Thứ bảy, 21/12/2024, 20:35

Thanh niên 8x phát triển kinh tế từ chăn nuôi dê

Thứ năm - 20/05/2021 22:43 1.506 0
Hiện nay, mô hình nuôi dê sinh sản đang dần trở thành hướng đi bền vững cho bà con nông dân. Bởi dê là loài vật ăn tạp, mắn đẻ, nuôi con tốt, chi phí đầu tư vào chăn nuôi không quá cao, khả năng thu vốn nhanh. Trong khi đó trên thị trường thịt dê khá được ưa chuộng và nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng. Nghề nuôi dê sinh sản đã và đang mang lại thu nhập ổn định giúp nhiều hộ dân vươn lên thoát nghèo.
Thanh niên 8x phát triển kinh tế từ chăn nuôi dê

Anh Phạm Công Trung là một thanh niên thuộc thế hệ cuối 8x  tại xóm Tân Thuận, xã Nghĩa Dũng, huyện Tân Kỳ. Cũng như bao chàng trai khác trong thôn với mong muốn thay đổi cuộc sống và phát triển kinh tế anh rời quê nhà vào miền Nam tìm việc làm. Tuy nhiên bao năm làm công ăn lương nơi xa quê vẫn chỉ đủ chi phí trang trải  cuộc sống. Năm 2015 sau khi lấy vợ, anh quyết định về quê lập nghiệp. Nhận thấy hiện nay con dê  là đặc sản được ưa chuộng của huyện Tân Kỳ, hơn nữa điều kiện nơi đây rất phù hợp để chăn nuôi dê: Dê thích ăn cây cỏ, ngọn lá, thích leo trèo ở vùng đồi núi,  chịu được kham khổ. Từ những suy nghĩ và điều kiện trên anh quyết tâm đầu tư nuôi dê cỏ.

Ban đầu anh nuôi 6 dê cái sinh sản tuy nhiên do chưa có kinh nghiệm nuôi dưỡng, chăm sóc dê thường rất dễ  bị các bệnh tiêu chảy, tụ huyết trùng, nhất là bị chướng bụng đầy hơi…  nên đàn dê anh lần lượt chết hết. Là thế hệ trẻ năng động, thất bại nhưng không nản chí, không chịu đầu hàng trước khó khăn; anh Trung đã tích cực nghiên cứu, học hỏi kiến thức, kinh nghiệm chăn nuôi dê. Từ việc học hỏi kinh nghiệm thực tế qua bạn bè, các hộ chăn nuôi dê đến tham khảo các thông tin trên báo, đài, mạng Interrnet...  để áp dụng vào đàn dê của mình. Sau hơn nửa năm nhờ chăm chỉ học hỏi, kinh nghiệm càng được tích lũy dần nên anh đã biết cách chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh đúng kỹ thuật vì vậy đàn dê của anh Trung phát triển tốt, lớn nhanh.
Trao đổi với chúng tôi, anh Trung cho biết: Con dê là con vật dễ tính dễ nuôi nhưng lại thích ăn sạch. Chỉ cần ăn phải lá bẩn, hay dính nước mưa là đau bụng ngay. Do đó thức ăn cho dê hết sức quan trọng là yếu tố quyết định đến tốc độ sinh trưởng của đàn dê. Ngoài các loại thức ăn lá lộc như lá mít, lá sung, lá gạo, cỏ voi… Anh còn tận dụng và khai thác tối đa các loại lá cây và phế phụ phẩm nông nghiệp để nuôi dê, nhằm giảm giá thành sản phẩm đầu vào và nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi. Để chủ động nguồn thức ăn anh còn trồng thêm cỏ sả, cỏ voi trong vườn nhà. Ngoài ra vợ chồng anh còn tìm tòi áp dụng thêm kỹ thuật vỗ béo cho dê thịt để xuất bán. Thế nên đàn dê của anh rất đẹp mã, bán được lợi nhuận khá.
Anh Trung cũng chia sẻ thêm : Nuôi dê đòi hỏi người nuôi cần cù, chịu khó, sát sao với công việc. Ngày nào ngoài lúc cho ăn và dọn vệ sinh, anh cũng ra chuồng trại kiểm tra cả đàn dê thêm vài lần thấy dê có dấu hiệu bất thường để kịp thời phát hiện xử lý ngay. Những ngày nắng ấm buổi sáng cho dê ăn tại chuồng, buổi chiều anh lùa dê lên núi chăn thả, cho dê tự kiếm thêm lá lộc. Vào buổi tối vợ chồng anh phân công nhau kiểm tra dê. Nhất là vào mùa đông giá rét ở vùng cao nhiệt độ có hôm xuống tới 10-12 độ C, anh còn kiếm củi để đốt kết hợp thắp bóng đèn sưởi ấm chuồng trại.  Hàng ngày anh  quét dọn phân rác, thức ăn thừa, vệ sinh sạch sẽ và định kỳ thực  hiện tiêu độc khử trùng chuồng trại. Nuôi dê sinh sản việc phối giống cũng rất quan trọng. Do đó người nuôi nên ghi chép, theo dõi việc phối giống và chú ý khoảng 1-1,5 năm phải luân phiên thay đổi dê đực để tránh phối giống cận huyết.
Hiện tại gia đình anh đang nuôi 22 con dê cỏ trong đó 8 dê cái, 3 dê cái hậu bị, còn lại là dê thịt và dê con. Mỗi dê cái đẻ trung bình khoảng 3-4 con/năm. Mỗi năm anh Trung xuất bán từ 25-30 con dê thịt. Với giá thị trường dê cỏ khoảng 160.000-170.0000 đồng/kg đối với dê đực thịt và 130.000-140.000 đồng/kg đối với dê cái thịt, mỗi con dê thịt khoảng 20-25 kg/con. Sau khi trừ mọi chi phí anh Trung có thu nhập ít nhất 70 triệu đồng/năm. Đây là khoản thu nhập không nhỏ đối với dân vùng miền núi như anh. Thời gian sắp tới anh Trung cho biết còn dự định sẽ tiếp tục mở rộng thêm quy mô đàn dê và nuôi thêm dê Boer và dê lai để cải thiện đàn giống, nâng cao năng suất, phẩm chất và hiệu quả kinh tế.
Từ sự quyết tâm cao vươn lên và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình, anh Phạm Công Trung là một trong những tấm gương để các hộ nông dân trong và ngoài xã học tập, áp dụng./.
                                                          Kim Dung- TTKN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
a2-9.jpg Nuoi-cac-long-cua-song-cua-ho-Vu-Van-Manh-xa-Nghi-Quang-huye z6098847690463-7001a19e38215bdbc3068ea76aa3cc89-1.jpg a3-7.jpg mo-hinh-ga-2.jpg mo-hinh-luon-4.jpg Kiem-tra-san-xuat.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg mo-hinh-buoi-1.jpg hoi-nghi-thang-9-6.jpg mo-hinh-che-huu-co.jpg a23-1.jpg image-20240813150406-1-6.png a24-2.jpg a25-4.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây