Thứ hai, 23/12/2024, 05:37

Cơ chế để đẩy nhanh ứng dụng công nghệ và khoa học kỹ thuật vào khai thác hải sản

Chủ nhật - 12/09/2021 22:49 1.208 0
  Nghề cá truyền thống của nước ta đã và đang có những bước tiến nhanh theo yêu cầu hiện đại và hội nhập. Tuy vậy, tại nghề cá do hạ tầng còn lạc hậu và nguồn lực đầu tư hạn chế nên mấy năm nay, dù cố gắng nhưng nghề cá vẫn luẩn quẩn, không hiện đại hóa trang thiết bị hiện đại nên đánh bắt không hiệu quả và đánh bắt không hiệu quả nên không có tiền vốn và động lực để đầu tư…
Cơ chế để đẩy nhanh ứng dụng công nghệ và khoa học kỹ thuật vào khai thác hải sản
         Hiệu quả từ các “cú hích” chính sách
          Từ năm 2014-2015, nhờ cú hích hỗ trợ lãi suất đóng tàu xa bờ theo Nghị định 67/CP nên nghề cá nước ta nói chung và Nghệ An nói riêng có cơ hội để phát triển bứt phá. Cùng với trang bị hàng ngàn tàu to máy lớn để đánh bắt xa bờ thì tỉnh cũng có một số chính sách hỗ trợ tiếp sức cho bà con ngư. Cụ thể đó là hỗ trợ máy dò ngang khai thác thủy sản khơi xa và máy thông tin tầm xa có tích hợp về tinh các tổ hợp tác. Từ năm 2014 đến 2017, Nghệ An đã hỗ trợ 250 các tổ hợp tác đánh bắt xa bờ trên 90 CV, cùng với đó là hỗ trợ 50% giá trị máy dò ngang nhưng không quá 200 triệu đồng/máy.
          Từ chính sách hỗ trợ “mồi nhử” này của tỉnh, một số tàu lớn do bà con tự đóng cũng đã tự tìm mua các thiết bị dò ngang hiện đại hơn, qua đó nâng cao hiệu quả đánh bắt rõ rệt. Trường hợp của ngư dân Trần Minh Thành xã Quỳnh Long (Quỳnh Lưu) là một ví dụ. Từ máy dò ngang được Trung tâm khuyến nông tỉnh hỗ trợ ban đầu, nay anh đầu tư mua thêm thiết bị dò cá hiện đại hơn nên mặc dù nhiều tàu đánh bắt khó khăn do nguồn lợi thủy sản suy giảm nhưng tàu của cá anh Thành liên tục đánh bắt đạt sản lượng. Từ mô hình và kinh nghiệm của anh Thành, nhiều ngư dân tự bỏ tiền mua máy dò ngang hiện đại để đi biển. Mới đây nhất, anh Chắt Thành ở xóm Phú Liên, xã Quỳnh Long đầu tư 1,6 tỷ đồng để mua bộ thiết bị dò ngang hiện đại có thể quét 180 đến 360 độ, dò cá từ xa và chụp rất nhanh và nét.
Ông Vũ Ngọc Chắt – Hội trưởng Hội nghề cá xã Quỳnh Long (Quỳnh Lưu) cho biết: từ chỗ chỉ 1 vài tàu cá trang bị thiết bị dò ngang theo chính sách hỗ trợ của nhà nước cách đây dăm bảy năm, đến nay, gần như 100% tàu thuyền đánh bắt đều có thiết bị dò cá khá hiện đại, với công nghệ mới nhập khẩu từ Nhật Bản, giá rẻ nhất là 400 triệu đến 1,6 tỷ đồng/bộ thiết bị gồm cả dò đứng và dò ngang.
          Bên cạnh đó, nhờ có máy thông tin tầm xa tích hợp vệ tinh (E.com) nên các tàu không chỉ liên lạc với nhau khi cứu hộ, cứu nạn mà khi gặp được luồng cá, ngư trường được thì các ngư dân, nhóm tàu có thể liên lạc với nhau để đến đánh bắt nên hiệu quả tối đa. Thời gian gần đây, với thói quen đánh tầng cá nổi nên một số tàu cá của ngư dân Quỳnh Lập (Tx Hoàng Mai) và Tiến Thủy, Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Long, Sơn Hải (Quỳnh Lưu) còn lắp thêm dàn đèn cao áp để câu mực hoặc đi tìm luồng cá.
