Thứ tư, 22/01/2025, 08:42

Nuôi lợn rừng lai cho hiệu quả kinh tế cao

Thứ sáu - 09/09/2022 04:22 948 0
Những năm gần đây thịt lợn rừng, lợn rừng lai là món ăn đặc sản bởi chất lượng thịt thơm ngon, tỷ lệ nạc cao và có hương vị đặc trưng rất được thị trường ưa chuộng. Nuôi lợn rừng đem lại giá trị kinh tế khá cao cho người chăn nuôi với giá bán gấp 2-3 lần so với lợn thường, trong khi con vật có sức đề kháng tốt, ít dịch bệnh. Bởi vậy nhiều người mạnh dạn đầu tư và thành công từ mô hình chăn nuôi lợn rừng lai.
Nuôi lợn rừng lai cho hiệu quả kinh tế cao
Chị Nguyễn Thị Yến (sinh năm 1994) tại xóm Tân Thành-xã Nghĩa Thái-huyện Tân Kỳ-Nghệ An là một thanh niên đã khởi nghiệp thành công từ mô hình này. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất vùng trung du miền núi, cũng như bao thanh niên khác chị có mong ước thoát khỏi cái đói nghèo nơi vùng cao. Chị rời quê hương vào Nam sinh sống và làm việc, tuy nhiên công việc nơi đất khách quê người cho thu nhập chỉ đủ ăn, không có tích lũy. Nhận thấy nhu cầu thị trường về thịt lợn rừng lớn trong khi nguồn cung còn ít, mặt khác đất đai ở quê rộng rãi, nguồn thức ăn chăn nuôi dồi dào, khí hậu thổ nhưỡng khá phù hợp để nuôi lợn rừng. Bởi vậy năm 2017 hai vợ chồng quyết định trở về quê hương và đầu tư xây dựng gia trại nuôi lợn “đặc sản”. Lúc mới bắt tay khởi nghiệp khó khăn thiếu thốn nhất là nguồn vốn để đầu tư xây hệ thống chuồng trại, mua con giống. Hơn nữa, lợn rừng là món ăn đặc sản chủ yếu bán cho phân khúc thị trường tầm trung-cao trở lên, có những thời điểm việc tiêu thụ lợn thương phẩm rất thuận lợi thậm chí không đủ để cung cấp.Tuy nhiên năm 2021do ảnh hưởng của dịch Covid -19 nên việc tiêu thụ bị chậm lại, đôi khi bị ép giá. Mặc dù vậy, với ý chí và quyết tâm cao  chị Yến đã phát triển và mở rộng quy mô từ 6 con lợn sinh sản, 1con đực giống ban đầu lên thành 13 con lợn sinh sản, 2 con lợn đực giống, mỗi năm cho 200-250 con lợn thịt, tất cả đều là giống lợn rừng lai, tổng thu nhập bình quân trên 800 triệu đồng/năm, sau khi trừ đi chi phí chị còn lãi từ 300-400 triệu đồng/năm.
Chị Yến cho biết, để nuôi được lợn rừng lai trước hết phải hiểu tập tính ăn ở và sinh sản của chúng. Đặc biệt thức ăn cho lợn rừng cũng phải hoàn toàn tự nhiên và không được nấu chín. Chị sử dụng bột cám ngô, cám gạo, bã bia trộn với thân cây chuối thái nhỏ kết hợp men vi sinh để ủ chín thành thức ăn cho lợn. Cách làm này vừa giúp lợn ăn ngon, kích thích tiêu hóa bên cạnh đó còn tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có giúp giảm chi phí. Ngoài ra chị còn cho lợn ăn các loại cây như khoai lang, quả chuối...Lợn nuôi 6-7 tháng mới xuất chuồng nhờ vậy thịt lợn đảm bảo chất lượng thơm ngon, tỉ lệ nạc cao và bán được giá. Trong công tác vệ sinh thú y cũng phải lưu ý bởi lợn rừng lai là con vật khá mẫn cảm với bệnh dịch tả lợn châu Phi. Chị luôn thực hiện và đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi: thường xuyên vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống sạch sẽ; định kỳ phun tiêu độc khử trùng chuồng trại và khu vực xung quanh, tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin, đặc biệt hạn chế người lạ ra vào khu chuồng nuôi. Bởi vậy trong 5 năm chăn nuôi đàn lợn gia đình luôn an toàn với dịch bệnh nhất là bệnh dịch tả lợn Châu Phi.
                 Trang trại nuôi lợn rừng lai hộ chị Nguyễn Thị Yến
Ngoài ra để tận dụng diện tích đất, chị còn đào ao thả cá nước ngọt. Cá chỉ ăn cỏ và phân hữu cơ tận dụng từ chăn nuôi, thu hoạch khoảng 1 tấn cá/năm. Tính ra thu nhập thêm khoảng vài chục triệu đồng.

          Ông Bùi Đình Cảnh- Chủ tịch xã Nghĩa Thái cho biết: Vợ chồng chị Yến là thanh niên tuy tuổi trẻ nhưng rất tâm huyết với nghề, đã mạnh dạn đầu tư vốn và học hỏi kiến thức để xây dựng trang trại chăn nuôi tại địa phương, sau 5 năm mô hình đã có phát triển và cho thu nhập khá ổn định. Gia đình chị được hội Nông dân xã khen thưởng hộ sản xuất kinh doanh giỏi nhiều năm liền.
           Không những là thanh niên tích cực xây dựng kinh tế mà chị Nguyễn Thị Yến còn là người thân thiện luôn chia sẻ, trao đổi các kinh nghiệm trong chăn nuôi với mọi người xung quanh. Mong rằng chăn nuôi của gia đình chị luôn phát triển bền vững và là tấm gương sáng để người dân trong vùng, khu vực lân cận học hỏi và nhân rộng.
Kim Dung - Trung tâm KNNA - nguồn TSKN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
35.jpg 36.jpg 34-2.jpg a123.jpg a125-1.jpg 02.png 06.png 09.png 05-2.png 04.png 07-2.png a22.jpeg a23-1.png 12.jpg 14-1.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây