Hiệu quả từ mô hình nuôi lợn an toàn sinh học

Chủ nhật - 12/06/2022 22:19 1.047 0
Những năm gần đây do ảnh hưởng của bệnh dịch tả lợn Châu Phi nên hoạt động chăn nuôi lợn và công tác tái đàn, tăng đàn lợn gặp nhiều khó khăn. Nhằm chuyển giao cho nông dân những tiến bộ kỹ thuật trong công tác phòng, chống dịch, khôi phục đàn lợn sau bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn,
Hiệu quả từ mô hình nuôi lợn an toàn sinh học
Những năm gần đây do ảnh hưởng của bệnh dịch tả lợn Châu Phi nên hoạt động chăn nuôi lợn và công tác tái đàn, tăng đàn lợn gặp nhiều khó khăn. Nhằm chuyển giao cho nông dân những tiến bộ kỹ thuật trong công tác phòng, chống dịch, khôi phục đàn lợn sau bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn, Năm 2021, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thành phố Vinh đã triển khai mô hình nuôi lợn an toàn sinh học gắn với phòng chống dịch tả châu phi, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, đưa ra thị trường sản phẩm an toàn chất lượng phục vụ người tiêu dùng.
Mô hình được triển khai tại hộ bà Vương Thị Vinh xóm Phong Phú, xã Hưng Hoà, Thành phố Vinh với quy mô 42 con. Tham gia thực hiện mô hình, hộ dân được hỗ trợ 50% và người dân đóng góp 50% kinh phí mua con giống, thức ăn, vắc xin, thuốc thú y, hóa chất sát trùng.
Để mô hình được thực hiện đúng tiến độ, ngay từ khi bắt đầu triển khai, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thành phố Vinh đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương các Xã, Phường khảo sát chọn lựa hộ đảm bảo các yêu cầu: tự nguyện tham gia, chưa nhận vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước; có kinh nghiệm trong nuôi lợn thịt thương phẩm, có chuồng trại đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, diện tích phù hợp với quy mô của mô hình, cam kết đầu tư vốn phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, tham dự tập huấn, áp dụng quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt thương phẩm theo hướng an toàn sinh học gắn với bệnh dịch tả lợn châu phi và theo dõi, ghi chép các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật như: mức thức ăn hàng ngày, theo dõi tình hình sinh trưởng phát triển của lợn, lịch phòng bệnh, theo dõi thu, chi,… Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra, giám sát và tích cực tuyên truyền quảng bá, hướng dẫn nông dân khác có nhu cầu học hỏi, tham quan.
Kết quả sau 7 tháng nuôi, cho thấy lợn sinh trưởng, phát triển tốt, tăng trọng nhanh, xuất chuồng trọng lượng bình quân đạt 100 kg/con, tăng trọng bình quân 600 g/con/ngày. Tiêu tốn thức ăn/1kg tăng trọng bình quân 2,6 kg, thấp hơn so với lợn nuôi truyền thống. Sau khi trừ đi chi phí, lãi thuần đạt: 32.340.000 đồng/42 con/7 tháng. So với nuôi lợn theo cách truyền thống, nuôi lợn theo hướng An toàn sinh học gắn với phòng bệnh dịch tả châu phi giúp giảm ô nhiễm môi trường, hạn chế thấp nhất dịch bệnh cho đàn lợn, chất lượng thịt đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Trong suốt quá trình thực hiện, hộ áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật tổng hợp về quy trình an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn của Bộ NN-PTNT ban hành. Mô hình sử dụng thức ăn hỗn hợp, không sử dụng các kháng sinh, hormone tăng trưởng, hóa chất bảo quản, các chất cấm. Nhờ vậy, tiêu tốn thức ăn thấp, tăng sức đề kháng và tăng khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh tác động vào đàn lợn.
Trong thời gian thực hiện mô hình, mặc dù đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, lãnh đạo Trung tâm thành phố đã linh hoạt, chỉ đạo tổ chức tập huấn bằng cách chia thành nhiều đợt/nhóm/lớp và hướng dẫn trực tiếp tại hộ để đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh, đồng thời đảm bảo yêu cầu mô hình.
Ông Dương Xuân Thám, Phó Chủ tịch UBND xã Hưng Hoà, thành phố Vinh cho biết: Sau khi dịch tả lợn Châu Phi bùng phát mạnh ở các địa phương, hầu hết người chăn nuôi đều tay trắng, việc khôi phục đàn lợn gặp rất nhiều khó khăn. Với việc áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học: Xây dựng chuồng trại hợp lý thực hiện tốt các khâu vệ sinh, tiêu độc, khử trùng định kỳ để tiêu diệt mầm bệnh, bảo vệ sức khoẻ cho vật nuôi đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Hộ tham gia thực hiện mô hình sử dụng chất thải ủ hoai làm phân bón cho cây trồng tăng năng suất và sản lượng trên một đơn vị diện tích đồng thời góp phần bảo vệ môi trường. Mô hình triển khai đã cho thấy trong lúc tình hình dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát, khó kiểm soát và chưa có vắc xin để phòng bệnh nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của người chăn nuôi khi tái đàn. Được sự quan tâm của Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thành phố Vinh triển khai mô hình, xã đánh giá rất cao tính ưu việt của mô hình này và đây là mô hình mà xã Hưng Hoà đang hướng tới.

 
                 Mô hình nuôi lợn an toàn sinh học gắn với phòng chống dịch tả châu phi tại hộ bà Vương Thị Vinh
                                                      xóm Phong Phú, xã Hưng Hoà, Thành phố Vinh

                                                                                  Vũ Xuân Nam
                                                    Trung tâm dịch vụ nông nghiệp Tp Vinh - nguồn TSKN

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
IMG-8363-3.jpg IMG-2168.jpg z5175174958158-bb2526c428da909419d8a2caefc39251-1-7.jpg Ong-Nguyen-Cuong-kiem-tra-tom-trong-be-cong-nghe-cao-theo-qu IMG-0392-9.jpg 20240106-101045-4.jpg a2-3.jpg z5006794703446-4905d71d69db129c098d64ed093a43e8.jpg IMG-4626.jpg rrrr.jpg ga.jpg Vuon-cam-duoc-cham-soc-theo-quy-trinh-huu-co-nen-kha-sach-be z4984936786801-2d432b8802aaa72bce7a1cbefd82e73a.jpg IMG-1378.jpg Mo-hinh-cham-soc-bao-ve-theo-quy-trinh-huu-co-cua-ong-Bui-Va
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây