Phát triển kinh tế từ mô hình Nông lâm kết hợp

Thứ hai - 12/12/2022 21:07 259 0
Trong những năm qua, phong trào nông dân phát triển kinh tế bằng các mô hình trang trại tổng hợp trên địa bàn huyện Con Cuông đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần vào thành công chung trong phát triển kinh tế tại địa phương.
Phát triển kinh tế từ mô hình Nông lâm kết hợp
Nhiều hộ nông dân đã có cách làm hay, sáng tạo và mạnh dạn áp dụng những tiến bộ mới về khoa học kỹ thuật vào trong thực tiễn sản xuất để nâng cao thu nhập và tăng hiệu quả kinh tế. Bà Lang Thị Hải Vân ở bản Kẻ Sùng, xã Mậu Đức, huyện Con Cuông là một hộ dân như thế, đã thành công khi chọn cho mình một hướng đi mới để làm kinh tế bằng mô hình chăn nuôi kết hợp trồng rừng.
Dẫn chúng tôi đi thăm khu chuồng nuôi bà Vân cho biết: Trước đây gia đình bà cũng như nhiều hộ nông dân ở trong bản Kẻ Sùng đời sống rất khó khăn, vất vả. Thu nhập hàng ngày chủ yếu dựa vào nương rẫy và không được bao nhiêu. Với quyết tâm phải làm sao thoát được cái nghèo, cái khổ bà đã tự đi tìm tòi, học hỏi cách làm ăn của những gia đình sản xuất giỏi để về áp dụng vào sản xuất. Nhận thấy gia đình có diện tích đất vườn đồi rộng, phù hợp cho phát triển kinh tế trang trại bà đã mạnh dạn vay vốn đầu tư để phát triển chăn nuôi. Ban đầu gia đình bà chọn con gà làm đối tượng nuôi chính, bởi bà nghĩ rằng nuôi gà thả vườn là phù hợp với đồng vốn hiện có và điều kiện tự nhiên nơi đây, đồng thời con gà quay vòng vốn nhanh hơn và đầu ra tương đối tốt. Thời gian đầu bà nuôi 500 con gà Ri lai/lứa, sau đó tăng lên quy mô 1500 con/lứa, mỗi năm nuôi được 2 lứa. Cùng với nuôi gà gia đình bà còn nuôi thêm 150 con ngan thịt/lứa. Sản phẩm đầu ra được thương lái đến tận chuồng thu mua, mỗi năm thu nhập từ đàn gà và đàn ngan đạt khoảng 600 triệu đồng. Khi việc chăn nuôi đã dần ổn định và cho hiệu quả gia đình bà lại tiếp tục đầu tư vào xây chuồng để  nuôi lợn siêu nạc với quy mô hiện có là 10 con lợn nái siêu nạc, 100 con lợn thịt/lứa, mỗi năm nuôi 3 lứa cho thu nhập khoảng 1,5 tỷ đồng.Với cách làm này, sau khi trừ các chi phí trung bình mỗi năm gia đình bà thu lãi khoảng 250 triệu đồng.
Chia sẻ về cách tổ chức sản xuất của gia đình bà Lang Thị Hải Vân cho biết thêm:Mấy năm nay trong chăn nuôi xảy ra nhiều dịch bệnh; giá cả cũng bấp bênh, đặc biệt giá thức ăn chăn nuôi tăng cao. Vì thế, đểgiảm thiểu rủi ro về giá cả thị trường và an toàn dịch bệnh người chăn nuôi cần chủ động tạo ra con giống để nuôi thịt thì mới có hiệu quả. Trong quá trình chăn nuôi cần phải làm tốt các công việc như: Vệ sinh sạch sẽ khu chăn nuôi; hạn chế việc ra vào chuồng trại tự do, không có kiểm soát và định kỳ thực hiện tiêu độc khử trùng chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi 2 tuần/lần, trước khi thả gống,…Đặc biệt phải tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho con vật thì mới đảm bảo được an toàn dịch bệnh. Để hạn chế mùi hôi từ chuồng trại trong chăn nuôi bà đã tăng cường việc sử dụng men tiêu hóa bổ sung vào thức ăn nước uống cho con vật kết hợp dùng đệm lót sinh học để nuôi gà vừa xử lý được môi trường đồng thời đàn gà sống khỏe mạnh, ít bệnh về đường ruột hơn.
Ngoài việc phát triển kinh tế từ chăn nuôi, với lợi thế có diện tích đất đồi rộng lớn gia đình bà còn trồng 10 ha cây keo lai. Vườn keo được gia đình bà chia ra trồng theo nhiều lứa khác nhau để thuận lợi cho việc đầu tư, chăm sóc và thu hoạch. Vườn keo sau khi trồng 5 – 6 năm thì cho thu hoạch. Đến nay gia đình bà đã thu hoạch được khoảng 8 ha và mang về nguồn thu nhập khoảng 600 triệu đồng. Trung bình mỗi năm thu nhập từ vườn keo đạt khoảng 80 triệu đồng.
Nói về mô hình làm kinh tế của bà Lang Thị Hải Vân, ông Hà Huy Dương, Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã Mậu Đức cho biết: Bà Vân là người chịu khó, sáng tạo và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, luôn biết tìm hiểu những cách làm mới đểáp dụng vào thực tế sản xuất. Gia đình bà cũng rất tích cực tham gia các hoạt động tại địa phương; nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm sản xuất cho bà con tại thôn bản, là địa chỉ để nhiều người đến tham quan học tập. Mô hình phát triển kinh tế tổng hợp của bà Vân là một hướng đi khá hiệu quả và có tính bền vững; đã khai thác được tiềm năng lợi thế và phù hợp với điều kiện tự nhiên tại vùng đất nơi đây.
Rời bản Kẻ Sùng chia tay gia đình bà Vân, chúng tôi nhận thấy ở bà một sự đam mê và hăng say lao động, một người nông dân ham học hỏi và luôn cố gắng vươn lên để xây dựng cuộc sống ngày một tốt hơn. Mong rằng, mô hình kinh tế của gia đình bà ngày càng phát triển; truyền cảm hứng và lan toả mạnh mẽ phong trào nông dân lao động sản xuất gỏi đến bà con trong thôn bản./.
Văn Thắng – Trung tâm Khuyến nông - nguồn TSKN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
IMG-8363-3.jpg IMG-2168.jpg z5175174958158-bb2526c428da909419d8a2caefc39251-1-7.jpg Ong-Nguyen-Cuong-kiem-tra-tom-trong-be-cong-nghe-cao-theo-qu IMG-0392-9.jpg 20240106-101045-4.jpg a2-3.jpg z5006794703446-4905d71d69db129c098d64ed093a43e8.jpg IMG-4626.jpg rrrr.jpg ga.jpg Vuon-cam-duoc-cham-soc-theo-quy-trinh-huu-co-nen-kha-sach-be z4984936786801-2d432b8802aaa72bce7a1cbefd82e73a.jpg IMG-1378.jpg Mo-hinh-cham-soc-bao-ve-theo-quy-trinh-huu-co-cua-ong-Bui-Va
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây