Thứ bảy, 23/11/2024, 00:13

Hội thảo dự án “ Xây dựng mô hình nuôi ong ngoại khai thác mật trên thùng kế theo hướng VietGAHP”

Thứ ba - 19/07/2022 20:25 1.216 0
Thực hiện kế hoạch triển khai dự án “Xây dựng mô hình nuôi ong ngoại khai thác mật trên thùng kế theo hướng VietGAHP” năm 2022. Ngày 18/7/2022 Trung tâm nghiên cứu ong và nuôi ong nhiệt đới tổ chức hội thảo dự án “ Xây dựng mô hình nuôi ong ngoại khai thác mật trên thùng kế theo hướng VietGAHP” và tham quan mô hình tại huyện Tân Kỳ tỉnh Nghệ An.
Hội thảo dự án “ Xây dựng mô hình nuôi ong ngoại khai thác mật trên thùng kế theo hướng VietGAHP”
Thành phần tham gia hội thảo có: Đại biểu Cục chăn nuôi, Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Hội nuôi ong Việt Nam; Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An; Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An; Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng; Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tân Kỳ; Đại diện UBND thị trấn Tân Kỳ, UBND xã Nghĩa Bình cùng 40 đại biểu là những người đang nuôi ong, những người quan tâm yêu thích kỹ thuật nuôi ong  khai thác mật ong trên thùng kế, các đơn vị quan tâm đến sản xuất tiêu thụ mật ong, cơ sở nuôi ong xây dựng mô hình tại Nghệ An.
 
Toàn cảnh hội thảo
Mô hình nuôi ong ngoại khai thác mật trên thùng kế theo hướng VietGAHP do Trung tâm Nghiên cứu ong và Nuôi ong nhiệt đới làm chủ trì; thời gian thực hiện từ năm 2020 đến năm 2022, với mục tiêu xây dựng 7 mô hình nuôi ong ngoại khai thác mật trên thùng kế theo VietGAHP, quy mô 715 đàn ong; Năm 2021, Trung tâm đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Giang và Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Nông nghiệp Nghệ An xây dựng 03 mô hình nuôi ong, quy mô 315 đàn với 02 cơ sở tham gia.
Năm 2022, quy mô thực hiện 200 đàn ong ngoại trong thùng kế, trong đó 01 mô hình tại tỉnh Nghệ An (100 đàn), 01 mô hình tại tỉnh Lâm Đồng (100 đàn).
Tại hội thảo các đại biểu cũng đã được nghe các báo cáo tham luận về kết quả triển khai dự án: Xây dựng mô hình nuôi ong ngoại khai thác mật trên thùng kế theo hướng VietGAHP; Nghiên cứu ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0 vào quản lý sản xuất sản phẩm mật ong phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước; Báo cáo kết quả bước đầu xây dựng mô hình nuôi ong ngoại khai thác mật trên thùng kế theo hướng VietGAHP năm 2022 tại xã Nghĩa Bình Tân Kỳ; Báo cáo kết quả xây dựng mô hình nuôi ong thùng kế tại tỉnh Lâm Đồng năm 2022…..
Huyện Tân Kỳ Nghệ An có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển nghề nuôi ong, với tổng diện tích đất lâm nghiệp là 37.306,8 ha, chiếm tới 60,43% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện và diện tích che phủ của rừng đạt 38 – 40% là những cánh rừng keo, cao su, cây ăn quả.. là nguồn cung cấp phấn mật cho ong. Mặt khác người tiêu dùng ngày càng nhận thức được giá trị của mật ong nên việc tiêu thụ sản phẩm và giá cả mật ong được ổn định.
Phát biểu tại hội thảo đồng chí Tạ Quang Sáng – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Nghệ An cho biêt: Trong những năm gần đây, người nuôi ong đã nhận thấy nghề nuôi ong lấy mật không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn là nghề góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Có nghề nuôi ong mật các hộ nông dân càng quan tâm hơn tới phát triển vườn cây ăn quả cũng như bảo vệ rừng, chăm sóc đẩy mạnh diện tích trồng rừng. Hiện nay ở Nghệ An các hộ chăn nuôi ong nhỏ lẻ nay đã chuyển dần sang hình thức nuôi ong tập trung với số lượng lớn. Đây là mô hình mới nên cần mở nhiều lớp tập huấn, tham quan trong và ngoài mô hình cho người nuôi ong có điều kiện tiếp cận các điều kiện nuoi ong theo hướng VietGAHP để người dân áp dụng và làm theo.
Đ/c Tạ Quang Sáng – Giám đốc Trung tâm KNNA phát biểu tại hội thảo
Tại hội nghị đoàn đại biểu cũng đã được đi tham quan mô hình nuôi ong ngoại khai thác mật trên thùng kế theo hướng VietGAHP của hộ anh Hoàng Văn Tôn xóm 6 xã Nghĩa Bình Huyện Tân Kỳ. Hộ được chọn có vị trí nằm tại khu vực quy hoạch rừng trồng keo, cạnh đường mòn Hồ Chí Minh, đã có kinh nghiệm nuôi ong ngoại trên 10 năm, có đầy đủ điều kiện như vườn cây ăn quả, các dụng cụ, thiết bị cần thiết phục vụ công tác chăn nuôi ong, có nguồn nhân lực tốt, có khả năng đối ứng, cải tạo đưa các giống ong năng suất, chất lượng, đã và đang nuôi 300 đàn ong ngoại, là hộ nhân lực và có khả năng áp dụng quy trình kỹ thuật chăn nuôi theo hướng VietGAHP.
Các đại biểu tham quan mô hình nuôi ong ngoại tại hộ anh Hoàng Văn Tôn xóm 6 xã Nghĩa Bình Huyện Tân Kỳ
Sản phẩm từ ong ngoại
 
Toàn cảnh mô hình nuôi ong ngoại tại hộ anh Hoàng Văn Tôn xóm 6 xã Nghĩa Bình Huyện Tân Kỳ

Kết luận tại hội thảo đồng chí Phạm Hồng Thái – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ong và nuôi ong nhiệt đới cho biết dự án sẽ thay đổi nhận thức của người nuôi ong trong việc áp dụng kỹ thuật mới. Họ tự nhận thấy vai trò quan trọng của việc nắm bắt và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào thực tế sản xuất. Từ đó, người nuôi ong sẽ chủ động áp dụng các quy trình kỹ thuật và đầu tư vào nuôi ong khai thác sản phẩm theo phương thức mới. Những hộ ngoài mô hình được tập huấn kỹ thuật, nhận các tài liệu, tờ gấp, tham quan mô hình sẽ là cơ sở bước đầu để mở rộng kỹ thuật nuôi ong, khai thác mật ong trên thùng kế ở các địa bàn khác./.

Hồ Thị Hiền – Trung tâm KNNA

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
mo-hinh-che-huu-co.jpg hoi-nghi-thang-9-6.jpg mo-hinh-ga-2.jpg mo-hinh-luon-4.jpg Kiem-tra-san-xuat.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg mo-hinh-buoi-1.jpg a12-6.jpg a26-4.jpg a23-1.jpg image-20240813150406-1-6.png a24-2.jpg a11-3.jpg a25-4.jpg h3-13.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây