Chủ nhật, 22/12/2024, 05:02

Một số lưu ý trong quá trình trồng nấm rơm trong nhà

Thứ bảy - 04/05/2024 03:53 7.147 0
Nấm rơm còn được gọi là nấm mũ rơm, nấm mọc thành cụm hay đơn độc trên rơm, rạ ẩm ướt sau những cơn mưa. Đây là loại nấm vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng rất tốt với sức khỏe con người.
Một số lưu ý trong quá trình trồng nấm rơm trong nhà
Thành phần dinh dưỡng của nấm rơm khá phong phú, trong 100g nấm rơm khô chứa 21 - 37g chất đạm, 2,1 - 4,6g chất béo, 9,9g chất bột đường, 21g chất xơ, rất nhiều yếu tố vi lượng như canxi, sắt, phôtpho, các vitamin A, B1, B2, C, D, PP...
Trong 100g nấm rơm tươi chứa 90% nước, 3,6% đạm, 0,3% chất béo, 3,2% chất đường, 1,1% chất xơ (cellulose), 0,8% tro, 28mg% Ca, 80mg% P, 1,2% Fe, các vitamine A, B1, B2, C, D, PP...
Đối với trồng nấm rơm trong nhà sẽ rất thuận tiện trong quá trình chăm sóc và thu hoạch; giảm thiểu rũi ro trong điều kiện bất lợi của thời tiết so với trồng nấm rơm ở ngoài trời. Tuy nhiên trong quá trình trồng để nấm sinh trưởng phát triển tốt  cần lưu ý một số yếu tố như sau:
- Nhiệt độ: Theo kinh nghiệm, kỹ thuật trồng nấm rơm trong nhà sợi nấm phát triển tốt nhất ở nhiệt độ từ 30- 350C và cho sự hình thành quả thể là từ 28-300C. Ngoài khoảng nhiệt độ này nấm rơm đều khó phát triển hoặc có thể chết.
- Ánh sáng: Nấm rơm không có chất diệp lục nên không cần ánh sáng để quang hợp tuy nhiên nếu nấm trồng trong môi trường quá tối thì quả thể cũng không thể hình thành và phát triển. Cần thực hiện chiếu ánh sáng nhẹ hoặc tận dụng ánh sáng khuếch tán của mặt trời cho nấm (một ngày nên chiếu sáng cho nấm từ 30 phút đến 1 tiếng và chiếu sáng khoảng 2 lần 1 ngày). Tuyệt đối không sử dụng ánh sáng quá mạnh để chiếu sáng cho nấm, điều này hoàn toàn có thể gây chết nấm, quan sát thấy nấm rơm có sắc màu lông chuột là được.
- Độ ẩm: Độ ẩm phù hợp giúp điều hòa tốt sự bốc hơi nước từ mô nấm và quả thể ra không khí. Nên để nấm sinh trưởng trong môi trường có độ ẩm từ 80 trở lên. Vì thấp quá sẽ khiến cho đầu nấm bị teo, sản phẩm không đạt chất lượng.
- Nguồn nước: Dùng nước sạch, không bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, không dùng nước thải công nghiệp, nước bẩn ao tù để tưới cho nấm và xử lý nguyên liệu.
- Chọn rơm:Không nên chọn loại rơm quá mục nát, ruộng lúa bị cháy rầy, Rơm không bị mốc, không nhiễm nấm lạ, không nhiễm phèn,… còn lại tất cả đều dùng được. Rơm mới sau khi phơi khô chất đống một tuần mới được dùng.
- ủ rơm: Trước khi ủ cần xử lý nước vôi cách này được áp dụng cho rơm, rạ đã khô. Rơm, rạ được nhúng vào nước vôi, pha với tỉ lệ 3 kg vôi cho 100 lít nước. Ngâm rơm, rạ vừa đủ ngập. Mục đích diệt nấm tạp, tẩy rửa chất phèn, chất mặn trong rơm rạ. Thời gian ngâm trong nước vôi từ 20-30 phút, sau đó vớt ra, để ráo nước. Trong thời gian đầu ủ, sau khi chất đống 2-3 ngày, trở rơm một lần. Nếu rơm quá ướt, cần giảm bớt dụng cụ đậy bên ngoài. Nếu rơm bị khô, cần bổ sung thêm nước vôi với tỉ lệ 3 kg vôi cho 100 lít nước, tưới vừa đủ. Đến ngày thứ 5-6 kiểm tra lại đống rơm. Rơm đủ ướt, khi vắt 1 nắm rơm, rạ thấy có nước nhỏ vài giọt là tốt nhất.
- Chọn meo giống: Là khâu quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất trồng nấm. Chọn meo giống tốt, đúng tuổi, không nhiễm tạp khuẩn sẽ cho năng suất cao và chất lượng nấm tốt. Khi mua giống bà con cần chú ý chọn những bịch giống không có hiện tượng mốc xanh, mốc đen, giống có mùi chua, bị thối nhũn. Túi giống cần có màu trắng đồng nhất, không loang lổ, sợi nấm ăn kín đáy và có mùi đặc trưng của nấm rơm.

- Chăm sóc mô nấm đã được cấy ghép: Theo dõi nhiệt độ và ẩm độ là khâu quan trọng nhất trong quá trình sản xuất. Ẩm độ là yếu tố hàng đầu, vì ẩm độ giúp quá trình phân hủy rơm rạ thuận lợi từ đó sẽ tạo nhiệt độ trong mô nấm.

Mô hình trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà tại xã Đô Thành huyện Yên Thành
 
Trong 3-5 ngày đầu, không cần tưới nước. Trong những ngày tiếp theo, nếu bề mặt mô nấm khô, có thể phun nhẹ nước xung quanh. Lưu ý không tưới nước mạnh (với hạt nước lớn) vì có thể làm tổn thương sợi nấm và ảnh hưởng đến năng suất. Lúc này, sợi nấm đã phát triển ra phía ngoài thành mô.Tuy nhiên, tùy theo mùa, thay đổi độ dày khi đậy mô cho thích hợp. Mùa hè: Tủ rơm mỏng để thoát nhiệt. Mùa đông: Tủ rơm dày để giữ nhiệt và chống thấm nước.
Khoảng ngày thứ 7-8, nấm sẽ có mật độ dày và cần được tưới nước để duy trì độ ẩm, khoảng 2-3 lần/ngày. Lượng nước tưới mỗi lần cần rất ít ,nếu tưới quá nhiều, nấm có thể bị thối chân và chết. Bắt đầu từ ngày thứ 9-13 trên mô nấm sẽ xuất hiện đinh ghim như hạt gạo, bà con tưới giữ ẩm bình thường, chú ý tưới nhẹ nhàng tránh làm đứt sợi nấm.
-Thu hoạch: Nấm rơm có độ tuổi phát triển từ ngày 15 đến ngày 25; và thu hoạch rộ từ ngày 19 – 30 sau khi cấy giống. Hằng ngày hái nấm 1 đến 2 lần; hái nấm trước khi tưới. Khi quả nấm từ dạng tròn chuyển sang hình trứng chúng ta hái, không để nấm nở hoặc nứt bao. Khi hái một tay giữ cụm nấm; tay kia hái những quả nấm đã đến tuổi. Hái xong dùng dao cắt bỏ phần nấm có dính rơm rạ. Sau khi thu hoạch hết lứa 1 thì cần tiếp tục chăm sóc để thu hoạch các lứa tiếp theo.
Nguyễn Hạnh

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
a2-9.jpg Nuoi-cac-long-cua-song-cua-ho-Vu-Van-Manh-xa-Nghi-Quang-huye z6098847690463-7001a19e38215bdbc3068ea76aa3cc89-1.jpg a3-7.jpg mo-hinh-ga-2.jpg mo-hinh-luon-4.jpg Kiem-tra-san-xuat.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg mo-hinh-buoi-1.jpg hoi-nghi-thang-9-6.jpg mo-hinh-che-huu-co.jpg a23-1.jpg image-20240813150406-1-6.png a24-2.jpg a25-4.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây