Chanh cũng thuộc nhóm cây có múi nhưng không như sản xuất cam năm 2020 (4.735,00 ha), đến năm 2021 còn lại 3.930 ha, năm 2022 còn lại là 2.664,6 ha, năm 2023 còn 1.849,33ha. Trong đó thực trạng suy thoái cam theo số liệu điều tra mới nhất (8/2023) diện tích cam tiếp tục bị suy thoái là 896,70ha, chiếm 48,49% trên tổng số diện tích hiện còn. Như vậy, khác hoàn toàn với cây cam, diện tích chanh giai đoạn 2020-2023 luôn ổn định về diện tích trên xu thế tăng năng suất trên diện tích chanh kinh doanh, kết quả cụ thể thu được như sau:
Cây chanh thích nghi và phát triển tốt hơn cam trên các vùng sản xuất trên địa bàn do: Chanh là cây có múi ít sâu bệnh, ít rụng quả, dễ chăm sóc; chất lượng chanh Nghệ An đối tốt, mẫu quả đẹp; khả năng cho năng suất ổn định và ở mức cao, bình quân chung toàn tỉnh khoảng 12-13 tấn/ha; tùy vùng đất, giống chanh và tùy chăm sóc, tùy từng năm, có vườn đạt trên 20 tấn/ha, nhưng có vườn chỉ đạt 10-11 tấn/ha. Tổng diện tích cây chanh các loại cho thu hoạch ổn định liên tục qua các năm, năng suất xu thế tăng giai đoạn 2020-2023.
Tuy nhiên sản xuất chanh ít được quan tâm về khảo nghiệm bổ sung giống mới, giống chanh chất lượng cung như việc xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu nên chỉ phù hợp với người tiêu dùng bình dân. Vì lý do trên,… nên khả năng tiêu thụ và giá trị của quả chanh ở Nghệ An chưa phát huy hết lợi thế. Xây dựng thành công mô hình “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nhân giống chanh không hạt trên địa bàn tỉnh Nghệ An” góp phần phát triển bền vững, ổn định và nâng cao hiệu qủa kinh tế cho người dân là việc làm cần thiết. Kết quả mô hình do ông Nguyễn Trung Thành - PCT.UBND huyện đề xuất, chanh không hạt tại đây đã triển khai hệ thống nhân giống 03 cấp gồm cây đầu dòng (S0), vườn cây mẹ (S1), vườn cây giống (S2); mô hình thử nghiệm; sản xuất thử ứng dụng với giống chanh không hạt tại Đô Lương đã được sản xuất. Thực tế chứng minh khả năng thích ứng tốt, có tiềm năng năng suất cao (15-25 tấn/ha), rãi vụ, không hạt phù hợp cho ăn tươi lẫn chế biến và đã đem lại hiệu quả rất cao cho bà con nông dân. Như vậy, tìm hiểu đánh giá về thực trạng phát triển chanh nói chung, chanh không hạt nói riêng để quan tâm phát triển trong thời gian tới là điều thiết thực. Cụ thể sau khi trực tiếp hộ Trần thị nghĩa, Xóm thuận Đông xã thuận sơn, Diện tích chanh 02 ha. Trong đó có 01 ha đã cho thu hoạch, tuy mới thu bói năm đầu tiên nhưng năng suất vườn bình quân đạt 35kg/cây, giá bán bình quân đạt 15.000đ/kg.
Thực trạng phát triển cây có múi nói chung, cây chanh nói riêng ở Nghệ An thời gian qua được nhận định một số tồn tại như: Chọn lọc đánh giá giống chanh về thích nghi, năng suất, chất lượng, rãi vụ chưa được quan tâm. Số cây đầu dòng cây có múi trên địa bàn ít, thậm chí rất ít, cụ thể: Đến nay mới chỉ công nhận được: 29 cây có múi đầu dòng (gồm: 8 cây bưởi Cát Ngạn, 15 cây cam Xã Đoài và 06 cây cam Bù sen). Riêng chanh chưa có và hiện nay chỉ duy nhất mới có hồ sơ đề nghị công nhận cây đầu dòng của trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Đô Lương. Phát triển cây ăn quả nói chung, cây chanh nói riêng trong thời gian qua đều mang tính tự phát, theo phong trào. Sản xuất phân tán; đầu tư thâm canh còn thấp, việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới còn hạn chế. Công tác quản lý và sản xuất giống cây ăn quả nói chung, cây chanh nói riêng còn nhiều bất cập, đã một thời gian dài nhà nhà người người đều có thể tự sản xuất, tự mua bán nhưng thiếu sự kiểm tra, giám sát. Đăng ký mã vùng, mã vạch gắn với dán nhãn truy xuất nguồn gốc chanh quả chưa được quan tâm thực hiện. Chính vì điều đó nên chưa có nhãn hiệu, thương hiệu chanh quả để góp phát phát triển ổn định, khai thác lợi thế của chanh quả ở Nghệ An ta.
Kết quả tìm hiểu về thực trạng về sử dụng phân bón: Nhìn chung, những diện tích chanh phát triển kém ít được đầu tư chăm sóc, các diện tích phát triển trung bình đến tốt được đầu tư chăm sóc khá. Việc chăm bón bón, số lượng, chủng loại, thời điểm bón giữa các hộ dân có sự sai khác đáng kể và chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của bản thân. Hiện nay trên thị trường vùng chanh có rất nhiều loại phân bón được sử dụng gồm: NPK các tỷ lệ khác nhau, các loại phân bón qua lá, phân đa lượng dạng đơn, ... Trung bình hàng năm người dân bóm phân gồm 2-3 lần chính và 1 - 2 lần phụ (chủ yếu là ure, kali) ở thời kỳ phát triển quả khi thời tiết thuận lợi (có mưa). Hàng năm số tiền chi mua phân bón phổ biến trong 20 - 30 triệu đồng/ha/năm đối với kiến thiết cơ bản và 30 - 35 triệu đồng/ha đối với thời kỳ kinh doanh, 10 - 15 triệu/ha đối với chanh trên 10 năm. Phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ sinh học (NA.Organic.01, BioFish.NA, đạm cá, …) rất ít được người sản xuất quan tâm sử dụng.
Về thực trạng sử dụng thuốc, trong thực tế chanh thuộc nhóm cây ăn quả múi nhưng thích nghi tốt, rất ít nhiễm sâu bệnh hại (không như cam, bưởi, quýt). Theo kết quả điều tra cho thấy: Đối với chanh thời kỳ kiến thiết cơ bản sử dụng thuốc BVTV phổ biến 3 - 5 lần/năm, cá biệt 5 - 7 lần/năm (tỷ lệ trừ sâu 70%, trừ bệnh 30%). Đối với chanh kinh doanh thời kỳ 3 - 9 năm tuổi: 3 - 5 lần/năm (tỷ lệ trừ sâu 65%, trừ bệnh 35%). Ở một số vùng do diện tích chanh gia cỗi, ít được chăm sóc (một số xã ở Nam Đàn) tỷ lệ chặt bỏ thay thế chiến 5-15%. Cá biệt ở một số nới thuộc Qùy Hợp, Nghĩa Đàn, Thái Hòa diện tích chanh nhanh chóng bị suy thoái chặt bỏ cũng tăng nhanh (chưa có số liệu điều tra chính thức).
Như vậy, phát triển cây ăn quả trong thời gian tới phải xác định được giống cây có múi nói chung, các giống chanh nói riêng phù hợp, thích nghi với điều kiện của Nghệ An, điều kiện đặc thù của từng huyện để ưu tiên phát triển. Đặc biệt, chú trọng giống phù hợp khả năng thu hút đầu tư sơ chế, chế biến, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu để tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm.... Như vậy, yêu cầu đặt ra những nội dung cần giải quyết như: Quản lý sử dụng đất, giống, kỹ thuật, công nghệ, cấp mã vùng, mã vạch, gắn dán nhãn truy xuất nguồn gốc, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu đẩy mạnh liên kết sản xuất, thị trường tiêu thụ,... nhằm đáp ứng với điều kiện biến đổi khí hậu và đặc biệt sản xuất hàng hóa đáp ứng yêu cầu thị trường trong tiến trình hội nhập thương mại quốc tế sâu rộng hiện nay. Thế nên, trong thời gian tới để phát triển cây chanh phù hợp rất cần những giải pháp cụ thể như:
Một là, về tổ chức sản xuất:
- Công khai, công bố quy hoạch các vùng trọng điểm chanh đến mọi người dân trong vùng quy hoạch.
- Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy hoạch, nhất là tại cấp xã. Chỉ tập trung vào vùng có điều kiện tự nhiên, đất đai phù hợp để nâng cao năng suất, chất lượng chanh. Những địa phương muốn mở rộng diện tích ngoài vùng quy hoạch phải được khảo sát đánh giá kỹ lưỡng và đề xuất phòng Nông nghiệp và PTNT, trung tâm DVNN phối hợp giải quyết.
- Tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ khuyến khích nông dân áp dụng tiêu chuẩn VietGap, Global Gap, hữu cơ trong sản xuất chanh.
- Tập trung quản lý để kiểm soát tốt chất lượng cây giống, vật tư đầu vào cho sản suất nói chung cây chanh nói riêng.
- Hỗ trợ đăng ký thực hiện cấp mã vùng, mã vạch gắn nhãn mác truy xuất nguồn gốc từng bước tiến tới xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu chanh quả.
Hai là, giải pháp về kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ dịch hại:
- Trên những vùng đã quy hoạch khi tiến hành trồng mới phải tiến hành trồng tập trung, đồng loạt và trồng thành vùng tạo điều kiện thuận lợi cho chăm sóc, phát hiện và phòng trừ dịch hại.
- Đất trồng chanh phải được cải tạo thường xuyên, hàng năm bón bổ sung hàm lượng phân hữu cơ vi sinh, vôi bột, lân để cải tạo đất (ph > 5,5) và bộ rễ cây. Đất trồng lại chanh chu kỳ 2 và 3 cần cải tạo đất trước khi trồng, trồng cây họ đậu như đậu tương, cây lạc… từ 2 đến 3 vụ; trồng cây cốt khí, cây điền thanh… làm nguồn phân hữu cơ, kết hợp bón vôi bột nhằm cải tạo đất trước khi trồng.
- Nghiên cứu kỹ thuật trồng phù hợp, tạo điều kiện cho bộ rễ tơ phát triển ngay trên tầng đất canh tác. Cắt tỉa tạo tán làm cho cây ăn thông thoáng, có chiều cao hợp lý.
- Đối với vùng trồng chanh hết nhiệm kỳ kinh doanh, già cỗi, bị thoái hóa có năng suất, chất lượng kém cần chặt bỏ, đồng loạt và luân canh cây trồng khác 1 - 2 năm trước khi trồng lại chanh.
- Tưới nước và tiêu nước: Ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm để quản lý độ ẩm nhất là vào thời kỳ ra hoa đậu quả; tiêu thoát nước trong giai đoạn mùa mưa.
- Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM); phát triển, quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trong phát triển cây chanh.
- Chăm sóc bón phân cân đối theo quy trình, tăng cường lượng phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh trong sản xuất chanh. Sử dụng thuốc BVTV đảm bảo theo nguyên tắc 4 đúng.
- Tổ chức liên kết sản xuất và cung ứng cây giống chanh, chất lượng, sạch bệnh theo 03 cấp, cụ thể: Cây đầu dòng (S0), vườn cây mẹ (S1), vườn cây giống (S2) đảm bảo chất lượng giống chanh trồng mới.
Ba là, giải pháp phát triên thị trường tiêu thụ:
- Khuyến khích, hỗ trợ tổ chức xây dựng, liên kết từ người sản xuất với hợp tác xã nông nghiệp, các doanh nghiệp, các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối nhằm mở rộng lối ra cho sản phẩm, ổn định giá cả thụ thông qua ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm để người dân yên tâm đầu tư sản xuất.
- Xây dựng các đại lý giới thiệu sản phẩm chanh quả đã có nhãn hiệu, thương hiệu ở Vinh cũng như các thành phố khác, tỉnh khác,…
- Tăng cường vai trò quản lý của các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương trong việc kiểm tra, kiểm soát thị trường chanh quả, tăng cường hỗ trợ, khuyến khích xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm chanh quả.
Bốn là, giải pháp về chính sách, thu hút đầu tư:
- Có chính sách đầu tư xây dựng, phát triển vùng cho những vùng trồng chanh tập trung, diện tích lớn như hỗ trợ về cây giống sạch bệnh và cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất.
- Thu hút các đầu tư ứng dụng sơ chế, đóng gói, dán nhãn, chế biến chanh để thuận lợi cho tiêu thụ sản phẩm chanh quả trên địa bàn.
- Tiếp tục triển khai khai tốt các chính sách hỗ trợ trợ hiện hành.
- Tham mưu sửa đổi chính sách cho phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của ngành nông nghiệp, phù hợp với xu thế hội nhập thị trường Quốc tế.
- Nghiên cứu để đề xuất theo hướng đẩy mạnh liên kết sản tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ và tiêu chuẩn tương tự;
- Hỗ trợ xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm để làm cơ sở xây dựng thương hiệu chanh quả Nghệ An nói riêng, Đô Lương nói riêng phù hợp với “Đề án phát triển, mở rộng diện tích cây ăn quả gắn với công nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2021- 2025”.
Qua thực tiễn sản xuất có thể nhận định một số bài học kinh nghiệm như:
- Phương thức canh tác truyền thống, việc áp dụng các tiến bộ KHKT vào canh tác còn hạn chế, tình trạng lạm dụng các loại phân bón hóa học, thuốc BVTV độc hại khiến môi trường đất, nước bị ảnh hưởng.
- Trong sản xuất giống chanh Ở Nghệ An hiện nay chưa có cây đầu dòng, ít vườn cây mẹ, vườn sản xuất giống đạt tiêu chuẩn nên thiếu các giống chanh sạch bệnh, chất lượng cao chủ động cung ứng cho ản xuất.
- Chanh quả phát triển khá mạnh, ổn định quy mô về diện tích, năng suất nhưng do chưa có nhãn hiệu, thương hiệu nên hạn chế việc khai thác hiệu quả cũng như việc mở rộng sản xuất.
Vậy nên, sản xuất chanh cần tổ chức sản xuất cây chanh theo chuỗi khép kín; có mối liên kết giữa doanh nghiệp - nông dân trồng - sơ chế, đóng gói, dán nhãn - bảo quản - tiêu thụ. Sản phẩm quả đạt tiêu chuẩn về mẫu mã, chất lượng để tham gia chuỗi cung ứng xuất khẩu và nội tiêu. Phát triển sản xuất đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ để tạo ra sản phẩm sạch, an toàn đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, phát triển bền vững. Phát triển chanh nói chung chanh không hạt nói riêng theo hướng phát triển, quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM). Đẩy nhanh hỗ trợ sử dụng thuốc trừ sâu sinh học, thảo mộc, tăng cường sử dụng phân hữu cơ, giảm thiểu phân hóa học. Đồng thời cân tăng cương làm tốt hơn công tác kiểm soát được chất lượng, nguồn gốc giống chanh. Hoàn thiện áp dụng quy trình công nghệ trong sản xuất; kỹ thuật thâm canh chanh nói chung, chanh không hạt nói riêng trong điều kiện Nghệ An. Khắc phục triệt để các hạn chế từ khâu trồng, tỉa cành tạo tán, sử dụng phân bón, thu hoạch, bảo quản để khuyến cáo người trồng. Công tác phòng trừ sâu bệnh cần tăng cường sử dụng các loại thuốc sinh học, thuốc thảo mộc.
Tóm lại trên cơ sở thực tế về thực trạng về chanh không hạt nói riêng, cây chanh nói chung chúng ta cần xem xét đánh giá được lợi thế thế mạnh của cây chanh (khả năng thích nghi rộng, chống chịu điều kiện bất thuận tốt, đầu tư ít nhất trong nhóm cây có múi, có nhu cầu tiêu dùng quanh năm, phù hợp để chế biến quy mô công nghiệp) trên cơ sở phương châm phát triển dịch chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Do đó, cần quan tâm để có cơ chế, chính sách cho cây chanh đủ tạo động lực thu hút đầu tư vào phát triển sản xuất, liên kết bao tiêu sản phẩm và chế biến để phát triển bền vững có hiệu quả cao hơn trong thời gian tới.
Tuy nhiên sản xuất chanh ít được quan tâm về khảo nghiệm bổ sung giống mới, giống chanh chất lượng cung như việc xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu nên chỉ phù hợp với người tiêu dùng bình dân. Vì lý do trên,… nên khả năng tiêu thụ và giá trị của quả chanh ở Nghệ An chưa phát huy hết lợi thế. Xây dựng thành công mô hình “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nhân giống chanh không hạt trên địa bàn tỉnh Nghệ An” góp phần phát triển bền vững, ổn định và nâng cao hiệu qủa kinh tế cho người dân là việc làm cần thiết. Kết quả mô hình do ông Nguyễn Trung Thành - PCT.UBND huyện đề xuất, chanh không hạt tại đây đã triển khai hệ thống nhân giống 03 cấp gồm cây đầu dòng (S0), vườn cây mẹ (S1), vườn cây giống (S2); mô hình thử nghiệm; sản xuất thử ứng dụng với giống chanh không hạt tại Đô Lương đã được sản xuất. Thực tế chứng minh khả năng thích ứng tốt, có tiềm năng năng suất cao (15-25 tấn/ha), rãi vụ, không hạt phù hợp cho ăn tươi lẫn chế biến và đã đem lại hiệu quả rất cao cho bà con nông dân. Như vậy, tìm hiểu đánh giá về thực trạng phát triển chanh nói chung, chanh không hạt nói riêng để quan tâm phát triển trong thời gian tới là điều thiết thực. Cụ thể sau khi trực tiếp hộ Trần thị nghĩa, Xóm thuận Đông xã thuận sơn, Diện tích chanh 02 ha. Trong đó có 01 ha đã cho thu hoạch, tuy mới thu bói năm đầu tiên nhưng năng suất vườn bình quân đạt 35kg/cây, giá bán bình quân đạt 15.000đ/kg.
Thực trạng phát triển cây có múi nói chung, cây chanh nói riêng ở Nghệ An thời gian qua được nhận định một số tồn tại như: Chọn lọc đánh giá giống chanh về thích nghi, năng suất, chất lượng, rãi vụ chưa được quan tâm. Số cây đầu dòng cây có múi trên địa bàn ít, thậm chí rất ít, cụ thể: Đến nay mới chỉ công nhận được: 29 cây có múi đầu dòng (gồm: 8 cây bưởi Cát Ngạn, 15 cây cam Xã Đoài và 06 cây cam Bù sen). Riêng chanh chưa có và hiện nay chỉ duy nhất mới có hồ sơ đề nghị công nhận cây đầu dòng của trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Đô Lương. Phát triển cây ăn quả nói chung, cây chanh nói riêng trong thời gian qua đều mang tính tự phát, theo phong trào. Sản xuất phân tán; đầu tư thâm canh còn thấp, việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới còn hạn chế. Công tác quản lý và sản xuất giống cây ăn quả nói chung, cây chanh nói riêng còn nhiều bất cập, đã một thời gian dài nhà nhà người người đều có thể tự sản xuất, tự mua bán nhưng thiếu sự kiểm tra, giám sát. Đăng ký mã vùng, mã vạch gắn với dán nhãn truy xuất nguồn gốc chanh quả chưa được quan tâm thực hiện. Chính vì điều đó nên chưa có nhãn hiệu, thương hiệu chanh quả để góp phát phát triển ổn định, khai thác lợi thế của chanh quả ở Nghệ An ta.
Kết quả tìm hiểu về thực trạng về sử dụng phân bón: Nhìn chung, những diện tích chanh phát triển kém ít được đầu tư chăm sóc, các diện tích phát triển trung bình đến tốt được đầu tư chăm sóc khá. Việc chăm bón bón, số lượng, chủng loại, thời điểm bón giữa các hộ dân có sự sai khác đáng kể và chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của bản thân. Hiện nay trên thị trường vùng chanh có rất nhiều loại phân bón được sử dụng gồm: NPK các tỷ lệ khác nhau, các loại phân bón qua lá, phân đa lượng dạng đơn, ... Trung bình hàng năm người dân bóm phân gồm 2-3 lần chính và 1 - 2 lần phụ (chủ yếu là ure, kali) ở thời kỳ phát triển quả khi thời tiết thuận lợi (có mưa). Hàng năm số tiền chi mua phân bón phổ biến trong 20 - 30 triệu đồng/ha/năm đối với kiến thiết cơ bản và 30 - 35 triệu đồng/ha đối với thời kỳ kinh doanh, 10 - 15 triệu/ha đối với chanh trên 10 năm. Phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ sinh học (NA.Organic.01, BioFish.NA, đạm cá, …) rất ít được người sản xuất quan tâm sử dụng.
Về thực trạng sử dụng thuốc, trong thực tế chanh thuộc nhóm cây ăn quả múi nhưng thích nghi tốt, rất ít nhiễm sâu bệnh hại (không như cam, bưởi, quýt). Theo kết quả điều tra cho thấy: Đối với chanh thời kỳ kiến thiết cơ bản sử dụng thuốc BVTV phổ biến 3 - 5 lần/năm, cá biệt 5 - 7 lần/năm (tỷ lệ trừ sâu 70%, trừ bệnh 30%). Đối với chanh kinh doanh thời kỳ 3 - 9 năm tuổi: 3 - 5 lần/năm (tỷ lệ trừ sâu 65%, trừ bệnh 35%). Ở một số vùng do diện tích chanh gia cỗi, ít được chăm sóc (một số xã ở Nam Đàn) tỷ lệ chặt bỏ thay thế chiến 5-15%. Cá biệt ở một số nới thuộc Qùy Hợp, Nghĩa Đàn, Thái Hòa diện tích chanh nhanh chóng bị suy thoái chặt bỏ cũng tăng nhanh (chưa có số liệu điều tra chính thức).
Như vậy, phát triển cây ăn quả trong thời gian tới phải xác định được giống cây có múi nói chung, các giống chanh nói riêng phù hợp, thích nghi với điều kiện của Nghệ An, điều kiện đặc thù của từng huyện để ưu tiên phát triển. Đặc biệt, chú trọng giống phù hợp khả năng thu hút đầu tư sơ chế, chế biến, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu để tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm.... Như vậy, yêu cầu đặt ra những nội dung cần giải quyết như: Quản lý sử dụng đất, giống, kỹ thuật, công nghệ, cấp mã vùng, mã vạch, gắn dán nhãn truy xuất nguồn gốc, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu đẩy mạnh liên kết sản xuất, thị trường tiêu thụ,... nhằm đáp ứng với điều kiện biến đổi khí hậu và đặc biệt sản xuất hàng hóa đáp ứng yêu cầu thị trường trong tiến trình hội nhập thương mại quốc tế sâu rộng hiện nay. Thế nên, trong thời gian tới để phát triển cây chanh phù hợp rất cần những giải pháp cụ thể như:
Một là, về tổ chức sản xuất:
- Công khai, công bố quy hoạch các vùng trọng điểm chanh đến mọi người dân trong vùng quy hoạch.
- Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy hoạch, nhất là tại cấp xã. Chỉ tập trung vào vùng có điều kiện tự nhiên, đất đai phù hợp để nâng cao năng suất, chất lượng chanh. Những địa phương muốn mở rộng diện tích ngoài vùng quy hoạch phải được khảo sát đánh giá kỹ lưỡng và đề xuất phòng Nông nghiệp và PTNT, trung tâm DVNN phối hợp giải quyết.
- Tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ khuyến khích nông dân áp dụng tiêu chuẩn VietGap, Global Gap, hữu cơ trong sản xuất chanh.
- Tập trung quản lý để kiểm soát tốt chất lượng cây giống, vật tư đầu vào cho sản suất nói chung cây chanh nói riêng.
- Hỗ trợ đăng ký thực hiện cấp mã vùng, mã vạch gắn nhãn mác truy xuất nguồn gốc từng bước tiến tới xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu chanh quả.
Hai là, giải pháp về kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ dịch hại:
- Trên những vùng đã quy hoạch khi tiến hành trồng mới phải tiến hành trồng tập trung, đồng loạt và trồng thành vùng tạo điều kiện thuận lợi cho chăm sóc, phát hiện và phòng trừ dịch hại.
- Đất trồng chanh phải được cải tạo thường xuyên, hàng năm bón bổ sung hàm lượng phân hữu cơ vi sinh, vôi bột, lân để cải tạo đất (ph > 5,5) và bộ rễ cây. Đất trồng lại chanh chu kỳ 2 và 3 cần cải tạo đất trước khi trồng, trồng cây họ đậu như đậu tương, cây lạc… từ 2 đến 3 vụ; trồng cây cốt khí, cây điền thanh… làm nguồn phân hữu cơ, kết hợp bón vôi bột nhằm cải tạo đất trước khi trồng.
- Nghiên cứu kỹ thuật trồng phù hợp, tạo điều kiện cho bộ rễ tơ phát triển ngay trên tầng đất canh tác. Cắt tỉa tạo tán làm cho cây ăn thông thoáng, có chiều cao hợp lý.
- Đối với vùng trồng chanh hết nhiệm kỳ kinh doanh, già cỗi, bị thoái hóa có năng suất, chất lượng kém cần chặt bỏ, đồng loạt và luân canh cây trồng khác 1 - 2 năm trước khi trồng lại chanh.
- Tưới nước và tiêu nước: Ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm để quản lý độ ẩm nhất là vào thời kỳ ra hoa đậu quả; tiêu thoát nước trong giai đoạn mùa mưa.
- Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM); phát triển, quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trong phát triển cây chanh.
- Chăm sóc bón phân cân đối theo quy trình, tăng cường lượng phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh trong sản xuất chanh. Sử dụng thuốc BVTV đảm bảo theo nguyên tắc 4 đúng.
- Tổ chức liên kết sản xuất và cung ứng cây giống chanh, chất lượng, sạch bệnh theo 03 cấp, cụ thể: Cây đầu dòng (S0), vườn cây mẹ (S1), vườn cây giống (S2) đảm bảo chất lượng giống chanh trồng mới.
Ba là, giải pháp phát triên thị trường tiêu thụ:
- Khuyến khích, hỗ trợ tổ chức xây dựng, liên kết từ người sản xuất với hợp tác xã nông nghiệp, các doanh nghiệp, các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối nhằm mở rộng lối ra cho sản phẩm, ổn định giá cả thụ thông qua ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm để người dân yên tâm đầu tư sản xuất.
- Xây dựng các đại lý giới thiệu sản phẩm chanh quả đã có nhãn hiệu, thương hiệu ở Vinh cũng như các thành phố khác, tỉnh khác,…
- Tăng cường vai trò quản lý của các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương trong việc kiểm tra, kiểm soát thị trường chanh quả, tăng cường hỗ trợ, khuyến khích xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm chanh quả.
Bốn là, giải pháp về chính sách, thu hút đầu tư:
- Có chính sách đầu tư xây dựng, phát triển vùng cho những vùng trồng chanh tập trung, diện tích lớn như hỗ trợ về cây giống sạch bệnh và cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất.
- Thu hút các đầu tư ứng dụng sơ chế, đóng gói, dán nhãn, chế biến chanh để thuận lợi cho tiêu thụ sản phẩm chanh quả trên địa bàn.
- Tiếp tục triển khai khai tốt các chính sách hỗ trợ trợ hiện hành.
- Tham mưu sửa đổi chính sách cho phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của ngành nông nghiệp, phù hợp với xu thế hội nhập thị trường Quốc tế.
- Nghiên cứu để đề xuất theo hướng đẩy mạnh liên kết sản tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ và tiêu chuẩn tương tự;
- Hỗ trợ xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm để làm cơ sở xây dựng thương hiệu chanh quả Nghệ An nói riêng, Đô Lương nói riêng phù hợp với “Đề án phát triển, mở rộng diện tích cây ăn quả gắn với công nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2021- 2025”.
Qua thực tiễn sản xuất có thể nhận định một số bài học kinh nghiệm như:
- Phương thức canh tác truyền thống, việc áp dụng các tiến bộ KHKT vào canh tác còn hạn chế, tình trạng lạm dụng các loại phân bón hóa học, thuốc BVTV độc hại khiến môi trường đất, nước bị ảnh hưởng.
- Trong sản xuất giống chanh Ở Nghệ An hiện nay chưa có cây đầu dòng, ít vườn cây mẹ, vườn sản xuất giống đạt tiêu chuẩn nên thiếu các giống chanh sạch bệnh, chất lượng cao chủ động cung ứng cho ản xuất.
- Chanh quả phát triển khá mạnh, ổn định quy mô về diện tích, năng suất nhưng do chưa có nhãn hiệu, thương hiệu nên hạn chế việc khai thác hiệu quả cũng như việc mở rộng sản xuất.
Vậy nên, sản xuất chanh cần tổ chức sản xuất cây chanh theo chuỗi khép kín; có mối liên kết giữa doanh nghiệp - nông dân trồng - sơ chế, đóng gói, dán nhãn - bảo quản - tiêu thụ. Sản phẩm quả đạt tiêu chuẩn về mẫu mã, chất lượng để tham gia chuỗi cung ứng xuất khẩu và nội tiêu. Phát triển sản xuất đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ để tạo ra sản phẩm sạch, an toàn đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, phát triển bền vững. Phát triển chanh nói chung chanh không hạt nói riêng theo hướng phát triển, quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM). Đẩy nhanh hỗ trợ sử dụng thuốc trừ sâu sinh học, thảo mộc, tăng cường sử dụng phân hữu cơ, giảm thiểu phân hóa học. Đồng thời cân tăng cương làm tốt hơn công tác kiểm soát được chất lượng, nguồn gốc giống chanh. Hoàn thiện áp dụng quy trình công nghệ trong sản xuất; kỹ thuật thâm canh chanh nói chung, chanh không hạt nói riêng trong điều kiện Nghệ An. Khắc phục triệt để các hạn chế từ khâu trồng, tỉa cành tạo tán, sử dụng phân bón, thu hoạch, bảo quản để khuyến cáo người trồng. Công tác phòng trừ sâu bệnh cần tăng cường sử dụng các loại thuốc sinh học, thuốc thảo mộc.
Tóm lại trên cơ sở thực tế về thực trạng về chanh không hạt nói riêng, cây chanh nói chung chúng ta cần xem xét đánh giá được lợi thế thế mạnh của cây chanh (khả năng thích nghi rộng, chống chịu điều kiện bất thuận tốt, đầu tư ít nhất trong nhóm cây có múi, có nhu cầu tiêu dùng quanh năm, phù hợp để chế biến quy mô công nghiệp) trên cơ sở phương châm phát triển dịch chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Do đó, cần quan tâm để có cơ chế, chính sách cho cây chanh đủ tạo động lực thu hút đầu tư vào phát triển sản xuất, liên kết bao tiêu sản phẩm và chế biến để phát triển bền vững có hiệu quả cao hơn trong thời gian tới.
Duy Hải (chi cục TT&BVTV) - nguồn nnptnt.nghen.gov.vn