Đặc biệt về chăn nuôi chủ yếu áp dụng theo phương thức truyền thống như chuồng trại làm đơn giản (chủ yếu thả rông), nuôi chung nhiều loại vật nuôi và độ tuổi khác nhau, cùng một chuồng, trong cùng khu vực nuôi. Phương thức chăn nuôi này vừa không kiểm soát được dịch bệnh, vừa không đem lại hiệu quả kinh tế, làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của người dân.
Nhằm giúp nông dân tiếp cận khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, nâng cao thu nhập, bảo tồn quỹ gen cũng như phát triển chăn nuôi bền vững. Năm 2017 được sự quan tâm giúp đỡ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An, trạm khuyến nông Quế Phong đã xây dựng thành công mô hình chăn nuôi lợn bản địa (giống lợn SaoVa).
Mô hình chăn nuôi lợn SaoVa được triển khai ở xã Quế Sơn và xã Tiền Phong, với 6 hộ tham gia, quy mô 30 con. Trước khi đưa lợn vào nuôi, các hộ được huấn về kỹ thuật từ khâu làm chuồng có hệ thống xử lý phân nước thải,…đến khâu vệ sinh phòng bệnh: Như yêu cầu chuồng cách xa nhà ác đối tượng nuôi khác, xung quanh khu vực nuôi quét dọn sạch sẽ và rắc vôi bột. Trong quá trình nuôi, các hộ nuôi đã biết sử dụng hóa chất benkozid hoặc vôi bột để tiêu độc khử trùng chuồng nuôi 1 – 2 lần/tháng, làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng sức đề kháng cho vật nuôi. Giống lợn này, trọng lượng trưởng thành nhỏ (P tối đa đạt 30 kg/con), trọng lượng lúc cai sữa 5 kg/con, có lông màu đen, dày và ngắn, da thô, tai nhỏ, chậm lớn, nhưng ăn tạp, dễ nuôi, khả năng thích nghi với điều kiện môi trường tự nhiên rất tốt, khả năng chống chịu được thời tiết bất lợi, ít dịch bệnh, ngoài thức ăn hỗn hợp được hỗ trợ, người chăn nuôi biết tận dụng thêm thức ăn sẵn có: ngô, lúa, đậu, các loại khoáng,… tự phối trộn, nhằm giảm chi phí đầu vào. Giống này, tăng nhanh nhất ở giai đoạn 3 -5 tháng tuổi cả về trọng lượng và chiều dài thân, trong quá trình nuôi đã sử dụng thức ăn hỗn hợp đảm bảo đúng định mức P x 5 % (ví dụ: lợn có trọng lượng P = 15 kg; lượng thức ăn = 15 x 0.05 = 0,75 kg/con/ngày), thường xuyên cung cấp đầy đủ nước uống và sạch sẽ, bổ sung các khoáng chất tăng cường sức miễn dịch, lợn saova có khả năng chống chịu bệnh tốt, tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn so với các giống lợn khác nuôi trong vùng. Sau 6 tháng nuôi, trọng lượng lợn đạt bình quân 25kg/con (phương pháp cũ đạt 22 kg/con). Hiệu quả kinh tế (1con): tổng thu 2.750.000đ/con, tổng chi 2.336.000đ/con. Lợi nhuận thu được là 414.000đ/con.
Như vậy, có thể khẳng định mô hình chăn nuôi lợn saova là khá thành công, có tính khả thi và nhân rộng cao. Mô hình không chỉ nâng cao thu nhập cho người dân, cung cấp sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, đảm bảo vệ sinh thực phẩm, không gây ô nhiễm, mà còn tạo điều kiện cho nông dân giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm để cùng nhau làm giàu. Nhu cầu và nguyện vọng của người dân nơi đây, rất mong muốn được Trung tâm nuôi lợn thịt thì hỗ trợ thêm mô hình nuôi lợn nái sinh sản bản địa (giống saova), nhằm giúp bà con tự chủ động sản xuất con giống để cung cấp nguồn giống lợn cho trong và ngoài vùng lân cận, làm đa dạng hoá sản phẩm, chủng loại vật nuôi tại địa phương, tạo thêm được viêc làm, tăng thu nhập, đồng thời bảo tồn quỹ gen của các giống bản địa, từng bước xoá đói giảm nghèo bền vững cho người dân đồng bào miền núi.
Nguyễn Thị Thu – Trung tâm KN Ngệ An