Hội nghị tập huấn “ Chuyển đổi nghề khai thác hải sản xâm hại, huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản sang các nghề có tính chọn lọc cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An”
Thứ hai - 25/11/2024 04:41280
Chiều ngày 22 tháng 11 năm 2024 tại Hội trường UBND xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Viện Nghiên cứu Hải Sản- Bộ Nông Nghiệp và PTNT (đơn vị tư vấn) tổ chức hội nghị tập huấn “ Chuyển đổi nghề khai thác hải sản xâm hại, huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản sang các nghề có tính chọn lọc cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An”
Tham gia hội nghi tập huấn có đồng chí Nguyễn Phi Toàn - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Hải sản - Bộ Nông nghiệp và PTNT; đại diện lãnh đạo Chi cục thuỷ sản; Trung tâm Khuyến nông; thành viên Ban quản lý nhiệm vụ “ Chuyển đổi nghề khai thác hải sản xâm hại, huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản sang các nghề có tính chọn lọc cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An”; Phòng nông nghiệp/phòng kinh tế; Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện/ thị Quỳnh Lưu, Cửa Lò, Hoàng Mai, Diễn Châu, Nghi Lộc; đại diện UBND các xã Sơn Hải, Tiến Thuỷ, Quỳnh Ngọc, Quỳnh Long, Diễn Ngọc, Diễn Bích và đại diện gần 60 hộ ngư dân khai thác hải sản làm nghề lưới kéo (giã cào) trên địa bàn tỉnh.
Toàn cảnh Hội nghị
Đ/c Lê Văn Hướng - Phó Chi cục trưởng - Chi cục Thuỷ Sản và Kiểm ngư Nghệ An phát biểu khai mạc hội nghị
Phát biểu khai mạc hội nghị, Đ/c Lê Văn Hướng - Phó Chi cục trưởng - Chi cục Thuỷ Sản và Kiểm ngư Nghệ An khẳng định: Với mục tiêu phát triển thuỷ sản thành ngành kinh tế quan trọng, phát triển bền vững. Ngày 11/3/2021 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 339/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển thuỷ sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trên cơ sở đó các bộ, ban ngành và các địa phương đã ban hành nhiều chính sách, kế hoạch, chương trình để cụ thể hoá các nhiệm vụ xoay quanh 3 trụ cột cốt lõi: giảm khai thác, tăng nuôi trồng và đẩy mạnh bảo tồn biển, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. Với định hướng trên tỉnh Nghệ An đã ban hành kế hoạch số 914/KH- UBND triển khai thực hiện đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh Nghệ An với mục tiêu đến hết năm 2030 số tàu khai thác thuỷ sản toàn tỉnh còn lại 2.537 chiếc (trong đó vùng khơi 1.005 chiếc; vùng lộng và vùng ven bờ 1.532 chiếc); Chuyển đổi 20 tàu làm nghề lướu kéo khai thác vùng khơi sang nghề lồng bẫy, chụp, vây, câu, dịch vụ hậu cần, lưới rê (trừ rê thu ngừ); Chuyển đổi 100 tàu khai thác vùng biển ven bờ, vùng lộng đang khai thác hải sản sang nghề nuôi trồng thuỷ sản, dịch vụ nuôi trồng thuỷ sản, nghề cá giải trí, các nghề kinh tế khác. Để đạt được mục tiêu trên Sở Nông nghiệp & PTNT Nghệ An đã giao cho Viện nghiên cứu hải sản thực hiện nhiệm vụ “Tư vấn chuyển đổi nghề khai thác hải sản xâm hại, huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản sang các nghề có tính chọn lọc cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An”. Trên thực tế trữ lượng nguồn lợi khai thác thuỷ sản ở vùng biển nước ta có xu hướng giảm rõ rệt. Vì vậy để bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản có hiệu quả và mang tính bền vững thì việc chuyển đổi nghề khai thác Hải sản xâm hại, huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản sang các nghề có tính chọn lọc cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang là hướng đi đúng, phù hợp với chiến lược phát triển thuỷ sản Việt Nam cũng như mong muốn của các hộ ngư dân làm nghề khai thác hải sản trên địa bàn tỉnh. Với mục tiêu trên hy vọng buổi hội nghị tập huấn sẽ có nhiều ý kiến trao đổi để đưa ra nhiều phương án, giải pháp giúp người dân chuyển đổi nghề một cách thành công và hiệu quả. Tại hội nghị các đại biểu và ngư dân đã được nghe các báo cáo viên của Viện nghiên cứu Hải sản trình bày nội dung về: “Chuyển đổi nghề khai thác hải sản xâm hại, huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản sang các nghề có tính chọn lọc cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An”. Cũng trong buổi hội nghị các đại biểu, bà con ngư dân tập trung thảo luận với lãnh đạo Chi cục Thuỷ Sản và Kiểm ngư Nghệ An, Viện Nghiên cứu Hải sản để từ đó có những định hướng, giải pháp thay thế các ngành nghề có tính chọn lọc cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Các đại biểu tham gia thảo luận tại hội nghị tập huấn
Cũng trong hội nghị, các đại biểu đã được nghe ý kiến thảo luận chia sẻ kinh nghiệm của một số ngư dân khai thác hải sản làm nghề lưới kéo; những thuận lợi, khó khăn khi họ chuyển đổi từ nghề khai thác lưới kéo sang nghề khác. Hy vọng trong thời gian tới tỉnh nhà sẽ có những định hướng và giải pháp cụ thể để ngành khai thác, bảo vệ nguồn thuỷ thuỷ sản sẽ bền vững. Các hộ ngư dân làm nghề khai thác lưới kéo sẽ chuyển đổi nghề thành công đúng với mục tiêu của tỉnh để ra. Giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội./.