          Tiếp nối chính sách hỗ trợ ngư dân đánh bắt, mới đây, khi Luật thủy sản có hiệu lực kèm theo quy định bắt buộc các tàu có chiều dài trên 12 m phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình GPS trên tàu nên năm 2020, HĐND tỉnh đã thông qua cơ chế hỗ trợ bổ sung cho các tàu cá, theo đó, tỉnh trích hơn 8 tỷ đồng hỗ trợ 50% giá thiết bị giám sát hành trình trên tàu đánh xa bờ và 50% kinh phí thuê bao hàng tháng. Sau khi được hỗ trợ, gần như toàn bộ tàu đánh xa bờ đều đã lắp đặt thiết bị này, điều tưởng chừng rất khó trước đây với bà con ngư dân. Với thiết bị GPS kèm chức năng đàm thoại, cuộc gọi (nếu thiết bị do VNPT cung cấp), các tàu đánh cá khi đi đánh bắt không chỉ duy trì, giữ thông tin liên lạc với Trạm bờ và lực lượng chức năng quản lý mà ngư dân còn có thể chủ động liên lạc với các cơ sở hậu cần thu mua tại các cửa lạch ven bờ, nơi nào gần và được giá nhất thì vào bán…
          Những bất cập phát sinh và cái khó bó cái khôn
          Hiện tại, sau hơn 5 thời gian hỗ trợ và sử dụng, do chủ yếu ở môi trường trên tàu biển ẩm và mặn nên các thiết bị thông tin tầm xa trên tàu cá đã bắt đầu trục trặc hư hỏng. Theo ông Trần Xuân Nhuệ - Trưởng phòng Khai thác, Chi cục Thủy sản cho biết: khác với trước đây mỗi Tổ hợp tác gồm từ 5- 6 tàu được trang bị 1 bộ thông tin tầm xa thì nay theo quy định mới của Chính phủ, chỉ cần Tổ hợp tác gồm 2 tàu cá được mua sắm 1 bộ I.Com. Vì vậy, sắp tới, nếu ngư dân có nhu cầu và tỉnh có chính sách thì Chi cục sẽ kiến nghị tiếp tục hỗ trợ ngư dân. Tuy nhiên, hiện nay, do các tàu đánh bắt xa bờ chiều dài trên 15 m đều có giám sát hành trình GPS bao gồm cả chức năng đàm thoại, nghe gọi nên cũng không thực sự cấp thiết nữa. Trên thực tế vài 3 năm lại đây, ngư dân cũng không đề nghị trang bị thiết bị E.Com nữa.
          Đối với chính sách hỗ trợ thiết bị dò ngang. Do cơ chế hỗ trợ của tỉnh tại Nghị quyết 14 HĐND tỉnh là chỉ hỗ trợ 50% giá máy nhưng không quá 200 triệu đồng/thiết bị nên theo các ngư dân mức hỗ trợ trên phù hợp với cách đây 6 năm. Hiện nay, các thiết bị dò ngang mới, hiện đại hơn đã ra đời với giá từ 500 đến 1,5 tỷ đồng/bộ thiết bị. Mức hỗ trợ 50% giá máy dò ngang của tỉnh hỗ trợ đồng nghĩa với máy đã lạc hậu, chỉ quét được góc 7-10 độ và thông thường đóng tàu mới, hạ thủy xong là phải có thiết bị này để đi đánh bắt nên ngư dân tự mua sắm mà không chờ chính sách hỗ trơ năm 2019 đến nay ngư dân không làm chế độ hỗ trợ này.
       Theo các ngư dân Hoàng Mai biết: thiết bị dò ngang hiện nay khá hiện đại, quét chiếu bằng tia lade, chụp hình ảnh nhanh và xa, có giá từ 1 đến gần 2 tỷ đồng/bộ thiết bị, góc quét chụp và dò từ 45 độ đến 90 độ thậm chí 360 độ và chụp xa hàng km nên khá hiệu quả, đánh bắt dễ tìm luồng cá.
        Ông Trần Như Long – Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản cho hay: vài năm lại đây do nhiều tàu đánh bắt không hiệu quả, nhiều lao động nghề cá bỏ đi làm nghề khác nên thiếu nhân lực đánh bắt trầm trọng. Đây là cơ hội để tái cơ cấu lại lực lượng lao động nghề cá bằng đẩy nhanh ứng dụng cơ giới và khoa học kỹ thuật vào đánh bắt, thay thế sức người.
        Hiện nay, mỗi tàu đi vây cần từ 18-21 lao động và tàu đi câu mực hay đánh chụp cần từ 8-10 lao động. Đại diện Hội nghề cá Quỳnh Lập cho biết: bất cập của nghề cá hiện nay là nếu đánh bắt đủ người thì chi phí nhân công quá lớn mà không đủ người thì đánh bắt không hiệu quả hoặc các lao động còn lại rất mệt, hiệu quả không cao. Vì vậy, tỉnh là phải có chính sách hỗ trợ để ngư dân mua máy tời thủy lực dưới tàu đánh xa bờ thì mới giải quyết được vấn đề trên. Theo ông Nguyễn Xuân Hùng, ngư dân xóm Tân Thành, xã Quỳnh Lập tùy theo công suất nhưng phổ biến có giá từ 300- 450 triệu đồng, nếu có máy tời thủy lực thì mỗi tàu giảm được 4-5 lao động. Khi đó, chỉ cần 1 người biết sử dụng điều khiển tời sẽ thay thế được 4 lao động đứng 4 góc để nâng thiết bị chụp hoặc kéo lưới rất nặng nhọc.
Hiện nay do hải sản đều bảo quản, đựng ở dưới hầm lạnh nên nếu có máy tời thủy lực thì khi tàu về đưa cá lên bờ nhanh và đỡ vất vả cho ngư dân bốc dỡ. Nhiều vụ tai nạn trong hầm đá do bốc dỡ cá gần đây là do bị trơn, không có tời thủy lưc.
       Cùng với trình cơ chế hỗ trợ 30% kinh phí mua máy tời thủy lực dưới tàu xa bờ, chúng tôi được biết hiện tại, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm tại các tỉnh, Sở Nông nghiệp & PTNT đang trình HĐBD tỉnh sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 14 của tỉnh, theo đó hỗ trợ 50% kinh phí để ngư dân mua máy lọc nước ngọt từ nước biển trên tàu đánh bắt xa bờ. Theo đại diện Phòng khai thác, Chi cục Thủy sản cho biết: ngư dân đánh xa bờ các tỉnh đã lắp máy lọc nước ngọt từ nước biển khá nhiều, máy sản xuất trong nước và giá từ 150 triệu đồng/bộ và công suất lọc 150 lít/giờ nên khá tiện dụng. Tỉnh nên hỗ trợ dân mua sắm thiết bị này sẽ được “lợi ích kép” vì tàu cá giảm được thể tích và trọng lượng mỗi khi xuất bến, khoang chứa 5-10 m3 nước ngọt có thể chứa hải sản sau khai thác. Bên cạnh đó, khi không chịu áp lực về thiếu nước ngọt trên tàu, ngư dân có thể bám biển đánh bắt dài ngày hơn sẽ mang lại hiệu quả.
       Ông Trần Như Long – Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản cũng cho hay: so với nghề cá các nước, nghề cá nước ta khá lạc hậu, chưa thể bám biển đánh bắt dài ngày. Những năm gần đây, một số lao động các xã ven biển đi xuất khẩu tại Đài Loan hay Hàn Quốc cũng đã làm quen với công nghệ đánh bắt mới tại các nước có nghề cá phát triển nhưng khi về nước không áp dụng được. Tuy nhiên, nếu chúng ta có lộ trình hỗ trợ ngư dân đầu tư, chuyển đổi phương tiện phù hợp, các lao động này về nước sẽ là nguồn lực bổ sung đưa nghề cá truyền thống nước ta đi lên./.
                                                                  Nguyễn Hải
                                                      Báo Nghệ An - nguồn TSKN

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
hh3-1.jpg hh7-1.jpg hh4-2.jpg hh1.jpg hh5-3.jpg hh2.jpg hh6-2.jpg z6098847690463-7001a19e38215bdbc3068ea76aa3cc89-1.jpg a3-7.jpg a2-9.jpg Nuoi-cac-long-cua-song-cua-ho-Vu-Van-Manh-xa-Nghi-Quang-huye mo-hinh-buoi-1.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg mo-hinh-che-huu-co.jpg hoi-nghi-thang-9-6.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây