Thứ sáu, 08/11/2024, 09:31

Hội nghị trực tuyến: Phòng chống, dịch bệnh động vật các tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022.

Thứ sáu - 17/09/2021 04:24 1.399 0
Sáng ngày 17/9/2021, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức “Hội nghị trực tuyến về Phòng chống, dịch bệnh động vật các tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022”. Thành phần tham dự có đại diện Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Thú y, Cục Chăn nuôi, Viện Chăn nuôi, Cục Thủy sản, tổ chức FAO và các điểm cầu các tỉnh trên cả nước tham gia.
Hội nghị trực tuyến: Phòng chống, dịch bệnh động vật các tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022.
         Về phía điểm cầu tỉnh Nghệ An có Đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì cùng với đại diện Văn phòng UBND tỉnh; Trưởng các phòng KHTC, QLKT&KHCN thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Thủy sản, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và Thủy sản Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Trung tâm Giống chăn nuôi, Trung tâm Khuyến nông và cán bộ liên quan.
          Tại hội nghị các đại biểu được nghe đại diện Lãnh đạo Cục Chăn nuôi, Cục Thú y trình bày báo cáo Tình hình phát triển chăn nuôi và công tác Phòng chống, dịch bệnh động vật các tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022. Đặc biệt là ý kiến phát biểu của tổ chức FAO và các tỉnh liên quan đến phát triển chăn nuôi và giải pháp, kiến nghị về công tác phòng chống dịch bệnh động vật.
a1
Điểm cầu Nghệ An
          Trong hơn 8 tháng đầu năm 2021, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 nhưng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND các tỉnh/Thành phố đã rất quan tâm, chỉ đạo triển khai quyết liệt đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn, kết quả đã cơ bản kiểm soát tốt các loại dịch bệnh, tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển với tổng đàn hơn 515 triệu con gia cầm; 26,67 triệu con lợn, đàn bò tăng 1,8%, đàn trâu giảm 2,4%, tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt khoảng trên 4,5 triệu tấn, sản lượng trứng gia cầm đạt 11,4 tỷ quả, tăng 5%.
          Nhận định những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 nguy cơ xẩy ra dịch bệnh ở động vật là rất cao bởi tổng đàn gia súc, gia cầm cả nước rất lớn, trong khi đó chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chủ yếu nhỏ lẻ, các loại mầm bệnh còn lưu hành với tỉ lệ cao ở phạm vi rộng, công tác tiêm phòng bị hạn chế bởi ảnh hưởng dịch bệnh covid-19, đặc biệt là nhu cầu giết mổ chủ yếu vẫn là giết mổ nhỏ lẻ, tiêu thụ động vật, sản phẩm tăng cao vào cuối năm, kết hợp với điều kiện thời tiết diễn biến bất lợi sẽ thuận lợi cho mầm bệnh phát triển và lây lan.
          Chủ trì và phát biểu kết luận hội nghị, Đồng chí Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực, quyết liệt trong chỉ đạo điều hành của các tỉnh, các địa phương trong việc phát triển chăn nuôi và kiểm soát phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản, trong đó có tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 các tỉnh tiếp tục cần quan tâm để lãnh đạo, chỉ đạo. Chú trọng phát triển chăn nuôi an toàn sinh học, chuẩn bị thật tốt giống, cơ sở ấp nở cho vụ sản xuất mới, tổ chức kiểm tra, giám sát đầy đủ tiêm phòng vác xin và xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, tạo điều kiện thúc đẩy xuất nhập khẩu nông sản, kết nối cung cầu ngành hàng, sản phẩm, đồng thời đẩy nhanh xây dựng các mô hình, đưa nhanh các tiến bộ KHKT vào sản xuất để đảm bảo vừa phát triển sản xuất, vừa lưu thông, vừa đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần hoàn thành mục tiêu, kế hoạch hàng năm và thực hiện thành công chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 của Thủ tướng Chính phủ đề ra./.
         
                                                                    Cao Tuấn - Trung tâm KNNA

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
mo-hinh-che-huu-co.jpg hoi-nghi-thang-9-6.jpg mo-hinh-ga-2.jpg mo-hinh-luon-4.jpg Kiem-tra-san-xuat.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg mo-hinh-buoi-1.jpg a12-6.jpg a26-4.jpg a23-1.jpg image-20240813150406-1-6.png a24-2.jpg a11-3.jpg a25-4.jpg h3-13.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây