Cách phòng và trị bệnh Lê dạng trùng ở trâu, bò

Thứ hai - 14/11/2022 21:42 1.307 0
Nghệ An là tỉnh có tổng đàn gia súc lớn thuộc tốp đầu cả nước, theo số liệu của Cục thống kê tỉnh Nghệ An, năm 2021 tổng đàn trâu bò ước đạt 776.000 con (trong đó đàn trâu 270.000 con, đàn bò 495.412 con, đàn bò, bê sữa 70.000 con), chủ yếu tập trung nhiều ở các huyện miền núi (Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cuông,…).
Cách phòng và trị bệnh Lê dạng trùng ở trâu, bò
Đồng thời, mùa nắng, nóng thường là mùa ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi trâu, bò do phải chịu tác động của nhiệt độ cao làm giảm thu nhận thức ăn, giảm sức đề kháng, cũng là mùa sinh sôi phát triển của nhiều loài động vật và côn trùng trung gian truyền các bệnh ký sinh trùng đường máu đặc biệt bệnh Lê dạng trùng, gây thiệt hại lớn đến sức sản xuất của trâu, bò, thậm chí gây chết trâu, bò nếu không chữa trị kịp thời. Để hạn chế dịch bệnh xẩy ra và người chăn nuôi có thể xác định được nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị đạt hiệu quả cao thì cần nắm vững một số vấn đề sau:
* Nguyên nhân: Bệnh Lê dạng trùng là bệnh ký sinh trùng đường máu  do Babesia spp, một loại đơn bào ký sinh trong hồng cầu, có hình quả lê (gọi là bệnh lê dạng trùng) với đặc điểm điển hình là: “sốt cao, đái đỏ”. Bệnh truyền qua vật chủ trung gian là các loài ve (Booplilus spp, Ixodes spp), chúng hút máu trâu, bò bệnh sau đó truyền bệnh cho con khỏe. Trâu, bò ở các lứa tuổi điều nhiễm bệnh nhưng phổ biến ở lứa tuổi từ 5 tháng đến 3 năm tuổi. Bệnh thường lây lan mạnh vào các tháng nóng ẩm khi ve phát triển mạnh.
* Triệu chứng thể hiện 2 cấp. Ở thể cấp tính, thời gian ủ bệnh từ 10 - 15 ngày. Trâu, bò mệt mỏi, kém ăn trong thời gian ủ bệnh. Sau đó sốt cao liên tục hàng tuần ở 40 - 41C,  đái ra nước tiểu màu hồng, đỏ dần và cuối cùng đỏ đậm như màu cafê do trong nước tiểu có nhiều huyết sắc tố, có trường hợp bò ỉa chảy ra máu. Các hạch lâm ba sưng to, phù thũng đặc biệt là hạch trước vai và trước đùi. Hồng cầu và huyết sắc tố giảm xuống rất nhanh, có thể giảm tới 60-70% so với trạng thái sinh lý bình thường. Nhất là bò có hiện tượng khó thở do thiếu hồng cầu vận chuyển oxy. Các niêm mạc: mắt, miệng đỏ sẫm mấy ngày đầu, sau tái nhợt ở giai đoạn cuối của bệnh. Ở thể mạn tính, có các dấu hiệu lâm sàng giống thể cấp tính nhưng nhẹ hơn. Bò thể hiện thiếu máu, gầy yếu và giảm sản lượng sữa hoặc cạn sữa. Một số trường hợp bò mang thai bị bệnh có thể sảy thai.
* Phòng bệnh: Người chăn nuôi thường xuyên thực hiện vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển, thức ăn, nước uống, phát quang bụi rậm, lấp vũng nước, khơi thông cống rãnh, bãi chăn để côn trùng không lưu trú và phát triển. Định kì dùng thuốc khử trùng tiêu độc như Han-Iodine 10%,… phun 1 -2 lần/tuần. Kết hợp dùng Hantox-200, Hantox-spray phun, xịt để diệt côn trùng ve, mòng, ruồi, muỗi 2-3 tuần/lần. Tăng cường nuôi dưỡng và chăm sóc tốt gia súc đặc biệt là lúc giao mùa để nâng cao sức đề kháng đối với bệnh. Bổ sung các thuốc bổ, vitamin, khoáng vào thức ăn: Bcomplex, ADE, Hanmix-VK9, Han-Goodway,…. Ở khu vực có lưu hành bệnh thì hàng năm nên định kì kiểm tra máu 2lần/năm, để phát hiện bò bệnh điều trị kịp thờithực hiện tiêm phòng bệnh cho trâu, bò vào thời điểm đầu mùa nắng nóng (tháng 3 đến tháng 4 hàng năm).
* Điều trị bệnh: Có thể dùng các thuốc như Heamospiridin; Acriflavin, Azidin 1,18 g. Nếu dùng Azidin 1,18 g thì 1 lọ pha với 7 ml nước cất. Tiêm sâu bắp thịt hoặc tiêm chậm tĩnh mạch với liều: 1lọ/150 kgTT. Lưu ý khi sử dụng thuốc: Trước khi dùng thuốc khoảng 10-15 phút nên tiêm cafein để trợ tim, trợ sức. Nếu lượng thuốc lớn >15ml nên tiêm 2 vị trí để tránh cho gia súc đau. Nếu bệnh nặng, cần thiết thì tăng liều gấp đôi nhưng tổng liều không quá 7 lọ/con. Nếu sau khi tiêm thân nhiệt không giảm nên tiêm nhắc lại sau 24 giờ.  Sau 10-12 ngày, bò bệnh chưa hết các dấu hiệu lâm sang sẽ tiêm thêm 1 liều nữa. Trong thời gian điều trị cần có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng tốt, bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất cho bò bệnh để nâng cao sức đề kháng, dùng Bcomplex, ADE,
Vậy, để hạn chế tối đa trâu, bò mắc bệnh thì người chăn nuôi cần có những hiểu biết cơ bản trên về cách nhận biết phòng trị bệnh này nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế hộ gia đình, góp phần tăng nhanh tổng số lượng đàn vật nuôi trên toàn tỉnh. 


 
Nguyễn Thị Thu - Trung tâm KN
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
rau-thom-2.jpg 20240316-101921.jpg a1-5.jpg anh-nam-1.jpg Lon-ban-dia-Ho-Ong-Dieu-tai-huyen-Que-phong-2.jpg a5-3.jpg a2-3.jpg a6-4.jpg a1-4.jpg a7-6.jpg a4.jpg a8-6.jpg a15-3.jpg a10-1.jpg a7-2.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây