Chủ nhật, 22/12/2024, 09:41

Kết quả công tác đào tạo nghề nông nghiệp năm 2016 và triển khai công tác 2017

Thứ tư - 24/04/2019 22:24 870 0
Cuộc họp Ban chỉ đạo đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ để tổng kết đánh giá kết quả thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp năm 2016 và triển khai công tác 2017 đã diễn ra vào trung tuần tháng 1/2017 tại Bộ Nông nghiệp và PTNT. Thứ trưởng Trần Thanh Nam, Phó ban chỉ đạo chương trình đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì cuộc họp.
Kết quả công tác đào tạo nghề nông nghiệp năm 2016 và triển khai công tác 2017
Theo báo cáo của Cục Kinh tế Hợp tác và PTNT, năm 2016 số lao động được học nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng là 126.189/161.000 lao động (đạt 78,3% so với kế hoạch đề ra) và đạt 65% so với năm 2015.
Trong tổng số lao động được đào tạo năm 2016, số nông dân cần có chứng chỉ nghề như thuyền trưởng 982 người; máy trưởng 1.848 người; người làm dịch vụ thú y, thuốc bảo vệ thực vật, dẫn tinh viên, người quản lý thủy nông cơ sở 2.876 người. Dịch vụ sản xuất cây trồng 11.262 người. Đào tạo cho nông dân có đủ trình độ chuyên môn sâu để tham gia thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, áp dụng công nghệ cao đạt trên 45.000 người, trong đó chế biến nuôi trồng thủy sản 2.000 người; chăn nuôi 18.000 người, sản xuất sản phẩm hàng hóa công nghệ cao 2.000 lao động; tham gia liên kết với doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm: 23.000 người. Số người có việc làm mới và nâng cao hiệu quả sản xuất khi làm nghề cũ trên 100.000 người. Sau học nghề lao động được doanh nghiệp tuyển dụng và tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản. Nhiều lao động sau học nghề đã thành lập được nhóm, tổ sản xuất, HTX. Nhiều hộ nông dân qua đào tạo nghề đã được trang bị kiến thức cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội, góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo, tăng tỷ lệ khá giàu ở nông thôn có trình độ kiến thức để nâng cao năng lực sản xuất từ đó thoát nghèo và có thu nhập khá.
Có thể nhận thấy số lao động nông thôn được đào tạo nghề năm 2016 đạt mức thấp hơn 21,7% so với kế hoạch đề ra và thấp hơn 35% so với năm 2015. Nguyên nhân do một số địa phương lúng túng trong triển khai thực hiện, chưa chủ động trong việc xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí đào tạo nghề nông nghiệp từ chương trình xây dựng nông thôn mới, năm 2016 có 62/63 địa phương bố trí kinh phí đào tạo nghề cho LĐNT trong đó có những tỉnh bố trí kinh phí rất thấp so với kinh phí 2015 như Phú Thọ 8%, Sơn la 11%; Ninh Bình 22%,… tỉnh Bình Phước không bố trí kinh phí đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT năm 2016.
Phát biểu tại cuộc họp, TS. Hạ Thúy Hạnh, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho rằng để nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo nghề trước mắt cần rà soát danh mục nghề, cần tập trung cho các nhóm nghề chủ lực như cà phê, tiêu, cao su,… Nên gắn đào tạo nghề với các trang trại vệ tinh cung cấp sản phẩm và đào tạo nghề cho các hộ này ví dụ như trang trại bò sữa hoặc gắn đào tạo nghề với các hộ nông dân vùng đệm nuôi tôm, gà xuất khẩu để đảm bảo an toàn dịch bệnh. Gắn đào tạo nghề với các chuỗi tiêu thụ sản phẩm, các chương trình, dự án. Cần có chuyên trang về đào tạo nghề trên báo nông nghiệp, báo nông thôn ngày nay và khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp để tư vấn và bao tiêu sản phẩm cho nông dân. TS Hạnh cũng đề xuất với Bộ năm 2017 tổ chức hội thi cán bộ khuyến nông làm công tác đào tạo nghề giỏi và mong muốn Bộ đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng để khuyến khích những cán bộ tâm huyết và có nhiều thành tích trong công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động thôn.
Kết luận tại Hội nghị, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đã nêu rõ trên cơ sở chủ trương xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu lại sản xuất lại nông nghiệp, các địa phương cần tập trung vào các mô hình dự án liên kết sản xuất để triển khai công tác đào tạo năm 2017. Cần phát huy vai trò hệ thống các trường nông nghiệp thuộc Bộ, hệ thống khuyến nông, đây là những đơn vị chủ lực trong đào tạo nghề cho LĐNT. Nội dung đào tạo cần tập trung vào 3 vấn đề chính:
- Xây dựng những mô hình dự án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã được Bộ phê duyệt, mô hình chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng của các cây trồng, vật nuôi. Các mô hình hợp tác xã gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, các mô hình liên kết với doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng chủ lực, mô hình sản xuất tại các xã nông thôn mới. Mô hình dạy nghề cho các vùng biên giới.
- Đối tượng đào tạo nghề nên phân rõ: Các đối tượng đào tạo nghề tại địa phương, hộ nghèo, hộ khuyết tật, các hộ chính sách, hộ có hoàn cảnh khó khăn, các hộ gia đình chuyển đổi đất canh tác tham gia học nghề sẽ do địa phương quyết định. Các đối tượng đào tạo nghề có nhu cầu trình độ cao, đào tạo trung cấp, sơ cấp nghề để phục vụ cho các doanh nghệp lớn gắn với các trường cao đẳng nghề.
- Kế hoạch đào tạo nghề năm 2017 nên đưa rõ chỉ tiêu cần đạt và phải có định hướng rõ ràng, bao nhiều lao động được đào tạo về tái cơ cấu, đào tạo về nông nghiệp công nghệ cao, bao nhiêu lao động được đào tạo cho các ngành nghề khác.
- Cần định hướng truyền thông và công tác thi đua khen thưởng trong đào tạo nghề. Xây dựng các chương trình phóng sự về các mô hình có hiệu quả để nhân rộng. Tổ chức các hội nghị, hội thảo đánh giá công tác đào tạo nghề ở một số địa phương, các vùng.
- Củng cố và nâng cao năng lực cho các cơ sở dạy nghề và giáo viên, cán bộ quản lý làm công tác đào tạo nghề.
- Thí điểm đưa nông dân nòng cốt, giám đốc các hợp tác xã tham quan học tập ở nước ngoài để nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
                                                     Theo khuyennongvn.gov.vn
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
a2-9.jpg Nuoi-cac-long-cua-song-cua-ho-Vu-Van-Manh-xa-Nghi-Quang-huye z6098847690463-7001a19e38215bdbc3068ea76aa3cc89-1.jpg a3-7.jpg mo-hinh-ga-2.jpg mo-hinh-luon-4.jpg Kiem-tra-san-xuat.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg mo-hinh-buoi-1.jpg hoi-nghi-thang-9-6.jpg mo-hinh-che-huu-co.jpg a23-1.jpg image-20240813150406-1-6.png a24-2.jpg a25-4.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây