Chủ nhật, 22/12/2024, 22:49

Phòng và trị bệnh tụ huyết trùng gà

Chủ nhật - 13/11/2022 22:20 9.004 0
Khi thời tiết chuyển mùa, mưa ẩm  đàn gà thường dễ mắc bệnh, trong đó có bệnh tụ huyết trùng gây ảnh hưởng không nhỏ cho các hộ chăn nuôi.
Phòng và trị bệnh tụ huyết trùng gà
Mặc dù không phải là bệnh quá phức tạp, nhưng nếu không có biện pháp phòng và trị  kịp thời sẽ dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế trong quá trình đầu tư. Để giúp các hộ chăn nuôi nắm rõ hơn về căn bệnh này, chúng tôi xin nêu nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng trị bệnh này như sau:
           *Nguyên nhân: Đây là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Pasteurella aviseptica gây ra. Bệnh tụ huyết trùng  xảy ra trên gà ở mọi lứa tuổi. Con đường lây nhiễm từ gà ốm sang gà khoẻ chủ yếu thông qua hai con đường chính là hô hấp và tiêu hoá.Bệnh thường xảy ra trong điều kiện mưa, ẩm, thời tiết chuyển mùa. Bệnh xảy ra đột ngột, diễn biến nhanh và có tỷ lệ chết cao.
           *Triệu chứng.
- Thể quá cấp tính: Gia cầm chết rất nhanh, không quan sát kịp triệu chứng. Gà bệnh ủ rũ cao độ trong 1 – 2 giờ lăn ra chết. Nhiều trường hợp gà mái nhảy ổ đẻ, gà đang kiếm mồi, giãy giụa lăn ra chết do vi khuẩn vào máu gây nhiễm trùng huyết làm gà chết nhanh.
- Thể cấp tính: Gà sốt cao 42 – 430C, ủ rũ, bỏ ăn, xù lông, đi lại chậm chạp. Mào, tích tím bầm do tụ máu; phân lỏng có màu xanh hoặc trắng; gà khó thở trầm trọng, chảy nước mũi và chết do kiệt sức.
- Thể mãn tính: Thường thấy ở cuối ổ dịch, gà mắc bệnh thường  kém ăn, gầy sút, mào, yếm nhợt nhạt; phân gà có màu xanh hoặc trắng, gà đi lại khó khăn do viêm sưng khớp chân.
*Bệnh tích:Thịt sẫm màu, phổi đỏ có một vài đám sậm đen. Gan sưng to hoại tử màu vàng hoặc lấm tấm trắng, ruột sưng to, mỡ vành tim xuất huyết, màng bao tim tích nước, viêm khớp.
          *Phòng bệnh:Để hạn chế bệnh tụ huyết trùng trên đàn gà, người chăn nuôi nên áp dụng đầy đủ các giải pháp chăn nuôi an toàn sinh học; làm tốt công tác vệ sinh làm sạch khu chuồng nuôi, vườn chăn thả, dụng cụ chăn nuôi. Định kỳ dùng vôi bột, thuốc khử trùng để tiêu diệt mầm bệnh, nhất là khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa, mưa ẩm và thiếu ánh sáng. Đảm bảo khẩu phần ăn đầy đủ và cân đối các thành phần dinh dưỡng cho gà ở các lứa tuổi; tăng cường bổ sung điện giải, vitamin C cho đàn gà khi thời tiết thay đổi. Đồng thời người chăn nuôi nên sử dụng vắc xin để phòng bệnh cho đàn gà là giải pháp tối ưu nhất: Đối với gà thịt nuôi ngắn ngày có thểchỉ cần tiêm một lần lúc 4 tuần tuổi; gà nuôi dài ngày, gà đẻ trứng tiêm nhắc lại sau mỗi 6 tháng.
          *Điều trị: Để điều trị bệnh tụ huyết trùng trên đàn gà người chăn nuôi có thể sử dụng:Amo-Coliforte, VinaFlo 4%, Lincomycin, Enrofloxaxin, Neomycin, Genta-tylo, Genta-Mox, Tera Colivit, Coli-1002, Neo-Dox…; kết hợp sử dụng  Para-C để hạ sốt theo hướng dẫn của Nhà sản xuất. Tăng cường bổ sung chất điện giải, Vitamin C, B – complex để tăng sức đề kháng cho vật nuôi trong quá trình điều trị.
          Chăn nuôi gà là một trong những hướng phát triển kinh tế được nhiều người chăn nuôi lựa chọn, đây là đối tượng nuôi có nhiều ưu thế như: quay vòng vốn nhanh, phương thức chăn nuôi đa dạng và đầu ra sản phẩm tương đối thuận lợi. Chính vì vậy, người chăn nuôi cần thực hiện tốt quy trình vắc xin phòng các bệnh thường gặp cho đàn gà nuôi theo khuyến cáo là một giải pháp quan trọng, trong đó có bệnh tụ huyết trùng nhằm giảm thiểu rủi ro thiệt hại do dịch bệnh gây ra, nâng cao hiệu quả kinh tế cho quá trình đầu tư.

 
Văn Thắng - nguồn TSKN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
a2-9.jpg Nuoi-cac-long-cua-song-cua-ho-Vu-Van-Manh-xa-Nghi-Quang-huye z6098847690463-7001a19e38215bdbc3068ea76aa3cc89-1.jpg a3-7.jpg mo-hinh-ga-2.jpg mo-hinh-luon-4.jpg Kiem-tra-san-xuat.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg mo-hinh-buoi-1.jpg hoi-nghi-thang-9-6.jpg mo-hinh-che-huu-co.jpg a23-1.jpg image-20240813150406-1-6.png a24-2.jpg a25-4.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây