Cần bảo tồn cam bù Cát Văn - Thanh Chương

Chủ nhật - 23/01/2022 21:44 820 0
Nói đến xã Cát Văn (Thanh Chương, Nghệ An) là một xã miền núi bên tả ngạn sông Lam, nơi đây có đồi núi vùng đất đỏ, Cát Văn xưa thuộc tổng vùng Cát Ngạn.
Cần bảo tồn cam bù Cát Văn - Thanh Chương
Khi nói đến Cát Văn thì người ta đều nhắc đến những đặc sản đặc trưng như: Cam bù, trám đen, lá đắng cay, xáo gà, nhút,…là những đặc trưng rất nổi bật.
Mặc dù cuộc sống hôm nay có phần đổi thay, nhưng những đặc trưng mà người dân còn lưu giữ và phát triển, trong đó phải nói đến là dòng cam bù Cát Văn, một sản phẩm đang còn tồn tại rất nhiều, mà người dân rất tha thiết được nhân giống để bảo tồn.
Trước đây hầu như nhà nào cũng có, hiện nay đang còn khoảng 30 hộ đang có trồng loại cam này, hộ ông Hạnh có khoảng 15 gốc, được biết nguồn gốc của loại cam bù này tồn tại trên đất Cát Văn có từ lâu rồi, đã bao qua nhiều thế hệ.
                                    Ông Nguyễn Viết Lãm xóm 4 Cát văn đang chăm sóc vừơn cam
Cam bù Cát Văn tồn tại cho đến hôm nay, nó đều có thế mạnh và giá trị riêng của nó, giống cam bù này rất tốt, có sức kháng bệnh cao nên ít bị sâu bệnh, khi qủa chín có vị hương thơm nồng nàn rất đặc trưng, dễ phân biệt với các loại cam khác, nếu có ai đó bóc quả cam từ xa, có thể phát hiện ra bởi mùi hương, quả luôn mọng nước không khô xáp, vị ngọt thanh, rất dễ gây được ấn tượng và hấp dẫn với người thưởng thức, thường chín đúng vào dịp tết nên rất được giá, khi quả cam to đều thì khoảng 2 đến 3 quả đạt 1 kg, khi chín vỏ màu vàng óng, giá trước đây giao động từ 40.000đ đến 60.000đ/1 kg, chất đất ở vùng đồi núi này là đất đỏ, giẻo có tính thực bì cao nên giàu dinh dưỡng và giữ ẩm tốt, chính vì thế mà cam vẫn tồn tại cho đến hôm nay.
Tuy nhiên người dân trồng còn manh mún, nhằm phục vụ gia đình, nên sản phẩm không có nhiều, lại ít bỏ công chăm bón, cam trở nên phát triển chất lượng chưa cao, khó trở thành hàng hóa như ý muốn được.
Trao đổi vấn đế này ông Phạm Viết Hạnh xóm 2, Cát Văn chia sẽ:” Tôi năm nay đã 66 tuổi, từ khi sinh ra đã thấy loại cam này rồi, và tồn tại trong vườn nhà từ xưa đến nay, thấy nó có nhiều lợi thế trong vườn trồng, như ít công chăm sóc, mà nó vẫn phát triển bình thường, có quả để phục vụ cho anh em con cháu, trước đây trong vườn có có khảng 100 gốc,  rất nhiều cây gốc thuần chủng từ xa xưa, có cây đã chết, có cây còn tồn tại, cứ thấy tiếc cái giống tôi thường xuyên chiết và nhân giống, trong thời gian gần đây tôi định nhân đại trà để phát triển thành vườn cam khoảng 100 gốc, nên rất mong được các cơ quan chức năng tham gia hỗ trợ chuyên môn”.
Còn ông Bùi Gia Hảo, Bí thư Đảng ủy xã Cát Văn chia sẽ: “ Cam bù Cát Văn có nguồn gốc từ lâu, hiện nay trồng rải rác trong dân rất còn nhiều, cam tồn tại và phát triển đến hôm nay, là giống khí hậu và chất đất hợp nhau tạo nên đặc trưng cam rất “ Cát Văn”, mong muốn của xã là được cơ quan chức năng liên quan đánh giá, và hỗ trợ để xã tiến tới có kế hoạch xây dựng tổ hội nghề nghiệp hoặc hợp tác xã, để bảo tồn và phát triển xây dựng thương hiệu OCOP cho địa phương”.
Sản phẩm cam bù Cát Văn tồn tại được như hôm nay, ngoài yếu tố giống đất và khí hậu thì còn yếu tố chất lượng, nên đã níu kéo được tình người với cây, đây là lợi thế để chính quyền và người dân quan tâm, mà khi họ đã quan tâm thì sẽ thành công, ngoài ra với những lợi thế hiện có, để bảo tồn thì phải có cơ quan chức năng liên quan phối hợp với địa phương và người dân, kiểm tra tìm ra cây đầu dòng để làm căn cứ khoa học để phát triển, hoặc có những phương án hỗ trợ khôi phục giống cam, sau đó thành lập tổ hợp tác hoặc hợp tác xã để thực hiện, bên cạnh đó, cần đào tạo tập huấn cho người dân kỷ thuật trồng cây, xử lí sâu bệnh, lắp hệ thống tưới,…để cây cho sản phẩm đạt chất lượng được cao hơn.
Như vậy với một sản phẩm có chất lượng, trước hết là có được sự phát triển nơi đây, được người dân nơi đây rất ủng hộ sản vật của địa phương, đã gắn bó tuổi thơ không ít người sinh ra và lớn lên nơi đây, khi nhắc đến cam bù, dòng chảy quê hương đã hiện hiện vào trí nhớ và hương vị của cam, nên nguyện vọng của người dân và chính quyền địa phương là rất tha thiết, để sản phẩm được níu lại hồn quê
Rất mong cơ quan chức năng liên quan, cần sớm nghiên cứu vào cuộc, để dần có thêm một sản phẩm đặc trưng của địa phương, mang thương hiệu“ Cam bù Cát Văn” ra thị trường trong và ngoài nước.
                                                                                    Thế Thắng



 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
anh-nam-1.jpg Lon-ban-dia-Ho-Ong-Dieu-tai-huyen-Que-phong-2.jpg rau-thom-2.jpg a1-5.jpg a7-6.jpg a1-4.jpg a8-6.jpg a4.jpg a5-3.jpg a6-4.jpg a2-3.jpg a12-3.jpg Nam-Nghia-1.jpg a8-2.jpg a9-1.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây