Số lượng tổng đàn lớn tuy nhiên chất lượng đàn bò đang còn thấp, tỷ lệ bò lai chiếm khoảng 55 % tổng đàn, chưa tương xứng với tiềm năng, phương thức chăn nuôi chủ yếu là nông hộ, quy mô nhỏ, nuôi theo hình thức chăn thả (vùng miền núi), bán chăn thả (vùng đồng bằng ). Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi đang còn hạn chế đặc biệt vùng miền núi, núi cao.
Năm 2017 - 2018, được sự hỗ trợ của Hội Làm Vườn Việt Nam, Trung tâm khuyến nông Quốc gia, Nghệ An triển khai “ Xây dựng mô hình cải tạo chất lượng đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và vỗ béo bò thịt trong nông hộ để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả tại các vùng chăn nuôi chính”. Mô hình được triển khai tại tại 2 huyện Thanh Chương và Quỳnh Lưu; trong đó: Năm 2017 được triển khai từ tháng 3/2017 đến tháng 10/2018 tại 2 xã Thanh Phong và Thanh Lĩnh huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An, với quy mô 145 con bò cái được lựa chọn để làm công tác phối giống bằng TTNT. Năm 2018: được triển khai từ tháng 3/2018 tại 2 xã Ngọc Sơn và xã Quỳnh Hoa huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An. Với quy mô 200 con bò cái được lựa chọn để làm công tác phối giống bằng TTNT, số hộ tham gia; 70 hộ;
Tham gia mô hình, các hộ được hỗ trợ tập huấn kỹ thuật về chăn nuôi bò sinh sản, biểu hiện động dục ở Bò và phương pháp phát hiện động dục, thời điểm phối giống thích hợp, kỹ thuật về chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng bê lai, phương pháp thú y phòng trừ dịch bệnh....ngoài ra những bò tham gia dự án phối giống có chửa được hỗ trợ 120kg/con thức ăn tinh hỗn hợp, hỗ trợ 50 % tinh và vật tư phối giống bò
Kết quả mô hình triển khai tại Thanh Chương đã phối giống có chửa 145 con bò cái đã được phối giống có chửa bằng thụ tinh nhân tạo tinh của các giống bò thịt như Brahman, Regsind... Qua theo dõi số bò phối giống có chửa năm 2017 tại huyện Thanh Chương; số bê sinh ra; 145 con, trong đó: bê đực; 70 con; bê cái: 75 con, Khối lượng bê sơ sinh có khối lượng bình quân: 21,7 kg, so sánh với yêu cầu dự án, trọng lượng bê sơ sinh phải đạt; ≥ 20 kg thì bê sinh ra từ kết quả của mô hình có trọng lượng lớn hơn, bê sinh ra có ngoại hình mang đặc điểm giống có ngoại hình đẹp, được người chăn nuôi chăm sóc nuôi dưỡng đúng quy trình kỹ thuật bê khỏe mạnh sinh trưởng phát triển tốt, đến tháng thứ 6 đạt 128,9 kg. Khi so sánh với bê địa phương thì bê lai ở 6 tháng tuổi có trọng lượng lớn hơn từ 20 - 30 kg.
Trong năm 2018 mô hình tiếp tục tại huyện Quỳnh Lưu; số bò phối giống có chửa; 200 con, tỷ lệ thụ thai lần 1 đạt 72,5 %, Mô hình đang tiếp tục theo dõi sản phẩm bê sinh ra.
Đánh giá hiệu quả của mô hình: Theo đánh giá của các hộ tham gia mô hình, tỷ lệ phối giống đậu thai cao hơn những năm trước đã góp phần rút ngắn khoảng cách lứa đẻ, giảm bớt đầu tư chi phí nuôi ...đặc biệt các hộ được tiếp cận, n©ng cao kü n¨ng vÒ ch¨n nu«i bò sinh sản ( phát hiện bò động dục, đầu tư thức ăn tinh cho bò có chửa...). Sản phẩm bê cái lai Sind được tạo ra có lông màu đỏ cánh gián, trán dô, u vai cao, yếm rộng, mông tròn cơ bắp nổi rõ và khi so sánh với bò lai Braman thuộc thì bò lai Bramanh thuộc loại lớn con, cơ bắp phát triển thân dài, lưng thẳng, cổ khá dài, tai to và sụp, bò, bê tạo ra thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nóng ẩm, chịu được nhiệt độ và độ ẩm cao, có sức đề kháng tốt với bệnh tật. Sản phẩm bê ra đời của mô hình được thực hiện từ công tác TTNT của tinh bò đực giống nhập ngoại có chất lượng tốt hơn so với tinh bò đực nội, bê tạo ra có tầm vóc, trọng lượng lớn hơn, khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, ngoài hình có độ lai tốt hơn, nguyên nhân do tinh bò đực ngoại có chất lượng con giống tốt, khi phối giống tránh được phối giống cận huyết….
Thông qua mô hình góp phần thay đổi tập quán chăn nuôi, từ chăn nuôi từ chăn nuôi dàn trải không có đầu tư sang chăn nuôi có ứng dụng quy trình kỹ thuật, chăn nuôi có đầu tư thâm canh, đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường, hình thành nên một nghề có tính bền vững, góp phần phát triển kinh tế xã hội.
Trần Thanh: Trung tâm giống chăn nuôi Nghệ An