Thứ tư, 22/01/2025, 13:03

Mô hình thủy sản đô thị: 10 năm nhìn lại

Thứ tư - 19/05/2021 03:41 1.117 0
Trong 10 năm qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh NghệAn đãphát huy tốt vai trò là cầu nối khoa học kỹ thuật, trao những kiến thức mới để người dân áp dụng vào thực tế, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất thủy sản theo hướng gia tăng giá trị bền vững trên địa bàn toàn tỉnh nói chung và các Huyện, Thành, Thị nói riêng. Các mô hình thủy sản được triển khai đem lại hiệu quả kinh tế cao cụ thể như sau:
Mô hình thủy sản đô thị: 10 năm nhìn lại
Tại TP Vinh triển khai 11 dạng mô hình: Mô hình nuôi cá Diêu Hồng th­ương phẩm; Mô hình nuôi lươn thương phẩm trong bể xi măng; Mô hình nuôi cá Bống bớp thương phẩm; Mô hình cá Chình TP; Mô hình nuôi cá vược thương phẩm; Mô hình nuôi Cua thương phẩm; Mô hình nuôi cá trắm đen bằng thức ăn công nghiệp mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng VietGAP; Mô hình nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa; Mô hình nuôi cá chạch quế trong ao đất. Trong đó một số mô hình cho hiệu quả kinh tế cao điển hình là:
1. Mô hình nuôi cá Bống Bớp: Sau hơn 5 tháng nuôi, do quá trình chọn lựa con giống tốt, chăm sóc đúng kỹ thuật, lượng thức ăn đầy đủ nên cá phát triển nhanh, kích cỡ thu hoạch 66g/con, tỷ lệ sống 90%, sản lượng đạt 240kg. Tổng thu 62.400.000đ, sau khi trừ chi phí 44.000.000đ thu lãi 18.400.000đ. Đây là đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao, qua theo dõi cho thấy cá Bống bớp có khả năng thích nghi rộng, chống chịu tốt với sự thay đổi của điều kiện sống, phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa bàn. Cá ăn khoẻ, lớn nhanh, chưa thấy biểu hiện về dịch bệnh. Điều đó cho thấy loài cá này cần được nhân rộng trên địa bàn tỉnh, đặc biệt những vùng nuôi tôm kém hiệu quả thì đây là đối tượng thay thế rất tốt
2. Mô hình nuôi cua thương phẩm:Sau 5 tháng nuôi cua đạt 0,3kg/con, Tỷ lệ sống ước đạt 60%, sản lượng đạt 720 kg, với giá bán bình quân 300.000đ/kg, sau khi trừ chi phí mô hình cho lãi thuần 80 triệu đồng. Đây là đối tượng nuôi thủy sản mặn lợ cho hiệu quả kinh tế cao, có thể nuôi ghép với tôm hoặc nuôi trong những vùng nuôi tôm kém hiệu quả hoặc tôm thường xuyên xảy ra dịch bệnh.
3. Mô hình nuôi cá trắm đen bằng thức ăn công nghiệp:Sau 10 tháng triển khai sản lượng đạt trên 2,5 tấn, giá bán 100.000 đ/kg thu được trên 250 triệu đồng, sau khi trừ các khoản chi phí (cá giống, thức ăn,…) khoảng 100 trệu, lãi ròng sẽ đạt trên 150 triệu đồng.
Tại TX Cửa Lò: Triển khai 03 dạng mô hình: Mô hình nuôi cá lồng biển; Mô hình nuôi lươn trong bể xi măng; Mô hình Sản xuất tôm nõn Cửa lò bằng công nghệ máy sấy và đóng gói hút chân không. Trên địa bàn thị xã chủ yếu là khai thác du lịch diện tích nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún nên để triển khai mô hình thủy sản là rất khó trong 10 năm chương trình thủy sản chỉ triển khai được 3 mô hình trong đó chỉ có môhình nuôi lươn trong bể xi măng là cho hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể sau gần 06 tháng nuôi, tỷ lệ sống lươn đạt 65%, cỡ  lươn bình quân 0,11 kg/con, sản lượng đạt 460 kg, với giá bán 170.000 đ/kg, thu về 78 triệu đồng, trừ các khoản chi phí (giống, thức ăn, thuốc…) khoảng 61 triệu, lãi ròng 17 triệu đồng.
Tại Thị xã Thái Hòa: triển khai 8dạng mô hinh: Mô hình nuôi cá Lóc trong ao; Mô hình nuôi Baba TP;Mô hình nuôi cá rô phi đơn tính đực theo hướng quy trình GAP;Mô hình nuôi cá lóc trong bể xi măng; Mô hình Ương nuôi cá giống cấp II; Mô hình nuôi cá trắm giòn, chép giòn trong ao đất; Mô hình nuôi cá trắm chép giòn lồng nhựa trong hồ đập; Mô hình nuôi Lươn thương phẩm trong bể. Trong đó mô hình cho hiệu quả kinh tế cao là:
1. Mô hình nuôi cá Lóc trong ao:Sau 6 tháng nuôi cá đạt trọng lượng bình quân 0,7 kg/con. Sản lượng thu được 1.680kg với giá bán tại thời điểm hiện tại giao động từ 45.000 - 47.000/kg. Tổng thu 79.400.000đ, lãi ròng được 35.800.000đ.
2. Mô hình nuôi cá lóc trong bể xi măng: Sau hơn 5 tháng nuôi cỡ thu hoạch 0.7kg/con, tỷ lệ sống 60%, sản lượng đạt 1.470kg, với giá bán tại thời điểm hiện tại giao động từ 60.000 - 67.000/kg. Tổng thu 95.550.000đ, sau khi trừ chi phí thu lãi 45.050.000đ
3. Mô hình ương nuôi cá giống cấp II:Sau gần 3 tháng ương nuôi cỡ cá đạt 8-12cm/con trọng lượng khoảng 80-100 con/kg, tỷ lệ sống giai đoạn I đạt 40%, giai đoạn II đạt 50%, năng suất cá thu hoạch đat 4 tấn/ha, với giá bán tại thời điểm hiện tại là 70.000đ/kg Sau khi trừ chi phí (giống, thức ăn, vôi, công cải tạo chăm sóc...) mô hình cho thu nhập trên 70 triệu đồng/0.5 ha.
4.  Mô hình nuôi cá trắm giòn, chép giòn:Sau 5 tháng nuôi cá trắm đạt 3.3kg/con, cá chép 2.1kg/con, tỷ lệ sống đạt 98% năng suất đạt 1,4 tấn với giá bán 150.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí mô hình cho lợi nhuận 89.210.000 đồng
Tại Thị xã Hoàng Maitriển khai 11 dạng mô hình: Mô hình khai thác bằng lưới rê tầng đáy; Ứng dụng máy dò ngang JMC -  SCL 1000 trên tàu lưới vây rút chì; Mô hình máy thông tin tầm xa; Mô hình nuôi tôm thẻ theo hướng GAP; Mô hình Radar hàng hải Koden tầm xa trên 48 hải lý; Mô hình nuôi cá rô phi theo VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm; Mô hình nuôi cá bống bớp sau khi thu hoạch tôm; Mô hình liên kết nuôi cá rô phi theo VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm; Mô hình nuôi cá mú trong ao nuôi tôm kém hiệu quả; Mô hình nuôi thương phẩm cá Hồng mỹ/cá Chẽm trong ao/hồ gắn với tiêu thụ sản phẩm; Mô hình nuôi cá chim vây vàng. Trong đó mô hình cho hiệu quả kinh tế cao là:
1. Ứng dụng máy dò ngang JMC -  SCL 1000 trên tàu lưới vây rút chì: Sau 10 chuyến biển (mỗi chuyến 3 – 5 ngày). Tổng thu nhập 541.800.000đ, tổng chi 161.000.000đ, lãi 380.800.000đ. Đây là mô hình mới, khai thác trên biển sử dụng máy dò nhằm phát hiện đàn cá nhanh nhất, giảm chi phí dầu mỡ, nhân công, thời gian khai thác trên biển, ...đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên kinh phí đầu tư cho việc lắp đặt thiết bị máy dò rất cao vì vậy cần có sự hỗ trợ hơn nữa cho ngư dân vào những năm tiếp theo nhằm nâng cao sản lượng đánh bắt, tăng thêm thu nhập cho ngư dân ven biển
2. Mô hình nuôi tôm thẻ theo hướng VietGAP: Sau hơn 02 tháng nuôi tôm đạt cỡ thương phẩm 80 con/kg, sản lượng đạt 3,7 tấn với giá 110.000 đ/kg, thu về 407 triệu đồng, sau khi trừ các khoản chi phí (tôm giống, thức ăn, chế phẩm sinh học, điện, công … khoảng 270 triệu), lãi ròng trên 157 triệu đồng.
3. Mô hình nuôi cá rô phi theo VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm:Sau gần 06 tháng nuôi trọng lượng cá bình quân đạt 0,7 kg/con, năng suất đạt 17,85tấn/ha, tỷ lệ sống đạt 85%, FCR: 1.2, với giá bán bình quân 30.000đ/kg. Tổng thu nhập 535,500 triệu, chi phí hết 458,850 triệu, lãi thuần 76,650 triệu đồng.
4. Mô hình Radar hàng hải Koden tầm xa trên 48 hải lý: Sau 02 chuyến biển, thời gian mỗi chuyến biển 7-10 ngày (đi được 02 chuyến/1 tháng). Sản lượng cá đạt 22 tấn/chuyến x 12.000đ/kg x 2. Thu về 528 triệu đồng, trừ các khoản chi phí (Dầu, nhờn, đá, lương thực, phụ tùng và sửa chữa, lãi suất) khoảng 278 triệu, Lãi thuần 250 triệu đồng. Thu nhập của chủ tàu là 114,583 triệu đồng/tháng và thu nhập của mỗi thuyền viên là trên 10 triệu đồng/1 tháng.
5. Mô hình nuôi cá mú trong ao nuôi tôm kém hiệu quả:Sau 8 tháng nuôi cỡ cá bình quân đạt 0,7 kg/con tỷ lệ sống đạt 87%,. Sản lượng đạt 1,52 tấn, với giá bán bình quân 200.000 đ/kg, thu về 304 triệu, sau khi trừ các khoản chi phí (giống, thức ăn, công …) lợi nhuận 165 triệu đồng.
Nhìn chung trong 10 năm triển khai mô hình thủy sản trên địa bàn các Thành phố, Thị xã, các mô hình cho hiệu quả kinh tế cao, so với đại trà tăng từ 20-30 %. Đặc biệt là mô hình khai thác khả năng nhận rộng lớn số tàu đã tăng 3 tàu lên 350 tàu. Có được kết quả trên là nhờ: Việc xây dựng kế hoạch được dựa trên nguyện vọng của nông dân và đề xuất của địa phương, khai thác thủy hải sản là nghề chính của các địa phương tham gia mô hình mặt khác những năm gần đây khai thác thủy hải sản là ngành được các cấp ngành quan tâm phát triển, tỉnh có nhiều chính sách hỗ trợ cho việc đóng mới, cải hoán, nâng cấp để đáp ứng việc vươn khơi, một số địa phương có thêm cơ chế, chính sách riêng.
Các mô hình nuôi các đối tượng nước ngọt đều đạt hiệu quả kinh tế cao. Đáng chú ý là các mô hình Ương nuôi các giống cấp II tại Thị xã Thái Hòa. Đã góp phần thay đổi nhận thức của bà con vùng cao đó là (cá giống có thể ương nuôi được tại địa phương, cho giá thành rẻ, chất lượng tốt, biết được nguồn gốc, điều kiện thích nghi tốt nên khi nuôi cá thịt tỷ lệ sống cao, nhanh lớn bà con rất phấn khởi; Tuy nhiên một số mô hình nuôi đem lại hiệu quả cao nhưng không nhân rộng được như mô hình nuôi cá rô phi, mô hình nuôi cá lóc... , nguyên nhân: Đầu ra của sản phẩm khó, không ổn định trong lúc đó đầu vào cho sản xuất như: con giống, thức ăn, chi phí dầu, điện .. lại tăng cao, đầu tư lớn.
Bên cạnh đó thành công của các mô hình nuôi thủy mặn lợ như nuôi cua biển, cá bống bớp, cá mú... đã mở ra nhiều hướng nuôi các đối tượng mới thay thế cho các đối tượng nuôi truyền thống rủi ro cao (tôm thẻ, tôm sú …) và những vùng nuôi tôm kém hiệu quả.
Vũ Thị Vinh
Trung tâm khuyến nông Nghệ An

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
35.jpg 36.jpg 34-2.jpg a123.jpg a125-1.jpg 02.png 06.png 09.png 05-2.png 04.png 07-2.png a22.jpeg a23-1.png 12.jpg 14-1.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây