Nuôi cá ruộng lúa trong mùa mưa - những điểm cần lưu ý
Chủ nhật - 31/10/2021 23:313.4010
Hằng năm vào khoảng cuối tháng 8 đầu tháng 9 (dương lịch) là thời điểm thu hoạch lúa vụ hè thu xong, đất ruộng bỏ trống; đây cũng là lúc thích hợp cho mô hình nuôi cá trên ruộng lúa. Để mô hình mang lại hiệu quả cao nhất, người nuôi cần nắm vững những yêu cầu kỹ thuật quan trọng như:
1. Chọn ruộng nuôi :Chọn vùng ruộng trũng hoặc có nguồn nước cấp, thoát khi ngập úng. Ruộng có bờ bao chắc chắn để giữ được nước và cá. Diện tích ruộng nuôi cá vụ 3 tùy thuộc vào bờ bao từng vùng. 2. Chuẩn bị ruộng nuôi: Khi thu hoạch lúa hè thu xong, gom rơm lại đem lên bờ dùng để làm nấm rơm hay sử dụng làm thức ăn cho bò, không nên để rơm dưới ruộng vì khi cho nước vào ruộng rơm sẽ phân hủy làm môi trường nước xấu ảnh hưởng đến sức khỏe cá nuôi. Để lại phần gốc rạ cao khoảng 40- 50 cm, bón phân đạm với liều lượng 2 kg /sào cho lúa chét phát triển để có thêm thức ăn cho cá trắm cỏ. 3. Làm bờ bao bảo vệ cá: Diện tích bờ bao xung quanh ruộng phải được rào lưới bảo vệ chắc chắn: bờ phải được gia cố chắc chắn và cao hơn mực nước lũ hàng năm khoảng 30cm, phía trên bờ dùng lưới tấm chặt chân lưới xuống bờ và lưới cao ít nhất khoảng 50cm, kích thước mắt lưới nhỏ hơn kích cỡ cá, kiểm tra lưới thường xuyên hàng ngày để bảo vệ cá nhất là khi có mưa lớn. 4. Thời vụ và mật độ, tỷ lệ, cỡ cá thả + Tuân theo lịch thời vụ của Sở Nông nghiệp& PTNT + ở vùng ruộng bị ảnh hưởng của lũ lụt phải thả cá giống vào sau mùa lụt. Tùy theo hình thức nuôi mà định ra mật độ và số lượng cá thả theo như hướng dẫn dưới đây: Ruộng cấy 2 vụ lúa + 1 vụ nuôi cá ( nuôi cá vụ 3) Mỗi sào thả 40 - 60 con cá, theo hướng dẫn ghi trong bảng:
TT
Loài cá
Số cá thả (con/sào)
Cỡ cá (g/ con)
1
Chép
22- 30
50- 100
2
Trắm cỏ
6- 11
100- 200
3
Trôi (Rô hu hoặc mrigan)
4- 6
60- 100
4
Mè trắng
2- 3
100- 200
5
Mè hoa
6- 10
60- 100
6
Cá rô phi
20 - 25
50 - 100
5. Quản lý và chăm sóc: + Thường xuyên kiểm tra bờ, đăng chắn, cống thoát và cấp nước. Giữ nước trong ruộng ở mức tối đa theo kỹ thuật trồng lúa cho phép. + Định kỳ 5- 7 ngày 1 lần bón phân với lượng: - Phân chuồng: 35- 45 kg/100 m3 - Phân xanh: 20- 25 kg/100 m3 + Thường xuyên kiểm tra tình hình bệnh cá. + Hàng ngày phải cho cá ăn thức ăn bổ sung (cám gạo, ngô) với lượng bằng 3- 5% trọng lượng cá. Khi lúa chét ở ruộng không đủ cho cá trắm cỏ thì phải cho thêm thức ăn xanh vào ruộng. + Định kỳ 2 tuần 1 lần bón 5 kg vôi/sào ruộng để phòng bệnh cho cá. + Thường xuyên kiểm tra bờ, đăng chắn, cống thoát và cấp nước. Giữ nước trong ruộng ở mức tối đa theo kỹ thuật trồng lúa cho phép. 6. Thu hoạch: Theo nhu cầu thị trường để chọn thời điểm bán cá điều này quyết định rất lớn đến hiệu quả kinh tế. Trước khi thu cá phải chuẩn bị đủ dụng cụ bắt và chứa cá. Để tránh bị tư thương ép giá, có thể thu tỉa hoặc thu hoạch toàn bộ. Nếu người nuôi tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật trên thì vụ nuôi sẽ đạt kết quả cao. Đây được xem là mô hình mang lại hiệu quả cao vì đã tạo được việc làm cho nông dân trong mùa mưa, tạo ra sản phẩm cá an toàn, mặt đất ruộng cũng nhờ đó mà có nhiều dinh dưỡng sẽ giúp giảm chi phí từ phân bón cho lúa vụ sau, nhờ vậy đã góp phần tăng hiệu quả trên cùng một diện tích đất./. Nuôi cá vụ 3 tại xã Hưng Đạo - Hưng Nguyên Lệ Hằng: Trung tâm KN