Thứ bảy, 23/11/2024, 06:20

Giải bài toán gây ô nhiễm môi trường trên đồng ruộng hiện nay

Chủ nhật - 08/11/2020 20:10 2.428 0
Tình trạng rác thải bảo vệ thực vật (BVTV) được vứt bỏ tùy tiện trên đồng ruộng sau mỗi lần phun thuốc trừ sâu bệnh cho cây trồng đang diễn ra khá phổ biến hiện nay ở hầu hết các cơ sở sản xuất nông nghiệp tỉnh ta.Thậm chí có nơi chính quyền địa phương và các HTXNN có xây bể chứa rác thải.BVTV được đặt rải rác trên các cánh đồng để người dân sau khi dùng hết thuốc bỏ bao bì, chai, lọ vào thùng rác.Nhưng xem ra người có ý thức vì môi trường sống thì cố gắng bỏ vào, còn lại rất nhiều người vứt bỏ tùy tiện ngay trên bờ ruộng.
Giải bài toán gây ô nhiễm môi trường trên đồng ruộng hiện nay
Đừng nghĩ có bể chứa rác thải BVTV là yên tâm
Trung bình mỗi năm toàn tỉnh bà con nông dân đã sử dụng từ 450 – 500 tấn thuốc BVTV các loại. Sau khi đã sử dụng hết thuốc, tất cả bao bì, chai, lọ… đựng thuốc được vứt bỏ lại trên đồng ruộng khoảng 40 – 50 tấn (bằng 10 – 12% tổng trọng lượng thuốc thương phẩm). Trong các loại bao bì, vỏ chai, lọ vứt ra đó đang có ít nhất 7 – 10% tổng lượng thuốc còn dính lại mà chúng ta không hề hay biết.
Sự tồn dư của thuốc BVTV trên đồng ruộng sẽ gây ô nhiễm môi trường nước, đất, nó còn thẩm thấu sâu xuống cả mạch nước ngầm…làm cho các loại sinh vật sống ở dưới nước khó tồn tại, con người sử dụng nước, hít thở không khí nơi ô nhiễm nặng và ăn các loại động, thực vật nơi đất và nước ô nhiễm nặng thuốc BVTV sẽ mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm, nhất là các bệnh về ung thư.
Riêng vỏ bao bì và vỏ chai lọ hầu hết làm bằng nhựa nếu bị vùi lấp trong đất phải mất hàng chục năm sau mới phân hủy được và sẽ gây hại lâu dài cho đất canh tác. Biết được nguy hại do sử dụng thuốc BVTV gây nên, chúng ta đã khuyên người dân hạn chế sử dụng và sau mỗi lần sử dụng thuốc phải thu gom hết bao bì, vỏ chai lọ bỏ vào nơi quy định và để làm được việc đó, một số địa phương đã xây bể chứa rác thải BVTV ngay trên đồng ruộng để bà con nông dân tiện vứt bỏ bao bì, chai lọ đựng thuốc sau khi đã dùng hết thuốc. Nhưng qua thực tế kiểm tra trên đồng ruộng ở những địa phương có xây bể chứa rác thải BVTV đã làm tốt việc này chưa?
Tại huyện Đô Lương là huyện có chủ trương mạnh về việc xây dựng bể chứa rác thải BVTV trên đồng ruộng và theo báo cáo của huyện đến nay toàn huyện đã có 850 bể chứa rác thải BVTV ở 11 xã vùng trọng điểm lúa của huyện gồm các xã: Lưa Sơn, Xuân Sơn, Hòa Sơn, Thịnh Sơn, Minh Sơn, Lạc Sơn, Đông Sơn và Ngọc Sơn. Trong số các xã nói trên, xã Hòa Sơn là địa phương có chủ trương xây bể chứa rác thải BVTV sớm nhất của huyện Đô Lương. Thử đi xem cụ thể các bể chứa rác thải ở đây người dân có chấp hành triệt để quy định của UBND xã về việc bỏ hết bao bì, chai lọ đựng thuốc BVTV vào bể chứa sau khi đã sử dụng hết thuốc. Đến tận từng bể xem kỹ mới thấy có bỏ nhưng không đáng kể, đa phần được vứt bỏ bừa bãi trên bờ, mép ruộng khá nhiều. Đang đi xem, gặp chị Nguyễn Thị Lan đi thăm ruộng, chúng tôi hỏi: Ở đây có nhiều bể chứa rác thải BVTV, tại sao người dân vẫn bỏ vào bao bì, chai lọ thuốc bừa bãi trên bờ ruộng nhiều thế chị? Chị Lancho biết, xã xây bể cho dân, nói với dân sau khi sử dụng hết thuốc thì bỏ vỏ bao bì, chai lọ vào bể rồi sẽ có người đi thu gom. Nhưng nhiều người dân không có ý thức, vô trách nhiệm, dùng hết thuốc vứt ngay bao bì, chai lọ để lại trên bờ ruộng mà các anh thấy đó. Đến xã Bắc Thành huyện Yên Thành, tại đây được Sở Tài nguyên và Môi trường đầu tư xây dựng mô hình xây bể chứa rác thải BVTV ngay trên đồng ruộng để bảo vệ môi trường. Nhưng khi ra đồng ruộng để kiểm tra trong các bể chứa rác đó có nhiều bao bì và chai lọ đựng thuốc BVTV sau khi đã dùng hết thuốc có bỏ vào bể không thì thấy có nhưng không đáng kể.Trong khi đó hầu hết trên các bờ ruộng rất nhiều bao bì và vỏ chai lọ đựng thuốc BVTV được vứt bừa bãi.
Ông Phan Văn Ngữ - một nông dân đang chăn vịt trên đồng nói với chúng tôi: từ xưa tới nay bà con nông dân ở đây đã quen với tập quán lấy thuốc ra sử dụng là vứt ngay bao bì hoặc chai lọ đựng thuốc ra bờ ruộng. Thậm chí có nhà bể rác thải BVTV ở kề bên cạnh ruộng nhà mình, họ vẫn không có ý thức vứt bao bì đựng thuốc vào bể để không gây ảnh hưởng môi trường.

Làm thế nào để hạn chế ô nhiễm môi trường đồng ruộng
Sự cố ô nhiễm môi trường diễn ra trên đồng ruộng đã xẩy ra từ lâu lắm rồi, ai cũng biết nhưng chưa có giải pháp ngăn ngừa để hạn chế. Việc hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng gây ô nhiễm môi trường đồng ruộng do rác thải BVTV gây ra là một việc làm rất cần thiết vì sức khỏe cộng đồng, vì một nền nông nghiệp bền vững cho cả trước mắt và lâu dài.
Từ đó chúng ta cần giải quyết tốt nhất mấy biện pháp sau đây:
Một: Làm được hay không làm được, làm tốt hay không tốt là từ con người. Vì vậy, biện pháp đầu tiên và là biện pháp quan trọng nhất là tuyên truyền đến tận từng người dân về nguy cơ từ việc gây ô nhiễm môi trường đồng ruộng là do sử dụng thuốc BVTV để phun phòng chống các loại sâu bệnh và khi đã sử dụng hết thuốc còn vứt bỏ bao bì, vỏ chai lọ đựng thuốc bừa bãi trên đồng ruộng. Chỉ có khi nào mọi người dân hiểu được, thấy được nguy cơ và hậu quả đó thì sẽ hạn chế được việc phun thuốc BVTV khi chưa cần thiết và không vứt bỏ bừa bãi bao bì, chai lọ đựng thuốc BVTV sau khi đã sử dụng hết thuốc.
Hai: Sở NN&PTNT khi xây dựng đề án trong các vụ sản xuất cần quan tâm đúng mức việc cơ cấu giống lúa, phải loại trừ hoặc giảm dần các giống lúa khả năng chống chịu kém các loại sâu bệnh để đưa vào gieo cấy. Làm được như vậy sẽ giảm được số lần phun thuốc trừ sâu, giảm được chi phí sản xuất và giảm được tình trạng gây ô nhiễm môi trường từ thuốc và bao bì thuốc BVTV gây ra.
Ba: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Tỉnh cũng phối hợp với phòng NN&PTNT các huyện, thành, thị tập huấn đến tận người nông dân ở tất cả các địa phương về kỹ thuật thâm canh cây trồng theo quy trình IPM về phòng chống sâu bệnh bằng phương pháp trồng cây khỏe, có khả năng tự phòng chống sâu bệnh tốt.
Bốn: Về chương trình, kế hoạch phát triển nông nghiệp từ nay trở đi, Tỉnh ủy, UBND Tỉnh cần giao cho ngành nông nghiệp có đề án cụ thể về phát triển nông nghiệp hữu cơ đối với tất cả các loại cây trồng. Trong đó, trọng tâm trước mắt là cây lúa.Phát triển nông nghiệp hữu cơ vừa cho chúng ta sản phẩm sạch, vừa hạn chế tối đa khả năng phát triển sâu bệnh gây hại trên cây trồng, nhất là bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn… phải sử dụng rất nhiều thuốc mới hạn chế được loại bệnh này.
Năm: Trên cơ sở Nhà nước và nhân dân cùng làm, ngành Nông nghiệp cùng với ngành Tài nguyên và Môi trường xây dựng kế hoạch trình UBND Tỉnh hỗ trợ đầu tư xi măng cho các địa phương tiến hành xây dựng bể chứa rác thải BVTV ở trên tất cả các cánh đồng sản xuất nông nghiệp. Hiện tại toàn tỉnh đã có 10.617 bể chứa thu gom rác thải ở một số địa phương. Với tổng số diện tích gần 120.000ha đất sản xuất cây trồng ngắn ngày các loại hiện nay, với quy định cứ 3ha cần có 1 bể thì số bể cần có là 39.340 bể. Kinh phí để đầu tư xi măng hỗ trợ xây dựng 1 bể trên dưới 200.000 đồng.Đây là một việc cần làm vừa giúp đỡ nông dân, vừa giảm bớt tác hại do việc xả thải tùy tiện bao bì, chai lọ sau khi đã sử dụng hết thuốc BVTV.
                                                                               DOÃN TRÍ TUỆ

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
mo-hinh-che-huu-co.jpg hoi-nghi-thang-9-6.jpg mo-hinh-ga-2.jpg mo-hinh-luon-4.jpg Kiem-tra-san-xuat.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg mo-hinh-buoi-1.jpg a12-6.jpg a26-4.jpg a23-1.jpg image-20240813150406-1-6.png a24-2.jpg a11-3.jpg a25-4.jpg h3-13.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây