Xã Đồng Văn - huyện Quế Phong: Phát triển kinh tế từ nuôi cá lồng hồ trên thủy điện Hủa Na

Thứ tư - 05/10/2022 05:39 562 0
   Đồng Văn huyện Quế phong là một xã có tổng diện tích đất tự nhiên 29.076ha, với tổng dân số là 3.161 người, đứng thứ hai sau xã Thông Thụ, trong đó tổng diện tích mặt nước lòng hồ thuỷ điện Hủa Na 1.300 ha;
Xã Đồng Văn - huyện Quế Phong: Phát triển kinh tế từ nuôi cá lồng hồ trên thủy điện Hủa Na
 
Với lợi thế thiên nhiên ban tặng là diện tích mặt nước lồng hồ khá lớn, những năm qua người dân sống xung quanh lòng hồ đã tận dụng để phát triển nuôi cá lồng và khai thác đánh bắt thủy sản. Lúc đầu từ vài chục lồng, bè nuôi cá nhỏ lẻ, đến nay mô hình này đã phát triển nhân rộng nhanh chóng lên hàng trăm lồng nuôi.góp phần quan trọng cải thiện nguồn thu nhập và tạo công ăn việc làm tại chỗ cho người dân địa phương.
 
          Hiện nay toàn xã Đồng Văn huyện Quế Phong có 49 hộ tham gia nuôi trên tổng 630 lồng. Trong đó số lồng được hỗ trợ của Tỉnh là  473 lồng; số lồng người dân tự bỏ kinh phí đầu tư và phát triển nhân rộng mô hình là 157 lồng tập trung chủ yếu ở Bản Mường Hinh ( 13 hộ nuôi với 171 lồng), Bản Pù Duộc (17 hộ nuôi với 169 lồng, Bản Na Chảo - Piềng Văn (8 hộ nuôi với 129 lồng) … các loại cá được người dân hiện tại đưa vào nuôi là cá trắm cỏ, cá leo, cá lăng, cá rô phi, cá diêu hồng... Nhưng nuôi tập trung nuôi chủ yếu vẫn là cá trắm cỏ, cá leo và cá lăng.
          Để tìm hiểu nghề nuôi cá lồng của xã Đồng Tâm huyện Quế Phong chúng tôi gặp gỡ gia đình anh Lang Văn Cường bản Na Chảo , một trong những gia đình nuôi cá đầu tiên trên đập thủy điện của xã . Hiện nay gia đình anh đưa vào nuôi 24 lồng trên tổng diện tích 1.536 m3. Anh Cường cho biết, năm 2017 gia đình anh bắt tay vào nuôi thử nghiệm chủ yếu là cá trắm cỏ, sau khi thu được kết quả khả quan đến nay gia đình mạnh dạn đầu tư nuôi 24 lồng với đủ các loại cá như trắm cỏ, cá leo, cá lăng, cá bọp,  mỗi lồng có thể tích 64m3/ lồng,  mật độ nuôi đối với cá leo khoảng 20 con/m2 , đối với cá trắm cỏ 20 - 30 con/m3 . Sau 8 -10 tháng nuôi đạt 3 - 4 tạ /lồng, thu nhập mỗi lồng một năm từ  40 - 45 triệu đồng, sau khi trừ chi phí đã thu lợi về cho gia đình mỗi năm hàng trăm triệu đồng.
          Tương tự, trong xã có rất nhiều hộ đã phát triển mô hình nuôi cá lồng này với số lượng lên đến hàng chục lồng như hộ anh Lang Văn Cường, Lang Văn Mão, Hà Thanh Truyền, Lương Văn Thái, điển hình là anh Trần Văn Thuận hiện nay là hộ dẫn đầu về số lượng lồng nuôi trong xã với 63 lồng. Các hộ nuôi ở đây cho biết thêm: “Trước kia các hộ ven lòng hồ thủy điện sống bằng nhiều nghề khác nhau nhưng vẫn không thoát được nghèo, nhưng kể từ khi có chính  sách hỗ trợ của Tỉnh về phát triển nuôi cá lồng, cuộc sống đã thay đổi nhiều và ổn định hơn. Điều đặc biệt vùng này do thiên nhiên ban tặng nên số lượng các loại cá tạp nhỏ có trong lòng hồ thủy điện là rất lớn. Mỗi ngày một hộ có thể khai thác các loại cá nhỏ tự nhiên từ 50- 100kg. Đủ để cung cấp thức ăn cho cá nuôi trong lồng. Vì thế hộ nuôi cá đã tận dụng và chủ động hoàn toàn về thức ăn cho cá, chi phí đầu tư giảm đi rất nhiều ” 

