Thứ năm, 26/12/2024, 17:57

Hội thảo mô hình: “Sử dụng phân bón lá hữu cơ Nano Canxi Silic PAN cho cây lúa

Thứ năm - 18/05/2023 05:33 1.025 0
Sáng ngày 18/5/2023 UBND huyện Đô Lương, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp phối hợp với Công ty cổ phần Nano Industry Đăng Quang và UBND xã Lạc Sơn tổ chức hội thảo mô hình: “Sử dụng phân bón lá hữu cơ Nano Canxi Silic PAN cho cây lúa tại xã Lạc sơn, huyện Đô Lương vụ Xuân năm 2023”
Hội thảo mô hình: “Sử dụng phân bón lá hữu cơ Nano Canxi Silic PAN cho cây lúa
Thành phần tham gia hội thảo gồm có đồng chí Trần Văn Hiến -Phó Chủ tịch UBND huyện, đồng chí Tạ Quang Sáng – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Nghệ An;  Đại diện lãnh đạo và chuyên viên phụ trách của Chi cục Trồng trọt & BVTV, đồng chí Trần Ngọc Thuận – TP nông nghiệp huyện  và chuyên viên phụ trách Trồng trọt phòng Nông nghiệp & PTNT. Lãnh đạo và viên chức Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp. Đại diện lãnh đạo Hội Nông dân. Trung tâm Văn hóa, Thể thao & Truyền thông huyện dự và đưa tin. Đại diện lãnh đạo UBND, công chức nông nghiệp các xã: Đặng Sơn, Lưu Sơn, Đà Sơn, Trung Sơn, Thuận Sơn, Yên Sơn, Văn Sơn, Thịnh Sơn, Hòa Sơn, Tân Sơn, Thái Sơn, Quang Sơn, Thượng Sơn, Đông Sơn, Tràng Sơn, Xuân Sơn, Minh Sơn.  Xã Lạc Sơn Kính mời: Bí thư Đảng ủy, Lãnh đạo UBND xã, chủ tịch hội dân, công chức Nông nghiệp, Giám đốc HTX Nông nghiệp, Bí thư, Xóm trưởng các xóm và đại diện 15 hộ thực hiện mô hình
 
                                           Đoàn đại biểu tham quan mô hình
Phân bón hữu cơ PAN là một sản phẩm của Công ty CP Nano Industry Đăng Quang. Đây là phân bón thế hệ mới được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu hữu cơ như tro trấu, đạm cá, lân tự nhiên, kali humat và vôi bột. Đặc biệt, Canxi và Silic được chiết xuất bằng công nghệ nano là hai thành phần dưỡng chất trung lượng thiết yếu giúp cây trồng phát triển tốt. Ở kích thước nano, các chất dinh dưỡng dễ dàng được cây trồng hấp thụ vào tận từng tế bào của cơ thể. Canxi và Silic giúp tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng khác, giúp bộ rễ khỏe, thân cành lá cứng, tăng khả năng quang hợp, tăng sức đề kháng và tăng khả năng chống chịu sâu bệnh hại. Ngoài ra, phân bón PAN còn có chứa hàm lượng các chất hữu cơ cao, các chất đa lượng NPK cân đối và cả các chất vi lượng. Sử dụng phân bón PAN không những giúp tăng năng suất cây trồng mà còn giúp nâng cao chất lượng nông sản, mùi vị thơm ngon hơn và kéo dài được thời gian bảo quản sau thu hoạch.
                                            Toàn cảnh hội thảo tại hội trường
Là mô hình được Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp đã tiến hành khảo sát các xã có nhu cầu thực hiện mô hình. Sau khi khảo sát nhận thấy xã Lạc Sơn có đủ điều kiện và người dân có nguyện vọng thực hiện mô hình, được sự đồng ý của UBND huyện, Phòng NN&PTNT, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp đã thống nhất chọn xã Lạc Sơn làm địa điểm xây dựng mô hình. Tổng diện tích mô hình là 40 ha sản xuất tại xã Lạc Sơn, lựa chọn cánh đồng Kè xóm 1,3,4 đảm bảo các tiêu chí liền vùng, liền khoảnh, vùng đất thâm canh cao, dễ điều tiết nước, gần các trục đường giao thông thuận lợi để quảng bá tuyên truyền cũng như thực hiện hội thảo đầu bờ. Các hộ nông dân lựa chọn phải đảm bảo có ruộng tại mô hình tích cực tham gia trên tinh thần tự nguyện sản xuất lúa theo quy trình do Trung tâm DVNN Đô Lương hướng dẫn.
Qua kiểm tra theo dõi cho thấy mô hình sử dụng phân bón PAN có thời gian trổ bông sớm hơn và dự kiến thời gian sinh trưởng rút ngắn hơn so với đối chứng, tuy nhiên rút ngắn không đáng kể. Có bộ lá khỏe, cứng cây, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh cũng như tác động của thiên nhiên rất tốt… tỉ lệ nhiễm rầy nâu, bệnh khô vằn, lem lép hạt, bệnh đạo ôn cổ bông đều thấp hơn so với đối chứng.

 
                                  Đ/c Tạ Quang Sáng phát biểu tại buổi hội thảo
Phát biểu tại buổi hội thảo đồng chí Tạ Quang Sáng – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Nghệ An ghi nhận và đánh giá cao về việc sử dụng phân bón lá hữu cơ Nano Canxi Silic PAN cho cây lúa tại xã Lạc sơn Đô Lương. Giúp người nông dân tiếp cận với các tiến bộ KHKT mới như phun phân bón, thuốc BVTV bằng sử dụng máy bay không người lái. Nhờ áp dụng đúng theo quy trình kỹ thuật nên cây lúa hạn chế được sâu bệnh hại, giảm được việc sử dụng thuốc BVTV trên đồng ruộng, giúp bà con nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất, bảo vệ sức khỏe và góp phần bảo vệ môi trường, thiên địch. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. Mô hình có hiệu quả đã tạo ra được sự lan tỏa rộng khắp trên địa bàn, bà con nông dân rất tin tưởng vào những tiến bộ KHKT mới đã và đang áp dụng vào trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất lúa nói riêng. Đồng chí đề nghị Trung tâm DVNN huyện, Công ty cổ phần Nano Industry Đăng Quang tiếp tục xây dựng các mô hình để tuyên truyền nhân rộng cho vụ hè thu và những năm tiếp theo.
    Đồng chí Trần Văn Hiến - Phó chủ tịch UBND huyện Đô Lương phát biểu tại hội thảo
Phát biểu tổng kết hội nghị đồng chí Trần Văn Hiến - Phó chủ tịch UBND huyện Đô Lương khẳng định hiệu quả mà mô hình đem lại. Qua thực tế sau khi áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực hiện mô hình, việc sử dụng phân bón hữu cơ PAN kết hợp phun thuốc, phun phân bằng máy bay không người lái (drone) đem lại hiệu quả cao về kinh tế, môi trường, tăng cường nâng cao sức khoẻ đời sống bà con nông dân. Có thể áp dụng nhân rộng mô hình trên toàn huyện cũng như tuyên truyền cho các vùng lân cận.
                                                          Hồ Thị Hiền – Trung tâm KNNA

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
hh6-2.jpg hh2.jpg hh7-1.jpg hh3-1.jpg hh4-2.jpg hh1.jpg hh5-3.jpg Nuoi-cac-long-cua-song-cua-ho-Vu-Van-Manh-xa-Nghi-Quang-huye z6098847690463-7001a19e38215bdbc3068ea76aa3cc89-1.jpg a3-7.jpg a2-9.jpg Kiem-tra-san-xuat.jpg mo-hinh-luon-4.jpg mo-hinh-buoi-1.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây