Thứ bảy, 23/11/2024, 23:44

Kết quả bước đầu mô hình trồng cam thâm canh đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại xã Tân An huyện Tân Kỳ

Thứ tư - 11/12/2019 03:43 914 0
Tân Kỳ là huyện có diện tích tự nhiên phần lớn là đất đồi núi, hoạt động kinh tế của huyện chủ yếu là sản xuất nông - lâm nghiệp, phát triển mạnh các loại đất canh tác, hoa màu và các loại cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày. Đặc biệt với sự bồi đắp của các con sông, suối.
Kết quả bước đầu mô hình trồng cam thâm canh đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại xã Tân An huyện Tân Kỳ
Huyện Tân Kỳ có dòng Sông Con lớn thứ 2 của tỉnh đi qua từ đầu huyện đến cuối huyện, sự hình thành các vùng đất trồng cam như Nông trường Sông Con, nông trường An Ngãi, tạo ra vùng cam nổi tiếng trước đây. Tuy nhiên, thực trạng sản xuất cây cam tại Tân Kỳ vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hiện tượng sâu bệnh đang gây hại nặng nề tại nhiều vườn cam. Các giống cam, quýt hiện nay đạt năng suất khá nhưng chất lượng còn thấp, chủng loại và cơ cấu giống chưa hợp lý. Bên cạnh đó việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào trồng cam của người dân còn hạn chế, việc lạm dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV đặc biệt là thuốc trừ cỏ phổ rộng tràn lan đã làm ảnh hưởng tới môi trường đất, nước, sức khỏe con người...
Từ những thực trạng trên, để giúp người nông dân biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình trồng cam, nhằm giúp nâng cao năng suất, chất lượng quả, giảm tác động  tới môi trường, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng cam. Năm 2018 – 2019, Trung tâm Khuyến nông Nghệ An tổ chức triển khai mô hình Trồng thâm canh cam đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm” tại xã Tân An, huyện Tân Kỳ. Mô hình thuộc  dự án xây dựng mô hình và chuyển giao quy trình sản xuất cam, bưởi an toàn gắn với chuỗi giá trị tại các tỉnh Miền Trung giai đoạn 2017 - 2019.
Mô hình được triển khai tại  4 xóm thuộc xã Tân An – huyện Tân Kỳ với quy mô 5 ha, gồm 8 hộ dân tham gia. Người dân tham gia dự án được hỗ trợ 100% giống, 50% phân bón, được hỗ trợ tập huấn, hướng dẫn áp dụng kỹ thuật, được tham gia các cuộc hội thảo nhân rộng và tổng kết đánh giá mô hình. Giống cam được lựa chọn xây dựng mô hình là giống cam V2 và cam xã đoài được lựa chọn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có giấy chứng nhận nguồn gốc giống và được cung cấp bởi Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm rau, hoa, quả Gia Lâm, Hà Nội. Trước khi triển khai trồng, các hộ dân tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật từ khâu làm đất, bón phân, lấp hố và kỹ thuật trồng. Mô hình được triển khai đảm bảo tiến độ, cây được trồng bắt đầu tháng 9 và kết thúc trồng tháng 10/2018.
Đến nay, cây cam đã trồng được 14 tháng, quá trình triển khai mô hình đã áp dụng đúng quy trình từ khâu: Chăm sóc, bón phân và cắt tỉa phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây, đặc biệt được sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật trong việc áp dụng cắt tỉa, tạo tán cho cây nên cam sinh trưởng phát triển tốt. Các đợt lộc ra rộ, khỏe mạnh, tạo khung tán đều cho cây.  Hiện nay cây cam cao từ 1,4m- 1,5m, đường kính gốc từ  4- 4,5cm, đã có 4 cấp cành. Trong suốt thời gian triển khai mô hình, cán bộ chỉ đạo kỹ thuật luôn bám sát cơ sở, theo dõi, hướng dẫn các hộ xử lý trừ kịp thời khi xuất hiện sâu bệnh, hướng dẫn tác động các biện pháp chăm sóc phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của cây cam. Vườn cam chủ yếu nhiễm một số  loại như  sâu vẽ  bùa khi có các đợt lộc non và xuất hiện nhện đỏ, bệnh ghẻ, loét với tỷ lệ thấp. Cây cam trong mô hình sinh trưởng, phát triển tốt.
Cam  là cây ăn quả lâu năm, cho thu hoạch ổn định từ năm thứ 4, thứ 5 nên hiện tại cây mới trồng chưa thể đánh giá được phần năng suất và hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, đánh giá ở thời điểm hiện tại, cam sinh trưởng và phát triển tốt, cây đã ra lộc đều, tỷ lệ sâu bệnh so với đại trà thấp, nếu tiếp tục được áp dụng kỹ thuật thâm canh theo hướng dẫn, mô hình có tiềm năng đêm lại năng suất cao. Mô hình thành công đem lại cho nông dân một cách nhìn mới trong việc trồng cam theo kỹ thuật mới, từng bước tăng năng suất, chất lượng quả cam, tạo việc làm tại chỗ cho người dân địa phương, tăng thêm thu nhập cho nông hộ góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn.
Thông qua việc xây dựng mô hình, đây cũng là nơi tham quan, học hỏi kinh nghiệm cho các hộ trồng cam trong và ngoài mô hình, ở những vùng lân cận để nhân ra diện rộng. hình giúp người dân nhận thức được tác hại của việc làm dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV, từ đó mạnh dạn áp dụng TBKT mới để vừa giảm chi phí đầu tư, vừa làm giảm ảnh hưởng tới môi trường, đất, nước, không khí, … đồng thời tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, đem lại hướng đi mới, phương thức sản xuất mới theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm, vừa đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, vừa có tiềm năng đem lại hiệu quả kinh tế cao, hướng tới xây dựng nhãn hiệu thông qua các tổ hợp tác xã, gắn với tiêu thụ sản phẩm./.



 
   Cán bộ chỉ đạo kiểm tra cây sau trồng, hướng dẫn chăm sóc tấp tủ cây tại hộ gia đình chị Nguyễn Thị Thủy xóm Quỳnh Lưu, xã Tân An, Tân Kỳ
 
   Cán bộ Khuyến nông hướng dẫn, chăm sóc, cắt tỉa tạo tán cho cây tại hộ anh Trần Văn Hùng xóm Quỳnh Lưu, xã Tân An, Tân Kỳ
       Trần Thị Tý – Trung tâm Khuyến nông Nghệ An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
mo-hinh-che-huu-co.jpg hoi-nghi-thang-9-6.jpg mo-hinh-ga-2.jpg mo-hinh-luon-4.jpg Kiem-tra-san-xuat.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg mo-hinh-buoi-1.jpg a12-6.jpg a26-4.jpg a23-1.jpg image-20240813150406-1-6.png a24-2.jpg a11-3.jpg a25-4.jpg h3-13.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây