Tân Kỳ phát triển cây ãn quả có múi thành cây mũi nhọn

Chủ nhật - 21/04/2019 03:43 1.089 0
Những năm gần đây, cây ăn quả có múi đang dần khẳng định vị thế trong sản xuất nông nghiệp ở Tân Kỳ. Đây được xem là 1 trong những cây trồng chủ lực trong thúc đẩy phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, nhằm đem lại nguồn thu nhập khá cho bà con nông dân.
Tân Kỳ phát triển cây ãn quả có múi thành cây mũi nhọn
 Ngày đầu tháng 10 này, chúng tôi đã đến xã Tân Phú huyện Tân Kỳ, địa phương tiên phong chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp, tập trung phát triển cây trồng có múi và đến nay địa phương có diện tích cây trồng có múi lớn nhất của huyện với 70 ha, chủ yếu là cây cam. Đến đây, mọi người được tận mắt chứng kiến những vườn cam, bưởi, quýt trĩu quả, phủ xanh bạt ngàn.
 Hiện nay trên  diện tích gần 70 ha cây trồng có múi gồm cam, quýt PQ, bưởi, của xã Tân Phú, hầu hết đã được các hộ dân đầu tư lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt, phun mưa, tập trung nhiều ở xóm Tân Xuân, Tân Lý và Tân Yên. Với biến đổi khí hậu như hiện nay nếu như không có hệ thống tưới như thế này thì không làm được cây gì cả, đặc biệt là các loại cây có múi càng khó tính hơn. Nhờ lắp đặt hệ thống này đã giúp bà con thuận lợi đầu tư thâm canh, tiết kiệm rất lớn khâu đầu vào và năng suất tăng vượt trội hơn.
 Không những xã Tân Phú mà hiện nay nhiều địa phương khác của huyện Tân Kỳ đã đầu tư mở rộng diện tích cây ăn quả có múi như xã Tân An, Kỳ Sơn, Nghĩa Hoàn, Giai Xuân, Tân Xuân. Đến nay toàn huyện Tân Kỳ đã có gần 190 ha cây ăn quả có múi, chủ yếu là cây cam, trong đó có 150 ha đã cho quả. Do nhiều diện tích mới cho quả năm thứ nhất, thứ 2 nên gía trị thu nhập bình quân mỗi ha cam chỉ đạt 150 triệu đồng/ năm. Đặc biệt là nhiều diện tích đã được bà con đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt nên chủ động được nguồn nước tưới ngay cả khi thời tiết nắng hạn, tiết kiệm nước, giảm công lao động và việc bón phân đảm bảo chất lượng, hiệu quả giúp cây trồng phát triển xanh tốt, cho sai quả. Nhờ lắp đặt hệ thống này đã tạo điều kiện cho bà con đầu tư thâm canh, chăm sóc cây trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, từ đó các hộ trồng cam ở Tân Kỳ áp dụng quy trình sản xuất sạch, tạo thương hiệu cam đảm bảo chất lượng, để được gián tem truy xuất nguồn gốc cam Vinh bởi Tân Kỳ là 1 trong 5 địa phương của tỉnh Nghệ An đã đươc dán tem truy xuất nguồn gốc cam Vinh. 
 Thời gian gần đây, tuy trình độ canh tác của người dân đã được cải thiện, nhiều tiến bộ kỹ thuật đã được áp dụng song tỷ lệ cây giống sạch bệnh, chất lượng tốt đưa ra sản xuất đại trà vẫn còn thấp; cây giống sử dụng chưa được kiểm soát về nguồn gốc; vẫn tồn tại một số hạn chế về kỹ thuật như chế độ dinh dưỡng cho cây, nước tưới, chất lượng mẫu mã quả không đồng đều, kỹ thuật thu hái, sơ chế và bảo quản còn thô sơ... Bởi vậy để phát triển cây trồng có múi một cách bền vững, phát huy hiệu quả bên cạnh cây cam truyền thống, bà con Tân Kỳ cần tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng, phát triển các loại cây ăn quả có múi có triển vọng, phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng nhằm đa dạng giống cây trồng. Tiếp tục ứng dụng công nghệ cao, tuân thủ chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, cần chú trọng phát triển công nghiệp chế biến, đẩy mạnh tiêu thụ, mở rộng thị trường, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm, hướng tới nền sản xuất an toàn, bền vững./.

                                      Mỹ Lương - nguồn TSKN
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
a7-8.jpg a8-9.jpg a5-3.jpg a10-6.jpg a6-4.jpg a9-6.jpg a1-5.jpg anh-nam-1.jpg Lon-ban-dia-Ho-Ong-Dieu-tai-huyen-Que-phong-2.jpg rau-thom-2.jpg a6-4.jpg a2-3.jpg a7-6.jpg a1-4.jpg a4.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây