Thứ bảy, 23/11/2024, 14:15

Nhận biết và khắc phục hiện tượng bất thường khi nuôi vịt, ngan sinh sản

Thứ ba - 23/04/2019 21:34 3.114 0
Nuôi vịt ngan là nghề truyền thống lâu đời của nông dân Việt Nam. Nhờ điều kiện sinh thái thuận lợi nên Việt Nam là một trong những nước nuôi nhiều ngan, vịt nhất. Trong quá trình nuôi vịt, ngan sinh sản thường gặp những hiện tượng bất thường. Để giúp các hộ chăn nuôi nhận biết được nguyên nhân của sự bất thường đó và từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục phù hợp nhằm giảm thiểu hao hụt hạn chế dịch bệnh xẩy ra. Người chăn nuôi cần lưu ý một số vấn đề sau:
Nhận biết và khắc phục hiện tượng bất thường khi nuôi vịt, ngan sinh sản
Giai đoạn vịt, ngan con: Thường hay gặp những hiện tượng bất thường như: Vịt, ngan con chết nhiều; Không đồng đều, nhiều con còi cọc, chậm lớn, khô chân… Nguyên nhân là do: Chất lượng con giống không tốt, có hiện tương khô chân có thể do chờ lâu trong máy nở, vận chuyển đường xa trong thời gian dài. Bị nhiễm bệnh ( nhiễm qua trứng, từ trạm ấp, trong quá trình nuôi). Chăm sóc, nuôi dưỡng kém, nhất là giai đoạn úm ( bị lạnh, gió lùa, thức ăn mốc, mặn, nước uống không đảm bảo)
Giai đoạn vịt, ngan hậu bị: Giai đoạn này thường hay gặp những hiện tượng bất thường như: Khối lượng vượt hoặc thấp hơn yêu cầu, không đồng đều, đẻ sớm hoặc phát dục muôn, hao hụt cao do chết hoạc loại, mổ cắn.v.v… Nguyên nhân: Do mật độ nuôi quá cao, chuồng không thông thoáng, thiếu dụng cụ chăn nuôi. Do tiêu chuẩn, khẩu phần ăn không phù hợp, kỹ thuật cho ăn hạn chế không đạt. Chế độ chiếu sáng không phù hợp, bị nhiễm bệnh…
Giai đoạn vịt ngan sinh sản: Thường thấy ở đàn vịt, ngan có hiện tượng như: Tỷ lệ đẻ thấp, tỷ lệ trứng giống thấp, tỷ lệ nở thấp, thời gian khai thác trừng ngắn. Đẻ trứng 2 lòng đỏ, vỏ mỏng, dị hình, trứng dập vở..v.v.. Nguyên nhân: Do chăm sóc nuôi dưỡng từ giai đoạn vịt, ngan con không tốt. Tỷ lệ trống mái không phù hợp, chất lượng con trống và mái kém, thức ăn kém chất lượng. Chất lượng trứng giống kém ( trứng nhiễm khuẩn, trứng bảo quản không đúng kỹ thuật). Bị nhiễm bệnh…
Có thế nói rằng từ những hiện tượng bất thường, nguyên nhân trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng phát triển, năng suất chất lượng và hiệu quả kinh tế đem lại. Để góp phần giảm nguy cơ thiệt hại và khắc phục các hiện tượng bất thường khi nuôi vịt, ngan sinh sản. Người chăn nuôi cần nắm vững quy trình kỹ thuật và thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: 
+ Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện nuôi con giống cụ thể: Tách biệt khu vực chăn nuôi với nơi ở của người và động vật khác. Tách biệt khu chăn nuôi vịt, ngan con, hậu bị, sinh sản. Có nơi để thức ăn chăn nuôi, chất độn chuồng sạch, dụng cụ, hóa chất khử trùng riêng biệt. Có nơi thu gom và xử lý chất thải, xác vịt, ngan chết. Bố trí khay máng ăn máng uống hợp lý đủ số máng, đệm lót khô, sạch hút ẩm tốt, không  bụi không ẩm mốc…
+ Về con giống:  Vịt, ngan giống phải mua từ cơ sở giống an toàn dịch bệnh, có nguồn gốc rõ ràng, được tiêm phòng đầy đủ và có bảo hành. Chọn con khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Không dùng con thương phẩm làm giống. 
+ Chăm sóc, nuôi dưỡng: Chuồng nuôi phải đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông; đảm bảo mật độ nuôi và sân chơi theo quy định. Vịt con từ khi mới nở đến 1 tháng tuổi là thời gian “gột vịt” hoặc “mú vịt con”. Thời gian này kéo dài hay ngắn tùy theo giống vịt, mùa vụ, điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc. Giai đoạn vịt, ngan  con cho ăn uống càng sớm càng tốt, thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất theo nhu cầu của giống, cho ăn theo định lượng tiêu chuẩn khẩu phần của từng giống. Đối với giai đoạn hậu bị nên hạn chế khối lượng thức ăn bởi vì nếu chúng ta cho ăn nhiều sẽ tích mỡ nhiều ở dưới da và trong nội tang dẫn đến chèn ép cơ quan sinh sản đẻ ít trứng nhỏ. Mặt khác khi ta cho ăn lương lớn vịt sẽ to béo dẫn đến giao phối thu tinh khó và tỷ lệ trứng có phôi thấp…Thời gian này nên đảm bảo mật độ nuôi, dụng cụ cho ăn, số lượng và chất lượng thức ăn. Chỉ cho ăn 1 bữa/ngày. Giai đoạn vịt ngan sinh sản cho ăn tự do ban ngày ( đêm không cho ăn), ngoài thức ăn hỗn hợp nên cung cấp thêm thóc mầm, rau xanh khoảng 20 – 30g/ con/ngày, không nên thay đổi loại thức ăn trong suốt giai đoạn sinh sản.
+ Về công tác vệ sinh phòng dịch: Cần thực hiện tốt công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, bảo quản thu nhặt trứng và môi trường xung quanh. Định kỳ và thường xuyên bằng các loại hóa chất thông dụng như: Ben kocid, Han-Iodine, Vizkon… Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại Vacxin phòng bệnh cho vịt, ngan như: Cúm gia cầm, dịch tả ngan, vịt…
Như vậy, nuôi vịt ngan sinh sản hay thương phẩm hiện nay đang được rất nhiều hộ chăn nuôi quan tâm, áp dụng  bởi nuôi vịt ngan có thời gian nuôi ngắn dễ nuôi, đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. Tuy nhiên trong quá trình nuôi dưỡng chăm sóc quản lý, người nuôi thường gặp những hiện tượng bất thường tác động trực tiếp trên đàn vịt ngan, làm giảm năng suất, chất lượng và hiệu quả đem lai. Do đó người nuôi ngan vịt cần thường xuyên theo dõi chặt chẽ, áp dụng đầy đủ quy trình kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc, vệ sinh phòng bệnh và thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên để giúp cho đàn vịt ngan sinh trưởng, phát triển tốt, giảm thiểu thiệt hại, dịch bệnh gây nên nhằm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả trong chăn nuôi.


                                          Hồ Thị Hiền – Trung tâm KN
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
mo-hinh-che-huu-co.jpg hoi-nghi-thang-9-6.jpg mo-hinh-ga-2.jpg mo-hinh-luon-4.jpg Kiem-tra-san-xuat.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg mo-hinh-buoi-1.jpg a12-6.jpg a26-4.jpg a23-1.jpg image-20240813150406-1-6.png a24-2.jpg a11-3.jpg a25-4.jpg h3-13.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây