Mã số vùng trồng - xu thế của phát triển nông nghiệp bền vững
Chủ nhật - 21/04/2024 21:031.0840
Sản xuất nông nghiệp hiện nay, một lượng lớn sản phẩm được bán - cung ứng ra thị trường “nội địa và xuất khẩu”. Xu thế người tiêu dùng khi mua sản phẩm là phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt và phải truy xuất được nguồn gốc.
Thực hiện Điều 64 Luật trồng trọt năm 2018) Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành các văn bản, tiêu chuẩn,…để chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương đẩy mạnh thực hiện việc cấp mã số vùng trồng (tính đến hết tháng 7 năm 2023 cả nước có 6.883 mã số vùng trồng và 1.588 cơ sở đóng gói và đang được tăng lên theo thời gian) nhằm mục đích sản phẩm cây trồng khi bán ra thị trường vừa đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng và thu lợi nhuận cao cho người sản xuất. Vậy làm gì để đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng cho người sản xuất, chúng tôi giới thiệu một số nội dung liên quan để các tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp biết và áp dụng.
Huyện Hưng Nguyên tập huấn về cấp mã số vùng trồng
1, Các văn bản liên quan về mã số vùng trồng: - Luật Trồng trọt năm 2018 (được quy định tại Điều 64); - Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Chỉ thị số 1838/CT-BNN-BVTV ngày 28/3/2022 “về tăng cường công tác quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói sản phẩm phục vụ xuất khẩu”; - Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Quyết định số 3156/QĐ-BNN-TT ngày 19/8/2022 “ban hành tài liệu hướng dẫn tạp thời về cấp, quản lý mã số vùng trồng”; - Cục Bảo vệ thực vật có Quyết định số 2418/QĐ-BVTV-KH ngày 30/11/2020 ban hành Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) 774:2020/BVTV “Quy trình thiết lập và giám sát vùng trồng; TCCS 775:2020/BVTV “quy trình thiết lập và giám sát cơ sở đóng gói”; - Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Trồng trọt, Cục Bảo vệ thực vật ban hành nhiều văn bản đốc thúc, chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện Quyết định số 3156 của Bộ. - UBND tỉnh Nghệ An có văn bản số 7289/UBND-NN ngày 23/9/2022 “V/v cấp, quản lý mã số vùng trồng” giao nhiệm vụ cho Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức thực hiện; - Sở Nông nghiệp và PTNT có Công văn số 305/SNN-QLKTKHCN ngày 07/02/2023 “Hướng dẫn tạm thời về việc cấp, quản lý mã số vùng trồng lĩnh vực trồng trọt” kèm theo “Quy trình nội bộ cấp mã số vùng trồng” trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 2, Khái niện về Vùng trồng, Mã số vùng trồng và Yêu cầu cấp mã số vùng trồng “xuất khẩu” và “nội địa”. * Mã số vùng trồng là một khái niệm mới trong sản xuất nông nghiệp hiện nay. Theo Khoản 1 Điều 64 Luật Trồng trọt năm 2018 - Mã số vùng trồng là mã số định danh cho một vùng trồng trọt nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất; kiểm soát chất lượng sản phẩm; truy xuất nguồn gốc sản phẩm cây trồng. Trong mã số vùng trồng được cơ quan chuyên môn có thẩm quyền cấp hiện nay có 2 loại gồm: Mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu (do Cục Bảo vệ thực vật cấp) và Mã số vùng trồng nội địa (do Sở Nông nghiệp &PTNT cấp). * Đối với “nội địa” (theo QĐ3156/QĐ-BNN-TT ngày 19/8/2022 của Bộ NN&PTNT) : - Vùng trồng: Là một vùng sản xuất một hoặc nhiều loài cây trồng, có thể bao gồm một hoặc nhiều điểm sản xuất được kiểm soát chung bởi một tiêu chuẩn hoặc quy trình sản xuất cho mỗi loài cây trồng hoặc nhóm cây trồng. - Mã số vùng trồng: là mã số định danh cho một vùng trồng nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất; kiểm soát chất lượng sản phẩm; truy xuất nguồn gốc sản phẩm cây trồng - Yêu cầu để được cấp mã số vùng trồng nội địa: + Về quy mô: Cây trồng lâu năm: Tối thiểu 01 ha; Cây hằng năm: Tối thiểu 0,1 ha; + Vùng trồng đáp ứng các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm theo quy định của Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12. Vùng trồng có các chứng nhận về an toàn thực phẩm như: VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ, ASEANGAP, ASIAGAP, 4C, tiêu chuẩn sản xuất bền vững, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất ban đầu thực phẩm có nguồn gốc ban đầu,… + Có đầy đủ thông tin theo mẫu giấy đăng ký mã số 01 – phụ lục 01 (QĐ 3156/QĐ-BNN-TT ngày 19/8/2022 của Bộ NN&PTNT) và cập nhật theo vụ/chu kỳ thu hoạch các thông tin về truy xuất nguồn gốc (phục lục 02), đối tượng cây trồng, tên giống cây trồng, diện tích, tiêu chuẩn (quy trình) áp dụng, sản lượng dự kiến, thời gian dự kiến thu hoạch, thị trường dự kiến tiêu thụ (vào đầu vụ/chu kỳ thu hoạch) và sản lượng chính thức khi kết thúc thu hoạch, sau khi đã được cấp mã số vùng trồng.
Cán bộ Chi cục Trồng trọt và BVTV tập huấn về mã số vùng trồng
* Đối với “xuất khẩu” (theo tiêu chuẩn cơ sở 774:2020/BVTV): - Vùng trồng: Là một vùng sản xuất chủ yếu một loại cây trồng, có thể bao gồm một hoặc nhiều điểm sản xuất theo yêu cầu của nước nhập khẩu; - Mã số vùng trồng: là mã số định danh cho một vùng trồng nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất; kiểm soát sinh vật gây hại; truy xuất nguồn gốc nông sản. - Yêu cầu khi cấp mã số vùng trồng xuất khẩu: + Về diện tích: Đối với cây ăn quả (tối thiểu 10ha); Đối với rau gia vị (tùy theo diện tích thực tế của nhà lưới/nhà kính và yêu cầu của nước nhập khẩu); Cây trồng khác (tuân theo yêu cầu của nước nhập khẩu); Trong trường hợp nước nhập khẩu yêu cầu có vùng đệm hoặc các yêu cầu khác về diện tích thì thực hiện theo yêu cầu của nước nhập khẩu. + Yêu cầu về sinh vật gây hại và biện pháp quản lý: quản lý sinh vật gây hại theo yêu cầu kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu. Trong trường hợp phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật phải có biện pháp quản lý để đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch của nước nhập khẩu; Có biện pháp quản lý cụ thể cho từng nhóm sinh vậy gây hại theo hàng hóa và phải thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật. + Yêu cầu về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Vùng trồng chỉ được sử dụng các loại thuốc BVTV có trong dnah mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam và đảm bảo không sử dụng các hoạt chất cấm theo yêu cầu của nước nhập khẩu; Tuân thủ quy định về sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắng (04) đúng, theo hướng dẫn của nhà sản xuất và thời gian cánh ly để đảm bảo dư lượng không vượt ngưỡng cho phép của nước nhập khẩu. + Yêu cầu về ghi chép thông tin: Có nhật ký canh tác ghi chép chi tiết các hoạt động tác động lên cây trồng trong vụ canh tác; Nhật ký canh tác cần được ghi chép sau mỗi lần chăm sóc hoặc tác động lên cây trồng và cả trong quá trình sản xuất. Các thông tin bắt buộc phải ghi chép bao gồm (Giai đoạn phát triển của cây trồng; Sinh vật gây hại phát hiện trong quá trình điều tra; Nhật ký phân bón: ngày bón, loại phân bón, tổng lượng phân bón, phương pháp bón; Nhật ký sử dụng thuốc BVTV: Ngày xử lý, tên thương mại, tên hoạt chất, lý do sử dụng, liều lượng; Ghi chép thông tin liên quan đến thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm: Sản lượng dự kiến, sản lượng thực tế); Các hoạt động khác (nếu có). + Yêu cầu về điều kiện canh tác: Nhật ký công tác có thể được lập chung cho cả vùng trồng hoặc riêng cho từng hộ sản xuất tham gia trong vùng trồng. + Yêu cầu khác: Tuân thủ theo các yêu cầu cụ thể khác của nước nhập khẩu. 3, Hướng đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng. - Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền về các văn bản, quy định, yêu cầu về cấp, quản lý mã số vùng trồng của Bộ Nông nghiệp và PTNT; Cục Trồng trọt; Cục Bảo vệ thực vật; Của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT cho đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn các địa phương; Cho cán bộ các xã, HTX, tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp biết để áp dụng; - Đối với các địa phương cần coi đây là nhiệm vụ quan trọng để tập trung chỉ đạo; xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện. Trước mắt nhanh chóng tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ các bộ các xã, HTX, tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp trên địa bàn làm nòng cốt từ đó hướng dẫn người sản xuất có nhu cầu đăng ký cấp mã số vùng trồng; - Đẩy mạnh việc ứng dụng các quy trình kỹ thuật mới vào sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cùng với mở rộng sản xuất liên kết bao tiêu sản phẩm; mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước nhất là thị trường xuất khẩu.