Thứ sáu, 22/11/2024, 20:29

Phòng và điều trị bệnh Viêm tử cung ở lợn nái

Thứ tư - 07/09/2022 21:53 13.984 0
Viêm tử cung là một bệnh thường gặp trên đàn lợn nái sinh sản, đặc biệt là đối với đàn nái lai, nái ngoại. Khi đàn lợn nái bị viêm tử cung sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa nuôi con, động dục và phối giống ở những lần sau.
Phòng và điều trị bệnh Viêm tử cung ở lợn nái
Tuy nhiên, hiện nay người chăn nuôi vẫn chưa quan tâm nhiều đến căn bệnh này và chưa có các biện pháp phòng  bệnh cho lợn một cách có hiệu quả. Để giúp các hộ chăn nuôi chủ động nắm bắt và xử lý tốt bệnh viêm tử cung ở lợn nái, chúng tôi xin nêu cụ thể về nguyên nhân, triệu chứng, biện pháp phòng và điều trị bệnh này như sau:
Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến hiện tượng lợn nái bị viêm tử cung như:Do sau khi sinh lợn nái không được làm tốt công tác hộ lý như: Không được vệ sinh làm sạch phần âm hộ, bầu vú, phấn thân sau; không thụt rửa tử cung;chuồng lợn nái đẻ bị bẩn, không được khử trùng kỹ trước khi nái đẻ dẫn đến các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào đường sinh dục và gây viêm;Do phối giống cho lợn bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo mà không đảm bảo vệ sinh hoặc thao tác mạnh làm tổn thương niêm mạc tử cung và gây viêm; Do người chăn nuôi can thiệp khi lợn đẻ khó làm tổn thương đường sinh dục; hoặc do sót nhau,kế phát từ bệnh chết lưu thai, sẩy thai ở lợn nái.
*Triệu chứng:Lợn mẹ sốt39 – 400C, mệt mỏi, cảm giác khó chịu, kém ăn, âm môn sưng tấy đỏ, dịch xuất tiết từ âm đạo chảy ra nhầy trắng đục, đôi khi có máu lờ lờ. mùi hôi thối khó chịu.Lợn nái tiết sữa kém, hoặc mất sữa, đôi khi không cho con bú.
* Phòng bệnh: Người chăn nuôi cầnchăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý lợn nái sinh sản đúng quy trình; trước khi lợn nái sắp sinh theo dự kiến 1 tuần cần tiến hành vệ sinh, khử trùng chuồng nuôi tiêu diệt và hạn chế các mầm bệnh, nếu hộ chăn nuôi có chuồng đẻ riêng thì chuyển nái đến chuồng đẻ; Khi phối giống cho lợn phải thực hiện vệ sinh, sát trùng dụng cụ và phía sau cơ thể con vật.Sau khi sinh tiến hành thụt rửa tử cung cho lợn mẹ bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch thụt rửa tử cungliều 2-4 lít/con/lần /ngày.Bổ sung điện giải và Gluco KCgiúp tăng cường giải độc, giảm xuất huyết, nâng cao sức đề kháng và miễn dịch cho lợn. Khẩu phần ănn đảm bảo đầy đủ và cân đối dinh dường cho lợn nái trong quá trình mang thai đặc biệt là bổ sung ADE-MIX vào khẩu phần thức ăn.
* Điều trị: Tiêm Oxytoxin hoặc PG-F2α để đẩy sản dịch, dịch viêm ra ngoài. Tiến hành thụt rửa tử cung cho lợn mẹ bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch thụt rửa tử cungliều 2-4 lít/con/lần /ngày, hoặc nước lá trầu không sắc đặc.Dùng Amox-LA, Genta-Mox LA,CEFQUINOM 150 tiêm hoặc dùng Amoxilin, Aureomycin, Oxytetracylin đặt vào tử cung cho lợn theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Tăng sức đề kháng cho con vật bằng cách tiêm Vitamin C, B1, kết hợp Cafein. Liệu trình điều trị từ 5 – 7 ngày.
Có thể nói chăn nuôi lợn nái là nghề truyền thống, có thể giúp nông dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và làm giàu bền vững. Vì vậy, trong chăn nuôi lợn nái, khi người chăn nuôi đã chọn được những con nái tốt và có thành tích sinh sản cao thì cần làm tốt công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, vệ sinh thú y và phòng bệnh. Trong đó, chủ động làm tốt việc phòng ngừa bệnh viêm tử cung ở lơn nái, để không làm ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản ở những lần sau và từ đó sẽ giúp cho các nhà chăn nuôi đạt được hiệu quả năng suất cao nhất trong quá trình đầu tư./.


 Văn Thắng – nguồn TSKN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
mo-hinh-che-huu-co.jpg hoi-nghi-thang-9-6.jpg mo-hinh-ga-2.jpg mo-hinh-luon-4.jpg Kiem-tra-san-xuat.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg mo-hinh-buoi-1.jpg a12-6.jpg a26-4.jpg a23-1.jpg image-20240813150406-1-6.png a24-2.jpg a11-3.jpg a25-4.jpg h3-13.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây