Thứ năm, 19/12/2024, 02:50

Bà con cần biết: Để nuôi vỗ cá trắm, chép nhanh giòn hiệu quả

Thứ năm - 05/12/2024 20:34 89 0
 Những năm gần đây cùng với sự phát triển chung của xã hội, nhu cầu cuộc sống ngày một nâng cao của một số bộ phận không nhỏ người tiêu dùng. Từ việc chỉ cần “ăn no mặc ấm” như trước thì nay phải là “ăn  ngon mặc đẹp” ... Nắm bắt được điều đó, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Đối tượng cá Trắm, chép giòn được nhiều người nông dân lựa chọn nuôi.
Bà con cần biết: Để nuôi vỗ cá trắm, chép nhanh giòn hiệu quả
 Có thể thấy từ mô hình nuôi vỗ cá trắm, chép giòn thương phẩm do Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ xây dựng vào các năm 2017, 2018 và năm 2019 đến nay diện tích đã tăng lên hàng chục ha với cả 02 hình thức là nuôi trong ao và nuôi trong lồng. Tập trung nhiều tại một số địa phương như: Thị xã Thái Hòa, Của lò, huyện Con Cuông, Yên Thành, Quỳnh Lưu ... Bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao so với nhiều đối tượng nuôi truyền thống khác.
Tuy nhiên độ giòn thịt cá lại không đồng đều, thời gian nuôi kéo dài, chi phí nuôi lớn. Vì vậy để nuôi cá trắm, chép giòn hiệu quả hơn nữa bà con cần lưu ý một số vấn đề sau:
Thứ nhất: Chọn ao nuôi không bị cớm rợp, có diện tích từ 2.000 - 5.000 m2 là tốt nhất, bờ ao chắc chắn, không bị rò rỉ, giữ được mức nước trong ao ổn định. Bờ phải cao hơn mức nước cao nhất 50 cm, có cống cấp và cống thoát riêng biệt, nguồn nước cấp vào phải chủ động, không bị ô nhiễm, chất đáy là cát thịt, tỷ lệ cát chiểm 60 - 70 %. Các thông số môi trường nuôi cơ bản đảm bảo cho sinh trưởng và phát triển của cá như: pH  từ 7,5 - 8,5; nhiệt độ nước 20 - 320C. Tiến hành cải tạo ao bằng cách tháo cạn nước ao, dọn sạch cỏ rác ở ao và ven bờ, tu sửa lại bờ, cống ao, đăng chắn, vét bùn, chỉ nên để lại lớp bùn đáy 20 - 30 cm, dùng vôi bột rải đều đáy ao với lượng 10 - 15 kg/100 m2 để tẩy ao, khử trùng, diệt tạp. Sau khi rải vôi nên trang lộn vôi với bùn đáy và phơi đáy ao 5 - 7 ngày (Tuỳ điều kiện thời tiết), sau đó mới tiến hành lấy nước vào nuôi.
Đối với cá giống: Cá Trắm đưa vào vỗ giòn được nuôi từ Cá trắm cỏ có tên khoa học là Ctenopharyngodon idella và tương tự cá chép giòn cũng được nuôi từ cá chép có tên khoa học là Cyprinus carpio cho ăn đậu để chuyển giòn vì vậy việc chọn giống là hết sức quan trọng. Bà con nên chọn Cá trắm có trọng lượng trên 1,0 kg/con, cá chép trên 0,5 kg/con (thực tế tùy điều kiện có hộ nuôi cá trắm trên 3 kg, cá chép trên 2 kg), cá khỏe mạnh, không dị hình, dị tật, cá thon dài, màu sắc tươi sáng, không mất nhớt, phản ứng nhanh với tiếng động. Cá trước khi thả vào ao nuôi phải được tắm phòng bệnh bằng một trong hai cách: Tắm cá trong nước muối 2 - 3% thời gian 5 - 10 phút hoặc dung dịch thuốc tím  30 - 50 g/m3, trong thời gian 10 - 15 phút. Có thể nuôi đơn hoặc nuôi ghép cá Trắm cỏ với cá Chép theo tỷ lệ 5: 2 với mật độ thả 0,5 - 1 con/m2. Cá được thả vào sáng sớm hoặc chiều mát, thời vụ nuôi thích hợp vào tháng 5 hoặc tháng 6 dương lịch hàng năm.

Đối với công tác chăm sóc và quản lý: Đây là khâu quan trọng quyết định đến chất lượng và độ giòn của thịt cá nên. Hạt đậu tằm cho cá ăn phải đảm bảo không ẩm mốc, không sâu mọt. Trước khi cho ăn, đậu tằm phải được rửa sạch rồi đem ngâm trong thời gian từ 12 đến 24 giờ, sau đó đãi sạch và ngâm nước muối nồng độ 1 - 2% từ 10 - 15 phút. Thời gian đầu phải tập cho cá ăn quen dần với hạt đậu tằm. Sau khi cá ăn thành thục đậu tằm thì khẩu phần ăn của cá là 3 - 4% trọng lượng cá trong ao, mỗi ngày cho cá ăn 2 lần vào sáng sớm và chiều mát, theo dõi để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp tùy theo thời tiết, sức khỏe của cá nuôi trong ao, đảm bảo cá ăn no và không dư thừa thức ăn để cá sinh trưởng tốt nhất. Sau 2 giờ cho ăn phải vớt và loại bỏ thức ăn dư thừa còn sót lại trong ao. Kiểm tra ao thường xuyên để duy trì độ sâu mức nước ao nuôi tử 2,0 - 2,5mđộ trong ở mức 40 - 60 cm là tốt nhất. Định kỳ 15 ngày 1 lần hòa vôi vào nước té đều lên mặt ao với lượng 1 - 2 kg/100 m3. Trong quá trình nuôi bà con cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp đó là: Cung cấp nguồn nước sạch theo yêu cầu vào ao nuôi, cải tạo ao đúng quy trình kỹ thuật, sử dụng một số chế phẩm sinh học để ngâm ủ bón định kỳ cho ao từ 5-7 ngày/lần. Tuân thủ thời gian và quy trình ngâm ủ thức ăn, thường xuyên bổ sung Vitamin và khoáng chất trộn vào thức ăn. Không thả cỡ cá quá nhỏ, không nên nuôi với mật độ quá dày. Định kỳ dùng vôi rải quanh bờ và xuống ao nuôi.
Sau thời gian nuôi vỗ khảng 3 - 5 tháng cá trắm, chép sẽ chuyển giòn và tiến hành thu hoạch, bà con có thể thu hoạch cá theo 02 cách: Rút nước thu toàn bộ hoặc có thể thu tỉa, trong suốt quá trình thu tỉa nếu kéo dài bà con cũng cần phải duy trìn cho cá ăn với lượng bằng 1/2 lượng thức ăn hàng ngày trong giai đoạn nuôi tích cực để duy trì độ giòn của thịt cá. Với giá bán và nhu cầu hiện nay thì đây là đối tượng đáng để người dân quan tâm phát triển.
Kiểm tra đậu trước khi ngâm ủ cho cá ăn tại mô hình nuôi vỗ cá Trắm, chép chuyển giòn tại xã Phú Thành, huyện Yên Thành
                                                                Trần Trung Thành - Nguồn TSKN


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
a2-9.jpg Nuoi-cac-long-cua-song-cua-ho-Vu-Van-Manh-xa-Nghi-Quang-huye z6098847690463-7001a19e38215bdbc3068ea76aa3cc89-1.jpg a3-7.jpg mo-hinh-ga-2.jpg mo-hinh-luon-4.jpg Kiem-tra-san-xuat.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg mo-hinh-buoi-1.jpg hoi-nghi-thang-9-6.jpg mo-hinh-che-huu-co.jpg a23-1.jpg image-20240813150406-1-6.png a24-2.jpg a25-4.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây