Chủ nhật, 22/12/2024, 04:04

Giàu lên nhờ chế biến tiêu thụ nông sản, hải sản

Thứ tư - 24/04/2019 22:49 1.123 0
Huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An có 39 xã, thị trấn, với hơn 30 vạn dân, sinh hoạt ở 39 xã, thị trấn. Toàn huyện có 25.000 ha, đất sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, trong đó có 13.500 ha lúa, màu, 7200 ha đồi núi thấp và hơn 3500 ha ao hồ, bãi bồi ven biển.
Giàu lên nhờ chế biến tiêu thụ nông sản, hải sản
Phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện uỷ, UBND huyện Châu ra nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế thương mại, dịch vụ, gắn với chế biến, tiêu thụ nông sản, hải sản mở hướng làm giàu, tạo việc làm, nâng cao đời sống người dân.
Đối với 11.000 ha đồi núi thấp, ao hồ và bãi bồi ven biển thì huyện thực hiện giao đất, giao đồi, đấu thầu ao đầm cho dân trồng rừng, làm kinh tế trang trại, gia trại theo mô hình VACR. Hơn 9200 ha lúa nước thì tập trung gieo cấy mõi năm 2 vụ lúa chiêm xuân và hè thu. Còn vụ đông thì để lúa tái sinh nuôi vịt sinh sản, cá vụ ba để thu hoạch vào dịp giáp tết. Hơn 4000 ha đất màu dọc trục quốc lộ 1A, nối từ xã Diễn An đến xã Diễn Hùng, huyện chỉ đạo thâm canh luân canh gối vụ theo công thức, lạc xuân +vừng, dưa hấu, dưa lê hè thu + ngô, rau sạch vụ đông. Với cách làm này, sau 8 năm xây dựng NTM và tái cơ cấu ngành nông nghiệp. (Từ năm 2011 – 2018), toàn huyện đã quy hoạch xây dựng được 8500 ha cánh đồng cho thu nhập từ 100 triệu đồng đến 120 triệu đồng ha, cơ cấu 3000 ha lạc vụ xuân, 300 ha dưa hấu và 2200 ha vừng hè thu. Các loại giống lúa năng suất, chất lượng cao, hạt gạo thơm ngon được đưa vào thâm canh với diện tích lớn như thái xuyên 111, thuỵ hương 308, AC5, bắc thơm số 7, thiên nguyên ưu 8, nếp 97. Đối với vùng màu thì cơ cấu giống lạc sen lai Nghệ An, L14, L23, L18, ngô nếp MX10, MX2, MX4, khoai lang Nhật bản, dưa hấu giống hắc mỹ nhân, ớt cay chỉ thiên, tỏi, hành tăm. Do gieo trồng kịp thời vụ, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, sử dụng quỹ đật đạt hệ số 2,8 lần/năm nên năng suất các loại cây trồng đạt cao (lúa xuân đạt bình quân 72 tạ/ha, ngô vụ đông đạt 50 tạ/ha), lạc đạt 36 tạ/ha, vừng vàng V6 đạt 45 kg/sào). Còn dưa hấu và rau sạch  thu từ 8 triệu đồng đến 12 triệu đồng/sào. Tổng sản lượng lương thực đạt từ 130.000 – 136.000 tấn/năm, trong đó có 12.000 tấn lạc vừng.
Được vay vốn, đào tạo nghề, 9 xã ven biển, đã sửa chữa đóng mới hơn 1500 tàu thuyền, trong đó có 286 tàu xa vờ, xây dựng hơn 300 cửa hàng, hàng chục nhà máy đông lạnh để chế biến hải sản, cung ứng xăng dầu, đan lưới dệt xăm, làm dịch vụ nghề cá. Mặc dù thời tiết không thuận lợi nhưng 10 năm qua, Diễn Châu vẫn được mùa cá. Sản lượng đánh bắt hải sản đạt từ 36.000 tấn - 40.000 tấn/năm. Sản lượng cá đồng và tôm, cua đạt từ 2500 – 3000 tấn/năm. Với nguồn nguyên liệu dồi dào, bao gồm 20.000 tấn nông sản và gạo ngon, 36.000 tấn hải sản đã giúp cho bà con nông dân Diễn Châu có đủ nguyên liệu để chế biến, tiêu thụ quanh năm, đảm bảo ngày nào, tháng nào cũng có sản phẩm cung ứng ra thị trường. Bình quân mỗi năm, toàn huyện sản xuất, chế biến 10 triệu lít nước mắm, 6000 tấn bột cá, 380 tấn hải sản khô, 1700 tấn ruốc và mắm các loại, hơn 1000 tấn hải sản đông lạnh như cá, sứa, mực. Đặc biệt, sau khi được công nhận danh hiệu nước mắm vạn phần của công ty Cổ phần Thuỷ sản Diễn Châu đạt cúp vàng thuỷ sản Việt Nam chất lượng cao, được chủ tịch nước tặng thưởng huân chương lao động hạng ba. Và mới đây, sản phẩm tôm nõn khô của huyện được suy tôn, tôm nõn khô xứ nghệ thơm ngon, sản lượng thu mua tôm làm nguyên liệu từ 70 tấn/ngày lên 100 tấn/ngày. Cả 4 làng nghề chế biến hải sản ở các xã Diễn Ngọc, Diễn Bích, Diễn Vạn, với hơn 1200 hộ đầu tư mở rộng nhà xưởng, cải tiến dây chuyển sản xuất, đẩy mạnh thu mua các loại cá giàu đạm, như cá cơm, cá nục, cá trích để làm nguyên liệu chế biến nước mắm. Bình quân mỗi ngày các làng nghề thu mua từ 300 tấn đến 350 tấn cá. Nổi bật ở xã Diễn Ngọc có bà nguyễn Thị Năm đầu tư thành lập công ty TNHH chuyên thu mua cá biển để chế biến thành bột cá cung ứng cho thị trường Trường Quốc, đạt thu nhập hơn 7tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho 30 lao động. Ông Trần Ngọc Tân ở xã Diễn Bích đầu tư xây dựng nhà máy đông lạnh, chế biến tôm, mực, xuất bán ra các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng và Hà Nội, với sản lượng mỗi năm từ 350 – 400 tấn. Xã Diễn vạn thành lập làng nghề nướng cá, với hơn 50 hộ, giải quyết việc làm cho hơn 100 lao động nữ. Nghề nướng cá và tiêu thụ cá nướng thu nhập không cao nhưng khá ổn định cho các hộ gia đình. Bình quân mỗi lao động nướng cá thu nhập từ 150.000 đồng đến 200.000 đồng/ngày. Các loại cá thu, cá chim, bạc má nướng là thực đơn ưa chuộng cho các nhà hàng đặc sản và làm quà cho du khách về Diễn Châu tắm biển và du lịch sinh thái. Khai thác lợi thế của một xã có bãi bồi ven biển rộng lớn, xã Diễn Trung thành lập làng nuôi tôm thẻ chân trắng, với 87 hộ nuôi, trên diện tích 47 ha, sản lượng tôm nuôi đạt mỗi năm từ 75-80 tấn. Các xã Diễn Vạn, Diễn Bích, Diễn Thịnh dành mỗi nơi từ 10-20 ha ao đầm để nuôi tôm hàng hoá. Người nuôi tôm giỏi nhất xã Diễn Trung là anh Ngô Xuân Đại mỗi năm nuôi 2 lứa, với diện tích 4 ha. Trừ chi phí và trả công cho 4 lao động, mỗi năm anh Đại còn thu hơn 2 tỷ đồng.
Qua chuyển đổi kinh tế, Diễn Châu đã củng cố xây dựng được 20 làng nghề và 18 làng có nghề. Kiện toàn chuyển đổi 63 HTX nông nghiệp theo luật HTX năm 2012, theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Các làng nghề, có nghề và 63 HTX đã sản xuất, chế biến được hơn 30 mặt hàng phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Nhiều mặt hàng được xuất bán sang thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Malaysia như nước mắm cốt 30 độ đạm, lạc sen lai, tôm nõn khô, sữa, mực đông lạnh. Hạt gạo hạt vừng, lạc, đậu xanh, sản xuất ra vừa phục vụ tiêu dùng, vừa làm nguyên liệu để chế biến làm hàng hoá như bánh bún, ba đa, bánh lá, kẹo lạc, dầu thực vật. Nắm chắc thị trường giá cả, xã Diễn Thịnh chuyển 20 ha đất sản xuất kém hiệu quả sang thành lập 2 khu công nghiệp nhỏ, mở 13 cơ sở làm đại lý thu mua nông dan, xây dựng 340 cửa hàng và chuyển 1300 hộ vào thu mua sơ chế lạc, chế biến dầu thực vật, từ hạt vừng, hạt lạc. Sản lượng nông sản tiêu thu ra các tỉnh phía bắc của xã Diễn Thịnh mỗi năm hơn 2500 tấn. Cơ sở chế biến dầu thực vật của gia đình ông Minh Thông, xóm 13, xã Diễn Thành, tạo việc làm cho 5 lao động, mỗi năm cung ứng ra thị trường từ 4000 – 4500 lít dầu lạc chất lượng cao. HTX nông nghiệp xã Diễn Liên gieo cấy mỗi năm 360 ha giống lúa chất lượng cao, trong đó có 200 ha giống lúa AC5 xây dựng nên thương hiệu gạo ngon xứ  Nghệ cung ứng mỗi năm hơn 1500 tấn thóc, gạo, với gioá 9000 đ/kg. Làng nghề bánh bún Huỳnh Dương (xã Diễn Quảng) quy tụ hơn 200 hộ, mỗi năm sản xuất chế biến hơn 350 tấn sản phẩm, thu 15 tỷ đồng. Các làng nghề bánh lá Diễn Đồng, kẹo lạc, bánh đa, bánh mướt ở các xã Diễn Vạn, Diễn Ngọc, mỗi năm sản xuất, chế biến từ 150 – 200 tấn sản phẩm, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động. Còn làng nghề chế biến lương thực Đông Kỷ (Xã Diễn Kỷ), với hơn 200 hộ làm nghề xay xát, thóc thành gạo ngon, mỗi năm cung ứng ra thị trường 300.000 tấn gạo chất lượng cao. Các hộ dân của làng nghề Đông Kỷ từng bước hiện đại hoá, quy trình gia công chế biến bằng các loại máy xay xát thóc, máy đánh bóng gạo, hiện đại hoá thay dần các thao tác thủ công. Vì vậy sản phẩm làm ra đạt chất lượng cao, tiêu thụ rộng rãi ở các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Quảng Ninh và vươn sang thị trường Lào. Xã Diễn Tháp mở 70 đại lý, có 60 ô tô chuyên thu mua các mặt hàng hải sản từ  Diễn Châu cung ứng cho thị trường Lào. Với tinh thần “Buôn có bạn, bán có phường”, Diễn Tháp đã thu hút hơn 1800 lao động buôn bán hàng quá cảnh, cho thu nhập từ 120 triệu dồng đến 130 triệu đồng/người/năm. Hiện nay ở Diễn Tháp nhiều người có tiền tỷ, làm được nhà cao tầng, mua ô tô.
Rõ ràng nhờ gắn sản xuất đến chế biến tiêu thụ nông sản, hải sản không những tạo việc làm cho hơn 16.000 lao động, trong đó có 4000 người tuổi từ 55-60, Diễn Châu đã mở hướng làm giàu cho người dân, gia đình nào cũng có “đồng ra đồng vào” đầu tư vào sản xuất, chăn nuôi, làm nên những mùa vàng no ấm. Trong đó 39 xã, thị  trấn thì đã 20 xã, thị có từ 850 hộ - 1300 hộ làm thương mại, dịch vụ, nuôi trồng, chế biến nông sản, thuỷ hải sản cho thu nhập từ 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/hộ/năm. Toàn huyện đã có hơn 1000 hộ sản xuất kinh doanh, chế biến nông sản, hải sản giỏi được suy tôn là “triệu phú, tỷ phú” nhà nông. Nếu như năm đầu xây dựng NTM (năm 2011), tổng giá trị sản xuất trên địa bàn đạt 2650 tỷ đồng thì năm 2017 nâng lên hơn 10.000 tỷ đồng, trong đó có gần 2000 tỷ đồng thu từ chế biến tiêu thụ hải sản, nông sản. Thu ngân sách năm 2017 đạt 430 tỷ đồng, thu nhập bình quân đạt hơn 40 triệu đồng người/năm. Đã có 396/458 xóm, hơn 6500/7200 hộ đạt danh hiệu “gia đình văn hoá”, “làng văn hoá”. Đến mùa thu năm 2018, toàn huyện đã có 20 xã đạt chuẩn NTM, với 19/19 tiêu chí. Điều này càng làm đẹp thêm  gương mặt miền quê Diễn Châu sau 8 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Lê Hoài Thung - nguồn TSKN
 
 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
a2-9.jpg Nuoi-cac-long-cua-song-cua-ho-Vu-Van-Manh-xa-Nghi-Quang-huye z6098847690463-7001a19e38215bdbc3068ea76aa3cc89-1.jpg a3-7.jpg mo-hinh-ga-2.jpg mo-hinh-luon-4.jpg Kiem-tra-san-xuat.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg mo-hinh-buoi-1.jpg hoi-nghi-thang-9-6.jpg mo-hinh-che-huu-co.jpg a23-1.jpg image-20240813150406-1-6.png a24-2.jpg a25-4.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây