Giải pháp chấp cánh thương hiệu cho cây hồng vuông xã Nghi Đức
Chủ nhật - 21/04/2019 03:591.1090
Nghi Đức là xã ven đô TP Vinh nổi tiến với nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng như: Làng làm Trống, làng Gố Mỹ Nghệ, làng sản xuất Rượu Nếp. Bên cạnh đó Nghi Đức hiện nay đang nổi lên một sản vật nông nghiệp được thị trường ưa chuộng đó là quả cây Hồng Vuông và thực tế hiện nay cây Hồng Vuông đã trở thành cây trồng cho thu nhập khá ổn định cho người nông dân.
Lịch sử phát triển cây Hồng Vuông: Theo các lão nông kể lại thì trước đây xã Nghi Đức chỉ trồng một giống hồng đó là giống Hồng Trứng một số vùng gọi là Hồng Nhân Hậu đặc điểm hồng Trứng là giống hồng bản địa phát triển tự nhiên, quả hình Trứng, chịu hạn tốt, ít sâu bệnh, năng suất cao tuy nhiên nhược điểm của giống hồng này là chín muộn, lúc chín quả mềm nhún, công tác vận chuyển, bảo quản khó khăn, thị trường ít ưa chuộng hộ dân chỉ trồng một vài cây trong vườn chủ yêu tự cung tự cấp. Đến những năm đầu thập niên 90 thế kỷ XX khi cây Hồng Vuông (Hồng Dòn) du nhập vào Nghệ An nhiều hộ dân xã Nghi Đức đưa về trồng thử và thấy cây Hồng Vuông sinh trưởng phát triển tốt, chịu hạn, ít sâu bệnh đặc biệt ưu điểm của giống hồng này là quả có các cạnh vuông mẫu mã đẹp nên cái tên Hồng Vuông cúng xuất xữ từ đặc điểm nhận dạng đó. Quả lúc chín màu đỏ tươi thịt quả dòn, ngọt, ít hạt, chịu vận chuyển, bảo quan được lâu, năng suất và hiệu quả kinh tế cao điển hình tại xóm Xuân Trung có những cây hồng trên hai mươi tuổi mỗi cây cho năng suất 50 – 70 kg quả và giá thành bán ra thị trường là 40.000 – 50.000đ/kg. Để sử dụng được hồng phải qua công đoạn xủ lý chát bằng cách ngâm hồng trong nước lá ba ngày ba đêm rồi đem vào ủ khoản ba đến năm ngày hồng chín mới ăn được.
Thực trạng trồng và chăm sóc tiêu thụ Hồng Vuông: Hiện nay trên toàn xã Nghi Đức có 12/12 xóm đều trồng Hồng Vuông với diện tích gần 100 ha trong đó có một số xóm có diện tích tập trung như xóm Xuân Trung, Xuân Bình. Về kỹ thuật trồng và chăm sóc bà con nông dân mới trồng chăm sóc theo phương thức canh tác Quảng Canh nghĩa là tăng sản lượng băng cách tăng diện tích, chưa đầu tư thâm canh, chưa áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật nên sản lượng có tăng nhưng năng suất và hiệu quả kinh tế chưa cao và đặc biệt chưa kiểm soát được vẫn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Thị trường tiêu thụ Hồng Vuông của xã chủ yếu là nhập cho các thương lãi đến tận hộ nông dân thu mua rồi nhập cho các chợ lớn nhỏ trong thành phố. Vì phụ thuộc vào thương lãi nên giá cả phu thuộc vào từng thời điểm và cũng không tránh khỏi hiện tượng tranh, mua tranh bán, bị ép giá. Để cây Hồng Vuông phát triển xững tầm cạnh tranh được với các vùng hồng khác và trở thành thương hiệu nổi tiếng Xữ Nghệ thì cân sự quan tâm, đầu tư, quy hoạch đúng mức mà trước tiên chính quyền và bà con nông dân trồng hồng cần thực hiện tốt các giải pháp sau.
Cần quy hoạch thành vùng trồng tập trung để thuận lợi cho công tác chăm sóc, quản lý, thu hoạch: Mặc dù theo thống kê toàn xã Nghi Đức có khoảng 100 ha Hồng Vuông tuy nhiên lại phân bố rải rác, manh mún hộ ít thì vai cây hộ nhiều thì 40 – 50 cây chính vì thế công tác quản lý rất khó khăn. Để làm được công tác này xã cần phải rà soát lại điều kiện đất đai, quy mô, điều kiện nhân lực, điều kiện kinh tế của các hộ, các xóm trồng hồng hiện nay để chọn các hộ, các xóm có đủ điều kiện đưa vào quy hoạch vùng sản xuất tập trung, thành các vườn chuyên canh.
Cần từng bước chuyển giao quy trình kỹ thuật trồng chăm sóc hồng tiêu chuẩn VietGap, hồng hữu cơ, kỹ thuật thâm canh cho bà con nông dân để tăng năng suất, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế và đặc biệt đảm bảo an toàn thực phẩm: Xã cần liên kết với Trạm KN thành phố Vinh, TTKN Nghệ An, Hội Nông Dân, Hội Phụ Nữ tổ chức các khóa tập huấn kỹ thuật, mở các lớp đào tạo nghề để chuyển giao kỹ thuật một cách đầy đủ, bài bản cho bà con nông dân về kỹ thuật trồng, thâm canh Hồng Vuông.
Cần thành lập hợp tác xã sản xuất, quảng bá, tiêu thụ Hồng Vuông: Để quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra, mở rộng tìm kiếm thị trường, ngăn chặn tư thương ép giá bảo vệ quyền lợi người trồng hồng và đặc biệt để có thể đăng ký được nhãn hiệu tập thể cho cây Hồng Vuông sau này thì nhất thiết phải thành lập HTX để gắn kết các hộ nông dân cùng chung tay phát triển thương hiệu Hông Vuông của xã.
Cần sớm xây dựng nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Hồng Vuông – Nghi Đức: Để người tiêu dung biết đến, phân biệt được đặc sản Hồng Vuông của xã Nghi Đức với các sản phẩm hồng khác, người tiêu dung an tâm sử dụng, có thể truy xuất nguồn gốc qua nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý .
Trên đây là thực trạng sản xuất và một số giải pháp căn cơ để cây Hồng Vuông xã Nghi Đức phát triển thành vùng chuyên canh cây hồng đặc sản. Tuy nhiên để thương hiệu Hông Vuông không ngừng phát triển, không ngừng vươn xa thì rất cần sự quan tâm đầu tư của các ban ngành địa phương, ban ngành cấp tỉnh. Cần nhiều hơn nữa sự chung tay của các doanh nghiệp và đặc biệt là sự quyết tâm, đồng lòng của bà con nông dân nơi đây.