Trao đổi với chúng tôi về định hướng phát triển nghề nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện, đồng chí La Thị Hà, cán bộ công chức nông nghiệp xã Đồng Văn huyện Quế Phong cho biết: Nghề nuôi cá lồng trên thủy điện Hủa Na đã phát triển từ năm 2017. Nhưng để phát triển, đưa vào nuôi có hiệu quả, tạo thành một nghề phát triển kinh tế mũi nhọn của xã thì bắt đầu từ năm 2017 Tỉnh đã có Nghị quyết số 14/2017/NQ-HĐND của HĐND tỉnh hỗ trợ cho các hộ nuôi lồng trên địa bàn 6 huyện miền núi trong đó có  xã Đồng Văn Huyện Quế Phong. Mỗi hộ nuôi cá lồng sẽ được hỗ trợ tiền làm lồng ban đầu với số tiền 15 triệu đồng/ 1 lồng. Như vậy nếu như tính giá lồng hiện tại mà người dân đang sử dụng để nuôi thì chỉ bỏ thêm vào chi phí làm lồng ban đầu 2,5 triệu đồng/lồng, đây là một chính sách hỗ trợ rất lớn nhằm động viên khuyến khích người dân miền núi huyện Quế Phong phát triển nghề nuôi cá lồng.
          Xác định nghề nuôi cá lồng là một lợi thế cho nên những năm qua, huyện Quế Phong đã tập trung chỉ đạo các hộ trong xã Đồng Tâm đẩy mạnh phát triển nghề nuôi cá lồng. Đồng thời địa phương cũng có các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các hộ nhằm nhân rộng nghề nuôi cá lồng, tạo thêm việc làm cho người dân, góp phần tăng thu nhập xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
          Theo đó, huyện đã xây dựng kế hoạch tổng thể về phát triển nuôi cá lồng giai đoạn 2021- 2025, ngoài chính sách hộ trợ thuộc chương trình Nghị quyết số 14/2017/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Nghệ An, lãnh đạo huyện Quế Phong cũng chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện thường xuyên tổ chức tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ một số chính sách thực hiện mô hình trình diễn cho bà con nông dân, đồng thời xây dựng quy hoạch theo định hướng của huyện. Từ một số kết quả khả quan đã đạt được, thời gian tới địa phương sẽ tiếp tục mở rộng mô hình nuôi cá lồng trong lòng hồ thủy điện.”
          Có thể khẳng định, nghề nuôi cá lồng là một hướng phát triển kinh tế mới, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân vùng lòng hồ thủy điện Hủa Na xã Đồng Văn  huyện Quế Phong. Thời gian tới, cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp chính quyền địa phương và ngành khai thác nuôi trồng thủy sản tỉnh Nghệ An. Bởi sự phối hợp đồng bộ của các ngành sẽ tạo điều kiện hỗ trợ đắc lực cho hộ dân sống ven lòng hồ thủy điện Hủa Na phát triển nghề nuôi cá lồng theo hướng vững chắc, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới ở xã Đồng Văn huyện miền núi cao Quế Phong./
Mô hình cá thát lát lồng hộ anh Lang Văn Cường bản Na Chảo – Đồng văn- Quế Phong
Lệ Hằng - Nguồn TSKN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
a4.jpg a8-6.jpg a5-3.jpg a2-3.jpg a6-4.jpg a1-4.jpg a7-6.jpg a13-1.jpg a9-1.jpg a15-3.jpg a10-1.jpg a7-2.jpg a11-3.jpg a12-3.jpg a8-2.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây