Một số kinh nghiệm phòng trừ bọ xít trên vải nhãn

Thứ sáu - 14/04/2023 03:44 1.892 0
Cuối năm 2022 đầu năm 2023, khí hậu vùng Phủ Quỳ Nghệ An có sự biến động phức tạp khác thường. Tháng 10, 11, 12 năm 2022 trời rét đậm, rét hại nhiều đợt kéo dài và kéo dài cho đến tháng 01/2023.
Một số kinh nghiệm phòng trừ bọ xít trên vải nhãn
Do đó vải, nhãn ức chế phân hóa mầm hoa, đến tháng 02, tháng 3 ra hoa rộ tập trung, hứa hẹn một mùa bội thu vải, nhãn và mật ong. Qua các đợt khảo sát ở các huyện Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Yên Thành, Anh Sơn, TX. Thái Hòa, năm nay các loại cây ăn quả ra hoa tập trung, đặc biệt là vải, nhãn. Tuy nhiên, theo bà con vùng Phủ Quỳ thì trong 10 năm trở lại đây vải, nhãn ra hoa nhiều nhưng bọ xít phát dục mạnh, gây hại làm giảm năng suất, bà con rất băn khoăn vấn đề phòng trừ. Muốn phòng trừ bọ xít có hiệu quả về mặt kinh tế và bảo vệ môi trường, bà con cần lưu ý một số kinh nghiệm sau:

 Bác Nguyễn Minh Thảo kiểm tra bọ xít hại vải, nhãn tại thị xã Thái Hoà 

Thứ nhất: Nắm chắc đặc tính sinh học tức là hiểu về bọ xít  (Tessaratoma papillosa). Bọ xít trưởng thành qua đông, ở các bờ lô rậm rạp và mang tính bầy đàn, phát dục đẻ trứng. Vụ Xuân năm nào nhiệt độ, độ ẩm cao, mưa rào đến sớm thì bọ xít trưởng thành phát dục sớm, con đực và con cái đến với nhau, sau  2-3 ngày là đẻ trứng. Bọ xít trưởng thành thân dài từ 20-30mm, hình bầu dục, màu nâu vàng, có phấn sáp màu  trắng, đẻ nhiều từ tháng 3 đến tháng 5, sang tháng 6 thì đẻ rải rác. Mỗi con trưởng thành đẻ một lần 14 quả trứng, có con đẻ ít nhất 7 lần trong một vụ, có con đẻ nhiều nhất 11 lần. Đa số trứng bám ở dưới mặt lá, đường kính trứng từ 1,5- 3mm, trứng mới đẻ màu sáng trong, sau đó chuyển sang màu xám và màu vàng nâu rồi nở. Bọ xít non lúc mới nở có màu đỏ tươi, sau đó chuyển sang xanh lam rồi biến dần thành màu nâu sẫm. Bọ xít non cuối tháng 3-4 rất nguy hiểm, nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời sẽ gây bùng phát thành dịch gây hại trên diện rộng, thời kỳ gây hại kéo dài đến tháng 8.

Thứ hai: Kiên quyết tiêu diệt  triệt để bọ xít trưởng thành qua đông ở các bờ lô rậm rạp từ tháng 11, 12 năm trước đến tháng 01 năm sau bằng cách: Khi nhiệt độ thấp rung cây cho bọ xít rơi xuống và bắt, vì bọ xít trưởng thành qua đông sang xuân mới đẻ trứng, do đó tiêu diệt con vụ đông đạt hiệu quả rất cao, hạn chế gây thành dịch.

Thứ ba: Đến tháng 02, tháng 3 tiến hành kiểm tra vườn, ngắt các ổ trứng và bắt con bọ xít trưởng thành khi chúng xuất hiện. Đây là biện pháp đạt hiệu quả cao nhất, không ảnh hưởng môi trường, ít tốn kém.Tiến hành nhiều đợt, vào lúc sáng sớm và chiều tối khi nhiệt độ thấp bọ xít ít bay. Khi vải, nhãn nở xõa có bọ xít trên hoa và cây, ta tiến hành biện pháp cơ học tức là bắt bằng tay, kể cả bẫy dính, vợt bằng tay và ngắt các ổ trứng triệt để. Tuyệt đối khi hoa nở rộ không dùng biện pháp hóa học. Nếu sử dụng thuốc vào lúc này thì cành non, nụ hoa, quả và ong sẽ bị hủy diệt. Vải nhãn đang ra hoa tập trung, thời tiết hạn hán, bà con chỉ tưới nước dưới gốc không tưới lên hoa .

Thứ tư: Sang tháng 4 vải, nhãn đậu quả, bọ xít non mới nở xuất hiện, sức đề kháng yếu. Bà con có thể sử dụng một số loại thuốc trừ sâu như: Sapracid 25 Ec nồng độ 0,1%, hoặc Samicdin nồng độ 0,1%, hoặc một sốloại thuốc trừ sâu sinh học cao cấp như TASIEU 1.9Ec.
Trên đây là một số kinh nghiệm trong phòng trừ Bọ xít hại vải, nhãn, xin được chia sẻ, phổ biến mọi người cùng làm.

           
                                       Nguyễn Minh Thảo - Thái Hoà

        
         


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
rau-thom-2.jpg 20240316-101921.jpg a1-5.jpg anh-nam-1.jpg Lon-ban-dia-Ho-Ong-Dieu-tai-huyen-Que-phong-2.jpg a5-3.jpg a2-3.jpg a6-4.jpg a1-4.jpg a7-6.jpg a4.jpg a8-6.jpg a15-3.jpg a10-1.jpg a7-2.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây