năng phát triển phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp, cách tận dụng các phế phủ phẩm nông nghiệp, phân thải động vật nuôi….tạo ra nguồn phân bón hữu cơ chất lượng thông qua tác động của các loại nấm, vi sinh vật có trong các chế phẩm sinh học phổ biến trên thị trường luôn được quan tâm chú trọng. Năm 2021, 2022 Trung tâm đã phối hợp với các cấp chính quyền, các tổ chức hộitổ chức 148 lớp tập huấn cho nông dân các huyện trọng điểm trồng lúa với 7.400người tham gia và 95 lớp cho gần 4.750 cán bộ chủ chốt thôn xóm, bản trên địa bàn toàn tỉnh. Với phương pháp “cầm tay chỉ việc” các lớp tập huấn thực sự có hiệu quả, được nông dân và cán bộ địa phương đồng tình cao. Thông qua các lớp tập huấn các đối tượng tham gia đã nắm bắt rõ hơn sự cần thiết phải sử dụng phân bón hữu cơ trong trồng trọt và các nội dung liên quan, nhưng quan trọng hơn là sẵn sàng áp dụng và áp dụng một cách dễ dàng ngay tại từng hộ gia đình, nhằm tạo nguồn phân bón hữu cơ sử dụng trong sản xuất trồng trọt giúp giảm chi phí đầu tư, đất đai được cải tạo, sản phẩm tạo ra đạt chất lượng và an toàn.
Phải khẳng định rằng, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, trong đó là lĩnh vực trọng trọt là xu thế tất yếu trong tương lai, do vậy người nông dâncần thay đổi tư duy, tập quán sản xuấtcũ mà chế biến,sử dụng phân bón một cách hợp lý hơn. Các cấp các ngành cần tuyên truyền về vai trò của phân bón hữu cơ trong sản xuất, hỗ trợ nông dân xây dựng nhiều mô hình hiệu quả từ việc sử dụng phân bón hữu cơ, từ đó lan tỏa rộng hơn, góp phần từng bước phát triển nền nông nghiệp hữu cơ ở mức cao hơn theo định hướng của Nhà nước, đáp ứng nhu cầu của thị trường và xã hội trong tương lai./.

 
  
 Tập huấn cho người dân tại huyện Đô Lương và Diễn Châu
Lê Thị Luyến - nguồn TSKN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
35.jpg 36.jpg 34-2.jpg a123.jpg a125-1.jpg 02.png 06.png 09.png 05-2.png 04.png 07-2.png a22.jpeg a23-1.png 12.jpg 14-1.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây