Hội nghị tổng kết mô hình thâm canh chè theo hướng hữu cơ tại xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn
Thứ tư - 20/12/2023 19:518820
Ngày 15/12/2023, tại xã Huồi Tụ, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết Mô hình thâm canh chè theo hướng hữu cơ thuộc dự án“Xây dựng mô hình thâm canh chè theo hướng hữu cơ, liên kết theo chuỗi giá trị tại một số tỉnh phía Bắc”, triển khai thực hiện tại xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An.
Một số hình ảnh về hoạt động của mô hình
Thành phần tham gia hội nghị có đại diện: Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An, Trung tâm DVNN huyện Kỳ Sơn, UBND xã Huồi Tụ, HTX Nông nghiệp sản xuất chè Hữu cơ Huồi Tụ, một số hộ dân trực tiếp tham gia mô hình và hộ nông dân sản xuất chè tại địa phương với 50 đại biểu tham dự.
Mô hình thâm canh chè theo hướng hữu cơ thuộc dự án“Xây dựng mô hình thâm canh chè theo hướng hữu cơ, liên kết theo chuỗi giá trị tại một số tỉnh Phía Bắc” được triển khai tại 2 bản Huồi Khả và Huổi Khe xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơnvới quy mô 8ha, 35 hộ tham gia, thực hiện trong 3 năm (từ tháng 5/2021 đến tháng 12/2023). Dự án triển khai đã giúp cho các hộ đã nắm vững được kỹ thuật sản xuất chè theo hướng hữu cơ; biết cách sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật an toàn hiệu quả trên cây chè và biết cách ghi chép sổ sách để theo dõi quá trình sản xuất từ đó rút ra những kinh nghiệm áp dụng vào sản xuất chè đem lại hiệu quả, tạo ra được sản phẩm chè hữu cơ.
Một số hình ảnh về hoạt động của mô hình
Tại hội nghị,các đại biểu đều nhất trí đánh giá mô hình đạt kết quả tốt (năm 2023, năng suất bình quâ đạt 5,02 tấn/ha, cao hơn 20,96% so với đối chứng), cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn (tăng gấp 3 lần) so với sản xuất đại trà tại địa phương, đặc biệt toàn bộ diện tích 8ha mô hình đều được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ theo TCVN 11041-6:2018, là điều kiện tốt để nâng cao được chất lượng và giá bán nguyên liệu. Từ kết quả mô hình đã khẳng định được tính vượt và hiệu quả đem lại. Mô hình thành công là cơ sở để nhân rộng ra diện rộng, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số tại một số huyện miền núi./.
Nguyễn Duy Phượng Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi Phía Bắc