Nghệ An: Hiệu quả bước đầu từ việc đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản
Thứ hai - 08/03/2021 22:121.2140
Sau những thắng lợi có phần may mắn của mô hình nuôi “độc canh” con tôm, cá truyền thống, cá rô phi, cá lóc gần đây việc nuôi luôn gặp rủi ro vì dịch bệnh, điều kiện khắc nghiệt của môi trường, hạ tầng vùng xuống cấp. Năm 2020, ngay sau khi có lịch thời vụ của Sở nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành, nhiều hộ dân đã mạnh dạn chuyển hướng đầu tư, đa dạng hoá đối tượng nuôi, đã mang lại thắng lợi bước đầu.
Đối với những vùng có diện tích nuôi mặn lợ kém hiệu quả như Nghi Quang, nghi hợp huyện Nghi Lộc, Hưng Hòa Thàn phố Vinh, Quỳnh lộc Thị xã Hoàng Mai. Người dân đã mạnh dạn đầu tư nuôi một số đối tượng ngoài tôm như nuôi cua, cá hồng mỹ, cá chim vây vàng. Vùng nuôi ngọt ngoài đối tượng mè, trôi, trắm, chép, rô phi, cá lóc cũng được người dân thả nuôi một số đối tượng mới như: cá Lăng, cá thát lát, trắm chép dòn bước cho hiệu quả cao.
Với ý định tìm hiểu rõ hiệu quả về hướng đi mới này, cùng với cán bộ một số Phòng Nông nghiệp & PTNT, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, Thị xã trên địa bàn tỉnh:Nghi lộc, Hoàng mai, Quế phong, chúng tôi đến thăm mô hình nuôi trồng thủy sản (NTTS) của anh Lê Anh Tuấnở xã Nghi Hợp. Điều ngạc nhiên đầu tiên là trong khi nhiều người dân vẫn lấy con tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi chính, thì mấy năm nay anh Tuấn lại lựa chọn hướng đi riêng cho mình là đầu tư nuôi Cua thương phẩm. Lúc chúng tôi đến đã gần10h trưa nhưng anh vẫn cần mẫn với những công việc của mình là đào đất đắp bờ, bơm nước, kiểm tra độ mặn, theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của Cua. Tạm dừng công việc, tiếp chúng tôi, anh tâm sự: “Bao năm nay tôi quá thấm thía sự “được - mất” từ nuôi con tôm sú, tôm thẻ chân trắng nên quyết định chuyển sang nuôi Cua thương phẩm. Cua có ưu điểm: thời gian nuôi ngắn từ 60 đến 90 ngày cho thu hoạch (tùy kích cỡ cua giống), ít rủi ro và cơ bản là nguồn cua giống tư nhiên và thức ăn cho cua lại có sẵn tại địa phương. Tuy nhiên cái khó là nguồn vốn đầu tư lớn, người nuôi phải nắm chắc kỹ thuật, thực hiện tốt việc cải tạo ao đầm và phòng tránh dịch bệnh. Anh Tuấn cho biết thêm: Gia đình có 0,5 ha đầm, những năm trước nuôi 2 vụ, hầu hết đều thất bại, ít thì 10, 20 triệu. Năm nay, quyết định đầu tư cải tạo ao nuôi cua. Kết quả là trên diện tích 0,5 ha ao nuôi, thả 5.000 con cua giống, cỡ giống thả bình quân 40 con/kg, thức ăn cho cua chủ yếu là cá tạp. Sau 3 tháng nuôi, với tỷ lệ sống đạt 60%, cỡ cua đạt 0,2 - 0,3 kg/con, cho sản lượng cua thương phẩm là 750 kg, giá bán tại ao 320 ngàn đồng/kg, gia đình anh đã thu về 240 triệu đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí cua giống 5.000 con, giá bình quân 8.000 đông/con là 40 triệu đồng; cá tạp làm thức ăn cho cua 3.700 kg với giá bình quân 5.000 đồng/kg, hết gần 19 triệu đồng; chi khác 5 triệu đồng. Gia đình anh đã thu lãi ròng 179 triệu đồng. Không chỉ riêng anh Tuấn, năm nay gia đình ông Võ Văn Mai (xóm 3, xã Nghi Xá, huyện Nghi lộc) cũng với diện tích 0,5 ha ao nuôi, thả 5.000 con cua giống, cỡ giống thả bình quân 30 con/kg, thức ăn cho cua chủ yếu là cá tạp. Sau gần 3 tháng nuôi, với tỷ lệ sống đạt 60%, cỡ cua đạt bình quân 0,3 kg/con, cho sản lượng cua thương phẩm là 900 kg, giá bán tại ao 320 ngàn đồng/kg, hộ đã thu về 288 triệu đồng. Trừ các khoản chi phí cua giống 5.000 con, giá bình quân 8.000 đông/con là 40 triệu đồng; cá tạp làm thức ăn cho cua 4.000 kg với giá bình quân 6.000 đồng/kg, hết gần 24 triệu đồng; chi khác 6 triệu đồng. Gia đình anh đã thu lãi ròng 218 triệu đồng.Bên cạnh việc lựa chọn con Cua là đối tượng nuôi thả đã mở rộng hình thức nuôi ngao, cá vược, cá song, cá bớp, cá chim trắng vây vàng… để tăng thu nhập, giảm bớt rủi ro. Đối với vùng nuôi nước ngọt cũng được bà con trong tỉnh đầu tư thả nuôi một số đối tượng mới, điển hình như: Nuôi cá thát lát thương phẩm theo giá trị sản phẩm tại hộ anh Nguyễn Văn Nam, xã Diễn phúc huyện Diễn Châu. Trên diện tích 0,5 ha ao sau 2 năm liền nuôi cá lóc thua lỗ do dịch bệnh và không có thị trường đầu ra anh chuyển đổi qua nuôi cá thát lát cườm, với lượng giống thả 250.000 con, sau 6 tháng nuôi gia đình anh thu được 87,5 tấn cá thu về 5,2 tỷ đồng, sau khi trừ các khoản chi phí (cá giống, thức ăn, chế phẩm sinh học...) lãi ròng gần 2 tỷ đồng. Trao đổi với chúng tôi anh cho biết thêm đối với con thát lát cườm nếu trong quá trình nuôi có thể cung cấp thêm cá tạp để làm thức ăn thay cho một phần cám công nghiệp thì lợi nhuận còn cao hơn nhiều, mặt khác đầu ra và giá bán của cá thương phẩm rất ổn định nên rất an tâm đầu tư nuôi. Hay mô hình nuôiCá lăng nha thương phẩm của anh Trần Trọng Thủy trong lồng trên hồ thủy điện Hủa Na huyện Quế phong, anh cho biết đã nuôi cá rô phi được 2 năm nhưng không hiệu quả nên năm nay quyết định thả cá lăng nha trên diện tích 100 m3 lồng anh thả 2.000 con, sau 8 tháng nuôi anh thu được 2,4 tấn cá thương phẩm bán với giá bình quân 140.000đ/1 kg thu về 336 triệu đồng sau khi trừ các khoản chi phí như (cá giống, thức ăn, chế phẩm sinh học, khấu hao lồng...) lãi ròng trên 200 triệu đồng, theo anh đây là một nguồn thu nhập lớn mà trước đây cứ nuôi mấy con cá truyền thống và rô phi không bao giờ có được. Qua đây có thể thấy việc đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản đã cho kết quả bước đầu khả quan. Tuy nhiên để phát triển nuôi những đối tượng này một cách bền vững, tỉnh cần có quy hoạch cụ thể cho vùng nuôi, chủ động được con giống cả về số lượng và chất lượng bởi hiện tại giá cua giống thu gom tự nhiên loại 30 đến 40 con/kg ở mức 10 đến 12 ngàn đồng/con; giá giống cá vược, chim trắng vây vàng, bống bớp giao động từ 1.500 đến 2.000 đồng cho 1 (cm), cá thát lát cườm đang cao do công vận chuyển xa giao động từ 5 - 6.000 đ/con, cá lăng giá từ 8 -10.000 đ/con Bên cạnh đó cũng cần xây dựng một số mô hình trình diễn để đúc rút bài học kinh nghiệm nhân ra diện rộng.
ảnh: Nuôi cá lăng trên hồ thủy điện Hủa Na của anh Trần Trọng thủy
(AnhTuấn, xã Nghi Hợp, huyện Nghi lộc kiểm tra tốc độ tăng trưởng cua nuôi)