Thứ tư, 22/01/2025, 08:38

Hưng Hòa TP Vinh: Khấm khá nhờ mô hình kinh tế trang trại tổng hợp

Thứ năm - 28/07/2022 03:53 1.140 0
    Về xóm Phong Khánh - xã Hưng Hòa - Thành Phố Vinh hỏi chị Bùi Thị Liên ai cũng biết với tinh thần không ngừng tìm tòi, học hỏi, trau dồi kinh nghiệm và mạnh dạn đầu tư dám nghĩ, dám làm, sáng tạo mạnh dạn đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, chủ động xây dựng phương thức sản xuất kinh doanh phù hợp vào sản xuất nông nghiệp, mô hình gia trại tổng hợp đã giúp cho gia đình chị Liên có nguồn thu nhập ổn định. 
Hưng Hòa TP Vinh: Khấm khá nhờ mô hình kinh tế trang trại tổng hợp
Trước đây cuộc sống của gia đình Chị chủ yếu dựa vào nguồn thu từ cây lúa và chăn nuôi nhỏ lẻ, làm cho việc phát triển kinh tế của gia đình gặp không ít khó khăn. Bởi vậy, với diện tích 5 ha Chị tính đến chuyện phát triển kinh tế trang trại để cải thiện kinh tế gia đình. Chị cho biết, muốn phát triển kinh tế từ chăn nuôi thì phải thay đổi cách làm nên quyết định chăn nuôi quy mô lớn và tổ chức sản xuất một  cách bài bản, khép kín. Bởi vậy Chị đã đầu tư 250 m2 xây hệ thống chuồng nuôi lợn trong đó 200 m2 thịt và 50 m2nuôi lợn nái sinh sản nhằm tiết kiệm được khâu đầu tư giống ban đầu lại đảm bảo được chất lượng con giống. Đồng thời Chị đầu tư mở rộng diện tích 3 ha ao nuôi cá từ những đám ruộng trồng lúa cho năng suất thấp, sẵn có diện tích mặt nước Chị đã nuôi hơn 1000 con vịt đẻ, diện tích 200m2 còn lại Chị nuôi chim cút lấy trứng bán, hàng năm gia đình thu nhập hàng trăm triệu đồng.
   Khi hỏi về hạch toán kinh tế Chị cho biết: Với diện tích 3 ha đào ao nuôi cá các loại cá truyền thống chủ yếu như cá: Mè, chép, trôi, trắm cỏ. Mỗi năm Chị xuất bán 2 lứa được khoảng 5 tấn cá các loại, sau khi trừ các khoản chi phí còn lãi 20 triệu đồng. Chị nuôi 5 con lợn nái sinh sản, ban đầu gia đình chị phải tự tìm hiểu và đi tham quan thực tế, học tập cách làm chuồng, chăm sóc đảm bảo kỹ thuật để nuôi lợn sinh sản. Với số lượng 5 con lợn nái sinh sản mỗi năm sản xuất ra được 80 - 100 con lợn giống một phần cung cấp con giống phục vụ cho bà con chăn nuôi trong vùng. Lợn giống còn lại sau cai sữa chị chuyển sang chuồng nuôi lợn thịt vừa chủ động con giống, vừa đảm bảo an toàn dịch bệnh. Mỗi năm nuôi 3 lứa đàn lợn thịt thường được nuôi đạt trọng lượng từ 90 - 110 kg mới xuất chuồng. Sau khi trừ chi phí thu lãi 30 triệu đồng. Với hơn 1000 con vịt, trừ chi phí từ thức ăn, tiêm thuốc phòng bệnh dịch thì mỗi năm đàn vịt đẻ cũng cho thu nhập từ 10 - 15 triệu đồng. Bên cạnh đó, Qua tìm hiểu thị trường nhận thấy chim cút là loại con dễ nuôi, chi phí ít, hiệu quả kinh tế cao mà lại rất ít người nuôi. Do vậy, Chị Liên đã đi tham khảo cách chăm sóc chim cút ở các trang trại lớn trong và ngoài tỉnh. Sau đó về tự tìm tòi, nghiên cứu thêm về đặc tính của con chim này và bắt đầu mua giống về nuôi. Khi chim được 30 – 40 ngày, tiến hành lựa những con chim trống ra bán thịt phục vụ cho thị trường nội địa trong xã. Còn đối với chim mái gia đình để lại cho đẻ trứng. Chỉ trong vòng từ 42 – 45 ngày tính từ lúc úm chim con thì chim cút mái bắt đầu sinh sản. Sau 1 năm khi chim đã đẻ kém thì gia đình thải để bán chim thịt và nuôi lớp mới. Với 20.000 con chim cút thương phẩm bán trứng và chim thịt thu lãi trên 60 triệu đồng/năm. Để chăn nuôi tốt Chị cho rằng việc kiểm soát chặt chẽ khu vực chăn nuôi bao gồm yếu tố con người, thức ăn...và thực hiện nghiêm ngặt quy trình khử trùng là yếu tố quyết định. Đồng thời khi chăn nuôi thì phải chọn con giống có năng suất cao, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và phải có đàn lợn nái sinh sản để chủ động con giống mới hạn chế được dịch bệnh và rủi ro về thị trường khi đầu tư. Trong chăn nuôi tránh rủi ro cần phải chú ý tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin để phòng bệnh và phải thực hiện đúng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học thì mới đảm bảo được an toàn dịch bệnh.
          Tâm sự với chúng tôi Chị chia sẻ: Từ khi bắt tay vào phát triển trang trại, gia đình chị hướng đến quy trình sản xuất sạch bằng cách sử dụng chế phẩm vi sinh trong xử lý môi trường chuồng nuôi, ao nuôi. Muốn đạt hiệu quả kinh tế cao, điều quan trọng là cần phải đổi mới, sáng tạo hơn nữa về quy mô chăn nuôi, mạnh dạn đầu tư và phát triển kinh tế tổng hợp với quy mô lớn về chăn nuôi kết hợp. Việc chăm sóc vật nuôi cũng giống như con người, phải am hiểu chúng mới có thể chăm sóc tốt, đặc biệt phải luôn luôn đảm bảo tiêu chí 3 sạch đó là: ăn sạch, uống sạch và ở sạch. Nhờ quá trình tự học tập, tìm hiểu qua tài liệu, các phương tiện truyền thông, tham quan học tập, tập huấn về kỹ thuật từng bước áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trang trại tổng hợp của Chị ngày càng cho thu nhập cao. Hiện tại tổng thu nhập từ trang trại chăn nuôi tổng hợp của Chị Bùi Thị Liên mỗi năm sau khi trừ chi phí thu lãi từ 120 - 130 triệu đồng.
Theo Ông Đinh Văn Dũng - Phó chủ tịch hội nông dân xã Hưng Hoà cho biết: “Đây là một mô hình có hiệu quả kinh tế cao ở địa phương, xã cũng đánh giá cao về tư duy, sự nhạy bén trong công việc dám nghĩ, dám làm, ham học hỏi, có tính sáng tạo và luôn tìm cách áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào thực tế sản xuất tại địa phương và cũng là một trong những gương điển hình tiên tiến để bà con nhân dân trên địa bàn xã đến tham quan, học tập kinh nghiệm. Hi vọng rằng mô hình phát triển kinh tế của chị Liên sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền địa phương để kinh tế nông nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong giai đoạn đô thị hoá hiện nay diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng ít dần đi.

                                                                         Vũ Xuân
Nam
                                                    Trung tâm DVNN Thành phố Vinh - nguồn TSKN
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
35.jpg 36.jpg 34-2.jpg a123.jpg a125-1.jpg 02.png 06.png 09.png 05-2.png 04.png 07-2.png a22.jpeg a23-1.png 12.jpg 14-1.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây