Thứ sáu, 22/11/2024, 17:49

Người nuôi cá cảnh cần biết: Một số yếu tố thủy lý, thủy hóa và biện pháp điều chỉnh phù hợp

Thứ ba - 26/10/2021 02:52 1.963 0
Chất lượng nước đối với cá cảnh quan trọng như không khí đối với mọi sinh vật . Có rất nhiều người nuôi cá cảnh lại quá quan tâm đến vấn đề cho ăn mà bỏ qua việc nâng cao và xử lý chất lượng nước trong bể nuôi, thực ra chất lượng nước tốt mới là yêu cầu cần thiết cho việc nuôi cá cảnh hiện nay. Theo thực tế thì để nuôi cá cảnh đẹp thì cần ít nhất là những yếu tố sau: Nhiệt độ của nước, oxy, pH, ….
Người nuôi cá cảnh cần biết: Một số yếu tố thủy lý, thủy hóa và biện pháp điều chỉnh phù hợp
          Hiện nay trên thị trường, phần lớn các loài cá cảnh chúng ta đang nuôi là cá vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nước ta lại nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa nên cũng không khó khăn lắm về nhiệt độ. Quan trọng là chúng ta ổn định được nhiệt độ trong bể nuôi. Hiện nay thiết bị sưởi cũng nhiều loại và giá thành không cao nên ta có thể đưa vào sử dụng.
          Đối với hàm lượng oxy trong nước rất quan trọng. Bình thường trong tự nhiên oxy khuyếch tán vào nước từ hai con đường: Thứ nhất là do cây cối, rong, tảo thủy sinh quang hợp. Thứ hai là tiếp xúc qua mặt thoáng của nước. Vì chúng ta dùng bể nuôi cá nên oxy khuyếch tán trong nước chủ yếu là do mặt thoáng, máy lọc và bơm xục khí. Hàm lượng oxy đối với với cá nhiệt đới là 7mg/lít. Hiện tượng thiếu oxy ở cá thể hiện qua việc bơi nổi, ngáp nước liên tục, mang hoạt động liên tục (nếu như ở cá rồng thì việc thiếu oxy sẽ dẫn đến việc kênh và xoăn nắp mang), sức đề kháng của cá yếu đi, bệnh nhẹ sẽ thành nặng và làm ảnh hưởng đến chất lượng cá nuôi. Để khắc phục tình trạng này thì chúng ta nên định kỳ một tuần thay nước 2 lần,  mỗi lần thay khoảng 70%  lượng nước trong bể để tránh làm cá bị sốc. Nếu nuôi các đối tượng cá có giá trị cao thì nên sử dụng bình oxy (có van điều khiển) để sử dụng những lúc cần thiết.
          Đối với độ cứng và mềm của nước: Một số loài cá có những đặc tính riêng về độ cứng và mềm của nước. Thực tế cho thấy thì những con cá xuất thân ở môi trường suối, hốc đá thì ưa nước cứng. Cá ở hồ, đầm, nước mặt sông thì ưa nước mềm. Độ cứng và mềm của nước được tính dựa vào chỉ số các ion kim loại chứa trong nước như can xi, sắt... và chúng tồn tại dưới dạng carbonat. Khi hàm lượng carbonat trên 65mg/lít nước thì gọi là nước cứng, ngược lại dưới 65mg/lít nước thì là nước mềm. Phần lớn cá cảnh đều ưa nước mềm và trung tính, vì vậy khi nuôi cá ta nên kiểm tra nước trước khi quyết định nuôi loài cá cảnh nào. Cách kiểm tra đơn giản nhất là ta dùng ấm điện lấy nước đó đun sôi lên nếu thấy có đóng cặn mầu trắng ở đáy ấm thì chứng tỏ nguồn nước đó là cứng, ngược lại không có cặn màu trắng thì là mềm. Để khắc phục nước cứng thì ta có thể dùng lọc nước bằng than hoạt tính hoặc than củi sạch. Hiện tại ở một số hàng cá bán rất nhiều dung dịch để làm mềm nước, ví dụ là black water của hãng tetra hoặc Dalch (germani), EDETA…. Mặt khác, nếu ta nuôi cá ưa nước cứng mà nguồn nước lại mềm thì ta có thể làm cứng bằng cách cho san hô, đá vôi vào bể.
Đối với độ pH:  pH là chỉ số thể hiện tính acid và tính kiềm của nước. Nếu pH mà > 7 thì nguồn nước có tính kiềm, nếu < 7 thì nước có tính acid. = 7 là trung tính. Phần lớn cá cảnh nhiệt đới thường ưa pH trung tính. Tính acid và tính kiềm trong bể cá đều không mang tính bền vững, nó có thể thay đổi rất nhanh qua nhiệt độ, mật độ cá, thay đổi oxy… Để đo pH trong bể thì hiện nay có rất nhiều thiết bị đo như dạng dung dịch, giấy thử, test kit, bút… Tùy từng loại cá mà ta điều chỉnh độ pH thích hợp. Nếu cá ưa tính kiềm mà nguồn nước lại là acid thì ta có thể bổ xung một lượng natri bicarbonat thì nước trong bể sẽ chuyển thành tính kiềm. Nếu cá ta nuôi ưa tính axit yếu mà nguồn nước lại mang tính kiềm thì ta có thể bổ sung một lượng dấm gạo hay natri biphosphat. Nhưng khi xử lý ta nên phải xử lý nước ở ngoài rồi cấp dần vào bể để trách sốc vì độ pH thay đổi đột ngột.
          Ngoài những yếu tố trên thì việc để lượng amoniac phát triển mạnh trong bể rất nguy hiểm cho cá. Vì lượng amoniac trong bể quá mức thì toàn bộ các yếu tố về oxy, cứng mềm, pH đều thay đổi đột ngột. Vì bể cá là một không gian kín, bể vừa là môi trường sống vừa là khu vệ sinh của cá. Amoniac phát triển chủ yếu dựa vào lượng thức ăn dư thừa và những gì mà cá thải ra hàng ngày . Vì thế để khử amoniac trong bể nuôi tốt nhất là thay nước thường xuyên với lượng nước thay hợp  hợp lý, hoặc dùng một số chế phẩm sinh học định kỳ. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp cho người nuôi cá cảnh có những kinh nghiệm để áp dụng và thực tế, giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình nuôi./.
                                                          Thu Phương : TP vinh

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
mo-hinh-che-huu-co.jpg hoi-nghi-thang-9-6.jpg mo-hinh-ga-2.jpg mo-hinh-luon-4.jpg Kiem-tra-san-xuat.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg mo-hinh-buoi-1.jpg a12-6.jpg a26-4.jpg a23-1.jpg image-20240813150406-1-6.png a24-2.jpg a11-3.jpg a25-4.jpg h3-13.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây