Thứ năm, 21/11/2024, 21:57

Chuyển mạnh tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp

Thứ tư - 20/03/2024 06:16 1.159 0
Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết 19/NQ-TW ngày 16/6/2022 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó có quan điểm Chuyển mạnh tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường.
Chuyển mạnh tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp
Phát huy lợi thế vùng, miền, địa phương, tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp theo chuỗi giá trị, dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo. Để đưa nhanh Nghị quyết vào cuộc sống đối với lĩnh vực Trồng trọt ở Nghệ An, chúng tôi có một số suy nghĩ về cách tiếp cận để các địa phương, bà con nông dân tham khảo thực hiện:
 Vậy hiểu như thế nào là tư duy sản xuất nông nghiệp và tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp:
Tư duy sản xuất nông nghiệp: hiểu cách giảm đơn đó là lâu nay sản xuất nông nghiệp chúng ta còn nặng về lấy sản lượng làm mục tiêu, sản xuất cái mình có, sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch, người nông dân ít khi tính tới chi phí đầu vào mà chỉ chú trọng đến giá bán,…vì vậy giá trị sản xuất mang lại không cao, chưa tối ưu hóa lợi nhuận, sản phẩm làm ra có lúc dư thừa không bán được,…
Còn tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp là lấy giá trị gia tăng làm mục tiêu, chuyển đổi tư duy tăng sản lượng sang tăng giá trị, sản phẩm làm ra là cái thị trường cần (bao gồm giá trị, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và tiện ích); Người nông dân sản xuất chú trọng càng giảm chi phí đầu vào thì càng tăng được lợi nhuận, tăng giá trị gia tăng; Ngành nông nghiệp sẽ chuyển đổi không cạnh tranh bằng số lượng, bằng khai thác tự nhiên mà hướng đến cạnh tranh bằng sản xuất ít, sản xuất tiết kiệm, giảm bớt sức ép môi trường, một nền nông nghiệp đem lại hiệu qủa cao hơn.
Từ cách hiểu nêu trên, để đưa ngành nông nghiệp (về trồng trọt) ở Nghệ An đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cần quan tâm thực hiện một số vẫn đề sau:
Thứ nhất: Về mặt tổng thể, phạm vi lớn: Trên cơ sở vị trí địa lý, đất đai, khí hậu thời tiết,…trước năm 2020 tỉnh đã có quy hoạch về phát triển cho từng loại cây trồng như: Lúa, Ngô, Lạc, Chè, Cam, Mía, Sắn, Cao su, Chanh Leo, Bơ, Rau Màu,…thời gian gần đây tỉnh ban hành các đề án: Đề án phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Nghệ an giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Đề án phát triển, mở rộng diện tích cây ăn quả gắn với công nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2030; Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022-2030; Đề án nâng cao chất lượng giống cây trồng thích ứng biến đổi khí hậu gắn với sản phẩm chủ lực tỉnh Nghệ am giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn 2030;…Cùng với đó Hội đồng nhân dân tỉnh có Nghị quyết 18 ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 -2025;...Nhờ vậy ngành nông nghiệp Nghệ An đã có những bước tiến lớn với tốc độ tăng trưởng đạt từ 4,5 – 5%/năm.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện các đề án và các chính sách thấy còn hạn chế cần phải được tháo gỡ. Thiết nghĩ ngành nông nghiệp cùng các địa phương cần rà soát, đánh giá, tổng kết nghiêm túc những mặt làm được và chưa được của các đề án, chính sách đã ban hành từ đó tham mưu tỉnh bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn sản xuất, tình hình xã hội nhằm phát huy tốt nhất lợi thế từng vùng, miền, địa phương trên địa bàn tỉnh.
Chẳng hạn như: Về sản xuất lương thực mỗi năm sản lượng trên 1,2 triệu tấn/năm (trong đó Lúa gần 1 triệu tấn) cần phải có cách nhìn mới đó là không thiên nhiều về năng suất, sản lượng mà nên chú trọng về chất lượng và hiệu quả. Theo hướng đó để điều chỉnh cơ cấu giống Lúa cho phù hợp (giảm diện tích sản xuất Lúa lai, tăng tỷ lệ Lúa thuần, lúa chất lượng cao kết hợp đẩy mạnh sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, bao tiêu sản phẩm, chế biến gạo có thương hiệu,…làm sao có giá trị cao nhất, người dân sản xuất lúa đem lại hiệu quả cao nhất (hiện nay đã có nhiều HTX cùng người dân liên kết với các doanh nghiệp sản xuất rất hiệu quả như ở xã Thọ Thành, Hợp Thành, Liên Thành, Diễn Tháp,…; Tại Yên Thành tập đoàn TH đã xây dựng nhà máy chế biến gạo,…); Về sản xuất cây ăn quả cũng cần cân đối lại chỉ tiêu, kế hoạch về cây Cam – Quýt, Dứa,…cho phù hợp với khả năng sản xuất, chế biến, tiêu thụ hiện nay;…  
Trình diễn đánh giá giống Lúa mới vào Sản xuất
Thứ hai: Về phạm vi nhỏ, hộ gia đình: Trên cơ sở định hướng sản xuất chung của ngành nông nghiệp và địa phương từng hộ gia đình phải có sự tính toán, đặt lợi ích riêng nằm trong lợi ích chung để cùng phát triển “muốn đi xa thì phải đi cùng nhau” đó là (nếu nằm trong vùng quy hoạch, sản xuất có sự liên kết với HTX, doanh nghiệp,…thì cùng chung tay để sản xuất với quy mô lớn, không sản xuất riêng lẻ,…để có sự chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ về kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm,…; Nếu nằm ngoài vùng thì tính toán lựa chọn loại cây trồng, giống, quy trình sản xuất, đầu tư vật tư,…sao cho phù hợp, có tính khác biệt, tính mới và có lợi nhất,…).
Thứ ba: Tiếp tục thực hiện dồn điền đổi thửa, tập trung - tích tụ ruộng đất để có vùng sản xuất đủ lớn thuận lợi cho việc áp dụng đồng bộ cơ giới hóa. Hiện nay một số địa phương đã ban hành kế hoạch tập trung - tích tụ ruộng đất, công tác này cần phải được đẩy mạnh trong thời gian tới, nhất là việc khuyến khích các doanh nghiệp, HTX, người dân,…thuê lại ruộng để đầu tư sản xuất lớn mang tính hàng hóa, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Thứ tư: Về ứng dụng khoa học công nghệ phải tập trung các nguồn lực, đầu tư nâng cao tỷ lệ ứng dụng ngày càng nhiều cơ giới hóa các khâu: làm đất, gieo trồng, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, bảo quản, chế biến,…; Sử dụng vật tư đầu vào giống mới chất lượng, phân bón, thuốc BVTV tiết kiệm, quy trình kỹ thuật tiên tiến,…Nhằm tăng năng xuất lao động, giảm tối đa chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng giá trị.
   
Ứng dụng công nghệ sản xuất nho, rau trong nhà màng – nhà lưới
Thứ năm: Về liên kết sản xuất, xúc tiến thương mại, quảng bá tiêu thụ sản phẩm nông sản: Khuyến khích, tạo điều thuận lợi để các tổ chức, doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất nông sản theo chuỗi khép kín từ khâu sản xuất đến chế biến, bảo quản tiêu thụ sản phẩm nhằm ổn định đầu ra, nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất; Đẩy mạnh công tác xây dựng, bảo vệ thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa nông sản của Nghệ An. Chú trọng đầu tư bao bì, nhãn mác, có tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tạo sự tin tưởng, yên tâm cho khách hàng; Tổ chức hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm... để giới thiệu, quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông sản Nghệ An đến người tiêu dùng.
Sản xuất Rau theo chuỗi gía trị tại Hoàng Mai
Thứ sáu: Về cơ chế chính sách: vận dụng thực hiện tốt nhất các chính sách của Nhà Nước hiện hành; Nghiên cứu xem xét các chính sách của tỉnh đã ban hành, nhất là chính sách tại Nghị Quyết 18 của HĐND tỉnh để có những sửa đổi, bổ sung theo hướng tập trung ưu tiên có trọng tâm, trọng điểm, cái mới, cái phát huy nhanh hiệu quả để kích cầu sản xuất phát triển. Ưu tiên các chính sách cho liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; Các công nghệ chế biến, bảo quản sâu để tăng giá trị sản phẩm; Tập trung – tích tụ ruộng đất để có quy mô sản xuất lớn;…
Thứ bảy: Về công tác truyền thông, tổ chức thực hiện: Phổ biến, quán triệt sâu rộng chủ trương nghị quyết 19 của BCH TW Đảng đến cán bộ và người dân biết; Các địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể phù hợp với thực tế địa phương; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, nhất là việc tuyên truyền về các cá nhân, tổ chức sản xuất giỏi, có mô hình hiệu quả, cách làm mới,…nhằm tạo động lực, tạo phong trào, thay đổi nhận thức, chuyển mạnh tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp.
Sản xuất Rau an toàn tại Yên Thành
Thứ tám: Đẩy mạnh chuyển đổi số nông nghiệp và phát triển nông thôn là yêu cầu tất yếu khách quan; là phương thức để thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp thông minh, nông thôn hiện đại, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong chuỗi sản xuất, chế biến, thị trường và nền kinh tế. Chuyển đổi số là quá trình ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số từ sản xuất đến chế biến, phân phối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Điểm khác biệt cơ bản giữa nông nghiệp số và nông nghiệp truyền thống chính là ở việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật số (dữ liệu lớn, điện toán đám mây, internet vạn vật…) vào toàn bộ hoạt động của ngành, làm thay đổi cách thức quản lý, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ truyền thống sang hiện đại và thông minh.
             Nguyễn Đình Hương – Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật - nguồn TSKN

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
mo-hinh-che-huu-co.jpg hoi-nghi-thang-9-6.jpg mo-hinh-ga-2.jpg mo-hinh-luon-4.jpg Kiem-tra-san-xuat.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg mo-hinh-buoi-1.jpg a12-6.jpg a26-4.jpg a23-1.jpg image-20240813150406-1-6.png a24-2.jpg a11-3.jpg a25-4.jpg h3-13.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây