Chủ nhật, 24/11/2024, 09:15

Giống quyết định tăng giá trị sản xuất nông nghiệp

Thứ hai - 22/04/2024 21:49 1.120 0
Trong sản xuất nông nghiệp, trước đây thường nhắc đến câu "nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống" như muốn chỉ rõ cho người sản xuất là phải chú trọng đồng bộ đến tất cả 4 khâu trên, trong đó nước là khâu quan trọng có tính quyết định đến năng suất cây trồng. Câu đó nay có phần đổi ngôi bởi trong quá trình phát triển của sản xuất, công tác thủy lợi tưới tiêu đã được đầu tư khá tốt so với trước; nhiều loại phân bón được sản xuất đáp ứng đủ nhu cầu; quy trình chăm sóc, làm cỏ được cải tiến thì vẫn đề giống cây trồng lại được xem là khâu quan trọng nhất để tăng năng xuất, chất lượng và giá trị của sản xuất nông nghiệp. Bài viết này chúng tôi muốn nêu vài nét về vai trò của giống cây trồng và giải pháp đưa nhanh các giống cây trồng mới vào phát triển sản xuất nông nghiệp hiện nay.
Giống quyết định tăng giá trị sản xuất nông nghiệp
        Sau ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, chúng ta sản xuất lương thực không đủ ăn phải nhờ vào viện trợ từ nước ngoài. Thực hiện công cuộc đổi mới từ 1986 đến nay Việt Nam lại trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất nhì trên thế giới; Nhiều loại sản phẩm cây trồng không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn là nông sản xuất khẩu lớn thu về hàng tỷ USD như: Chè, Cà phê, Điều, Hoa, Rau, Quả,...Được kết quả đó là nhờ có sự đầu tư ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất một cách mạnh mẽ, đồng bộ, trong đó giống cây trồng có thể nói là khâu quan trọng quyết định đến kết quả đó. Cùng với sự phát triển chung trong nông nghiệp, đặc biệt từ khi Việt Nam sử dụng các giống lúa lai mới của Trung Quốc và các giống lúa từ Viện lúa Quốc tế IRRI thì năng xuất lúa của Việt Nam tăng một cách đáng kể nên chúng ta đã giải quyết được nạn đói cho dân, bảo đảm an ninh lương thực cho đất nước mà còn có gạo dôi dư xuất khẩu mỗi năm 6-7 triệu tấn. Đối với các loại cây trồng khác cũng như vậy, cho đến nay hầu như đã được đưa giống mới vào sản xuất do đó năng suất đã tăng lên nhiều lần so với trước, đồng thời chất lượng, mẫu mã cũng được cải thiện không ngừng vừa đáp ứng thị hiếu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu ra Thế Giới.  
          Đối với Nghệ An, cùng với sự phát triển chung của cả nước, Sản xuất nông nghiệp thời gian gần đây cũng đã được đầu tư mạnh và có bước phát triển rất tốt, tăng bình quân trên 4,5 - 5%/năm, sản lượng lương thực đã đạt trên 1,2 triệu tấn bảo đảm an ninh lương thực cho trên 3 triệu dân mà hàng năm còn dôi dư khoảng trên dưới 200.000 tấn lúa làm hàng hóa. Trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều vùng chuyên cach cây trồng nguyên liệu phục vụ cho các nhà máy chế biết Mía, Sắn, Chè, Cà Phê, Cao su, Dứa,...Đạt kết quả đó cũng là nhờ đẩy mạnh đầu tư cho nông nghiệp, trong đó công tác giống được đặc biệt chú trọng. Điển hình như:
- Trong sản xuất lúa: Sử dụng các giống Lúa lai có năng suất cao, giống có chất lượng gạo ngon, giống nhiễm nhẹ sâu bệnh,…vừa đáp ứng được yêu cầu về sản lượng vừa có chất lượng để tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích (nhiều vùng sản xuất lúa lai hiện nay đã đạt năng suất trên 8tấn/ha/vụ,...)
                                                         Mô hình trình diễn giống Lúa lai SYN 12 tại Diễn Châu
- Trong sản xuất Ngô: Nhiều giống mới được đưa vào để tăng năng xuất, giống biến đổi gen khánh sâu keo mùa thu, sâu đục thân, giống có sinh khối lớn cũng được áp dụng để làm nguyên liệu chế biến thức ăn xanh cho chăn nuôi,…
                                                    Ngô biến đổi ren (NK6101 BGT) kháng sâu keo mùa thu
- Trong sản xuất cấc cây nguyên liệu chế biến (Mía, Sắn, Chè,…) Các giống mới cũng được đưa vào mạnh mẽ để tăng năng suất và chất lượng; giống kháng bệnh cũng được từng bước mở rộng ứng dụng như (giống mía KK3 kháng bệnh chồi cỏ mía, giống sắn KM94 nhiễm nhẹ bệnh khảm lá,…) đã góp phần giảm nhẹ thiệt hại do bệnh gây ra, ổn định và phát triển sản xuất;
- Trong sản xuất rau, quả: Các giống mới, giống có giá trị kinh tế cao (Dưa hấu, Dưa lưới, Bí xanh, dưa chuột, cà chua, nho, cam, bưởi,…) cũng được áp dụng mạnh mẽ góp phần tăng nhanh giá trị sản xuất,… 
          Như vậy, vai trò và ý nghĩa của giống cây trồng đã được khẳng định. Vấn đề hiện nay là chúng ta phải làm gì để tiếp tục đưa nhanh các giống cây trồng mới vào sản xuất. Phải chăng chúng ta cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
          1. Tiếp tục nâng cao nhận thức lên một tầm cao mới cho đội ngũ cán bộ làm nông nghiệp, làm quản lý và bà con nông dân, người trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp,...hiểu rõ về những ưu điểm của giống cây trồng mang lại đối với sự phát triển của sản xuất như:
          - Giống cây trồng là khâu có tính quyết định đến năng suất và chất lượng, là khâu đột phá để phát triển sản xuất nông nghiệp lên tầm cao mới.
          - Sử dụng giống kháng sâu bệnh, giống chịu hạn, giống phù hợp với điều kiện sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu,…sẽ là giải pháp tối ưu nhất cho sản xuất nông nghiệp bền vững;
          - Giống cây trồng sẽ làm tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích từ đó tăng giá trị sản xuất chung cho toàn xã hội. "giống có năng suất - chất lượng cao, phù hợp nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng lợi nhuận lên gấp nhiều lần",...
          - Giống cây trồng góp phần làm thay đổi tập quán sản xuất cũ của người dân bởi khi đưa một giống mới vào bắt buộc phải áp dụng quy trình kỹ thuật canh tác, bảo quản, chế biến, tiêu thụ mới phù hợp với giống đó, nên sẽ thay đổi được tập quán sản xuất cũ của người dân,...
          2. Đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền đến bà con nông dân dân, người trực tiếp sản xuất nông nghiệp bằng nhiều hình thức như: Làm phóng sự, chuyên đề nhịp cầu nhà nông, đưa tin trên đài phát thanh, truyền hình từ tỉnh đến huyện, xã; Viết bài đăng báo, tạp chí khoa học, khuyến nông; in ấn tờ rơi, quy trình kỹ thuật phát cho người dân,...Đồng thời chú trọng công tác tập huấn, tổ chức hội thảo, hội nghị đầu bờ, tham quan học tập từ các mô hình trình diễn về giống mới cho mọi người biết; tổ chức hội chợ triển lãm, quảng cáo sản phẩm,...Để người dân hiểu rõ tác dụng của việc sửa dụng giống mới vào sản xuất;
          3. Đối với cơ quan quản lý các cấp thực hiện tốt chức năng quản lý giống cây trồng theo quy định hiện hành; Có chủ trương, giải pháp trước mắt cũng như lâu dài về công tác giống cây trồng trên địa bàn để tập trung chỉ đạo thực hiện; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh hoạt động trong lĩnh vực giống cây trồng vào hoạt động có hiệu quả ở Nghệ An. Các cơ quan chuyên môn chủ động, tích cực phối hợp với các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức, cá nhân trong ngoài nước để nghiên cứu, khảo nghiệm, trình diễn, tuyển chọn giống,...từ đó đánh giá, lựa chọn ra bộ giống tốt nhất phù hợp với điều kiện Nghệ An để đưa vào cơ cấu cho phù hợp với từng vùng sinh thái, mục đích sản xuất,…
          4. Đối với các địa phương: Trên cơ sở các giống cây trồng đã được tỉnh lựa chọn đưa vào đề án sản xuất hàng vụ và đề án phát triển cây trồng cụ thể để lựa chọn bộ giống tốt nhất phù hợp với điều kiện thổ những đất đai, tiểu khí hậu, trình độ cach tác, thị hiếu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu để có định hướng chỉ đạo, hướng dẫn người dân thực hiện;
          5. Đối với các doanh nghiệp có nhà máy chế biến như: Sắn, Chè, Mía, Cà phê, Nước hoa quả,...hoặc doanh nghiệp có liên kết bao tiêu sản phẩm với người dân cần chủ động trong việc nghiên cứu, tuyển chọn giống để có giống tốt phù hợp nhất đối với công nghệ chế biến, tiêu thụ sản phẩm từ đó khuyến cáo, hướng dẫn người dân áp dụng. Về lâu dài các doanh nghiệp cần hình thành vùng chuyên sản xuất giống hoặc liên kết với người dân để sản xuất giống đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng cho diện tích vùng nguyên liệu của mình và phục vụ nhu cầu của thị trường;
          6. Trong sản xuất ngoài việc sử dụng giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt thì việc sử dụng giống đúng tiêu chuẩn, phẩm cấp là hết sức quan trọng. Vì vậy cần phải chỉ đạo, hướng dẫn cho người dân khi mua giống là phải lựa chọn được tổ chức, cá nhân cung cấp giống có uy tín, có thương hiệu và chỉ nên sử dụng giống đúng tiêu chuẩn và phẩm cấp thì mới phát huy được vai trò của giống (chẳng hạn đối với sản xuất lúa và nhất là giống lúa thuần chỉ sử dụng giống lúa xác nhận, không nên sử giống giống cấp 2 hoặc tự để,...);
          7. Thực hiện tốt cơ chế, chính sách hiện hành, đồng thời nghiên cứu thêm các chính sách mới, mang tính đặc thù, đủ mạnh,…để hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân, người sản xuất trong việc nghiên cứu, tuyển chọn, đưa vào sử dụng giống mới có hiệu quả kinh tế cao ở địa phương.
                                                                                                                                         Nguyễn Đình Hương

                                                                                                                   Chi cục Trồng trọt và BVTV -nguồn TSKN

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
mo-hinh-che-huu-co.jpg hoi-nghi-thang-9-6.jpg mo-hinh-ga-2.jpg mo-hinh-luon-4.jpg Kiem-tra-san-xuat.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg mo-hinh-buoi-1.jpg a12-6.jpg a26-4.jpg a23-1.jpg image-20240813150406-1-6.png a24-2.jpg a11-3.jpg a25-4.jpg h3-13.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây