Kết quả mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ gắn tiêu thụ sản phẩm
Thứ hai - 21/11/2022 04:177680
Sử dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật đã nâng cao năng suất cây trồng, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của loài người. Nhưng để lại nhiều tác dụng phụ khác nghiêm trọng như đất bị nén chặt, xói mòn, giảm độ màu mỡ, mất cân bằng sinh thái, dư lượng các hóa chất trong nông sản đã ảnh hưởng tới sức khỏe con người và động vật. Do đó, ứng dụng các chế phẩm sinh học vào sản xuất nông nghiệp được quan tâm, bởi nó tạo nông sản sạch – an toàn, đất không bị ô nhiễm, sinh thái nông nghiệp bền vững.
Để thực hiện đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 – 2030 theo Quyết định số 885 ngày 23 tháng 6 năm 2020của Chính phủ, Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông - Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộtriển khai môhình sản xuất lúa theo hướng hữu gắn với tiêu thụ tại huyện Yên Thành – tỉnh Nghệ An trong Xuân năm 2022 thuộc dự án KNTW “Xây dựng mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm tại vùng Bắc Trung Bộ” là rất cần thiết.
Mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ gắn tiêu thụ sản phẩm
Mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ trong vụĐông Xuân năm 2022 tại xã Văn Thành – Yên Thành – Nghệ An sử giống lúa TBR225, phân hữu cơ vi sinh Quế Lâm (01) và phân hữu cơ sinh học Quế Lâm SH03; chế phẩm vi sinh Sumitri để xử lý ruộng, phòng trừ sâu sâu cuốn lá, sâu đục thân bằng nấm xanh, nấm trắng (Metarhizum anisopliae, Beauveria bassiana), phòng trừ bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn bằng chế phẩm Ketonium. Kết quả giống TBR225 sinh trưởng phát triển tốt, sâu hại chính như sâu cuốn lá nhỏ gây hại ở mức nhẹ và không xuất hiện rầy, bệnh bạc lá không xuất hiện; bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn nhiễm nhẹ hơn lúa sản xuất thông thường của người dân, đồng thờinăng suất đạt6,1 tấn/ha, hiệu quả kinh tế tăng 23,6% so với nông dân sản xuất truyền thống. Thông qua thực hiện mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ của Dự án, người dân và cán bộ địa phương nâng cao hiểu biết về sử dụng các chế phẩm vi sinh, hữu cơ sinh học, từ đó đã thay đổi nhận thức từ sản xuất lúa dựa vào phân bón hóa học và thuốc BVTV hóa học sang sử dụng phân bón hữu cơ và thuốc BVTV bằng chể phẩm sinh học. Mô hình đãtạo sản phẩm gạo sạch - an toàn với sức khỏe con người,đồng thời giảm thiểu ảnh hưởng tới nguồn nước và đất đai, góp phần cân bằng hệ sinh thái nông nghiệp.
Nguyễn Đức Anh và CS Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông - ASINCV