Thành phố Vinh: Xây dựng mô hình nuôi cá thát lát cườm gắn với tiêu thụ sản phẩm

Thứ tư - 16/06/2021 23:27 964 0
Cá thát lát cườm (Notopterus notopterus) là loài bản địa, cá có phẩm chất thịt thơm ngon, có thể chế biến được nhiều món ăn phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
Thành phố Vinh: Xây dựng mô hình nuôi cá thát lát cườm gắn với tiêu thụ sản phẩm
Hiện nay sản phẩm cá thát lát cườm được chế biến và tiêu thụ ở dạng tươi sống, cá phi lê, chả cá và cá thát lát nguyên con rút xương…, đây là những mặt hàng thực phẩm đặc sản có giá trị kinh tế cao được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Thông thường cá thát lát tươi sống có giá trị 150.000 - 200.000 đồng/kg, chả cá thát lát khoảng 270.000 - 300.000 đồng/kg, cá thát lát rút xương có giá khoảng 350.000 - 400.000 đồng/kg. Với mức giá này, thát lát được cho là một trong những loại cá có giá trị thương phẩm lớn.
Những mô hình sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm đang là một hướng đi mới và nhận được sự quan tâm của người dân. Từ những lý do đó, bằng nguồn hỗ trợ của Thành Phố, ngày 14 tháng 6 năm 2021 Trung tâm DVNN TP Vinh đã tiến hành thả giống, tham dự có các đồng chí đại diện cho Phòng Kinh tế Thành phố, ban giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thành phố. Hộ dân được lựa chọn là ông Nguyễn Văn Lan, xã Nghi Liên, Thành phố Vinh với diện tích 1.000 m2 ao, thả 9.000 con giống, kích cỡ giống thả trung bình 100 con/kg.
zalo
Mô hình nuôi cá thát lát thương phẩm gắn với tiêu thụ sản phẩm hộ ông Nguyễn Văn Lan, xã Nghi kim, TP Vinh
Theo đại diện Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp Thành phố Vinh nhận định đây là đối tượng nuôi mới nên chủ hộ cần phải tuân thủ đầy đủ quy trình kỹ thuật để áp dụng trong quá trình nuôi mặt khác ngoài phần hỗ trợ của nhà nước thì hộ dân cần phải bố trí đầy đủ nguồn vốn đối ứng để mua thức ăn, vật tư và hi vọng việc xây dựng thành công mô hình nuôi cá thát lát cườm thương phẩm gắn với tiêu thụ sản phẩm sẽ là tiền đề cho việc chuyển đổi những đối tượng nuôi kém hiệu quả sang các đối tượng nuôi đem lại kinh tế cao hơn, thị trường tiêu thụ ổn định góp  phần tìm ra đối tượng thủy sản nuôi phù hợp, để nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người dân nuôi thủy sản đồng thời chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật đến cho bà con nông dân để làm cơ sở mở rộng nuôi các loại giống thủy sản có giá trị kinh tế cao nhằm phát triển bền vững, tạo niềm tin cho ngư­ời nông dân áp dụng vào sản xuất thực tế tại địa phương. 
Trần Trung Thành - Trung tâm KNNA

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
IMG-8363-3.jpg IMG-2168.jpg z5175174958158-bb2526c428da909419d8a2caefc39251-1-7.jpg Ong-Nguyen-Cuong-kiem-tra-tom-trong-be-cong-nghe-cao-theo-qu IMG-0392-9.jpg 20240106-101045-4.jpg a2-3.jpg z5006794703446-4905d71d69db129c098d64ed093a43e8.jpg IMG-4626.jpg rrrr.jpg ga.jpg Vuon-cam-duoc-cham-soc-theo-quy-trinh-huu-co-nen-kha-sach-be z4984936786801-2d432b8802aaa72bce7a1cbefd82e73a.jpg IMG-1378.jpg Mo-hinh-cham-soc-bao-ve-theo-quy-trinh-huu-co-cua-ong-Bui-Va
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây