Những vấn đề cần quan tâm trong chăn nuôi theo quy trình VietGAHP
Thứ ba - 06/07/2021 20:421.4940
Chăn nuôi nông hộ là hình thức chăn nuôi truyền thống phổ biến ở nước ta đã đem lại nguồn thu nhập không nhỏ cho nông dân và tạo ra nguồn thực phẩm chính cho thị trường. Đồng thời chăn nuôi nông hộ còn góp phần bảo đảm an sinh xã hội, dễ áp dụng, tận dụng được các nguồn nguyên liệu và phế phụ phẩm nông nghiệp sẵn có…
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, người chăn nuôi nông hộ thường nhiều kinh nghiệm, kiến thức hay nhưng chưa thực sự bài bản. Đặc biệt, là khi phỏng vấn các hộ dân về việc ứng dụng tiêu chuẩn VietGAHP trong chăn nuôi, nông dân tỏ ra chưa hiểu biết và hào hứng tham gia. Một số hộ chăn nuôi nói rằng việc ứng dụng VietGAHP sẽ làm tăng chi phí, tốn kém hơn và lợi nhuận thu được cũng chẳng hơn những hộ không áp dụng các tiêu chuẩn VietGAHP. Qua kết quả khảo sát, chi phí sản xuất cho việc ứng dụng tiêu chuẩn VietGAHP sẽ tăng lên so với thông thường từ 20 - 30%, mà sản phẩm bán ra chưa tương xứng với đầu tư. Mặc dù, lợi ích khi tham gia VietGAHP trong nông hộ vào lĩnh vực chăn nuôi có nhiều lợi thế nhưng thực tế khi triển khai thực hiện ở các hộ dân cũng gặp không ít khó khăn trở ngại đó là: Một là công tác giống: Người chăn nuôi thường mua giống trôi nổi trên thị trường, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Phương tiện và thời gian vận chuyển không phù hợp (như trưa nắng nóng, thời tiết quá lạnh cũng vận chuyển đàn vật nuôi), phương tiện sử dụng trong quá trình vận chuyển không được khử trùng trước và sau khi vận chuyển. Khi đưa giống về không nuôi cách ly, không ghi chép đầy đủ các thông tin về đàn vật nuôi vào sổ theo dõi. Vì vậy, khi có dịch bệnh rất khó kiểm soát, dịch bệnh dễ tái đi tái lại như Dịch tả lợn Châu Phi, tai xanh, cúm gia cầm,... Hai là thức ăn và nước uống: Nhìn chung nguồn thức ăn được sử dụng trong chăn nuôi nông hộ chưa được kiểm soát nghiêm ngặt, người chăn nuôi chưa thực sự chú trọng mua các hãng sản xuất thức ăn có uy tín, thậm chí không quan tâm đến thành phần dinh dưỡng trên bao bì sử dụng cho các đối tượng vật nuôi như thành phần độ đạm trong khẩu phần ăn ở vật nuôi khác nhau thì phải khác nhau cũng như cách bảo quản chế biến thức ăn,…Nguồn nước cũng chưa thực sự được quan tâm mà chủ yếu là từ ao hồ, giếng khoan,… đặc biệt các hộ chưa biết sử dụng các men vi sinh (probiotic,…) bổ sung vào nước uống cho vật nuôi nhằm tăng sức đề kháng, tăng tỷ lệ sống, cải thiện môi trường. Ba là phương thức chăn nuôi: Người chăn nuôi nông hộ chưa phân định rõ đối tượng nuôi chính, thường có hiện tượng nuôi chung vào một khu vực, chưa khoanh vùng khu vực nuôi cho riêng từng đối tượng,…Nhất là, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn cũng như ứng dụng các tiêu chuẩn VietGAHP chưa thực sự bài bản, đúng quy trình nên sản phẩm thu được không đáp ứng yêu cầu thị trường. Bốn là quy hoạch: Chưa có quy hoạch đồng bộ cho chăn nuôi, đặc biệt là quy hoạch những vùng chăn nuôi tập trung cho từng đối tượng vật nuôi để từ đó kiểm soát tốt quy trình chăn nuôi, công tác vệ sinh phòng bệnh và áp dụng đầy đủ các tiêu chuẩn VietGAHP vào chăn nuôi gia súc, gia cầm. Năm là công tác vệ sinh thú y: Chưa thực hiện tốt các biện pháp về chăn nuôi an toàn sinh học, việc thu gom, xử lý chất thải và tiêu độc khử trùng chuồng trại trước, trong và sau khi nuôi. Đồng thời, áp dụng quy trình kỹ thuật cũng như quy trình sử dụng vacxin để phòng bệnh chưa đầy đủ, không đúng liều lượng, chưa đúng cách và đúng lịch vacxin cho từng đối tượng nuôi nên rủi ro về dịch bệnh là rất cao. Sáu là liên kết tiêu thụ sản phẩm: Người chăn nuôi chưa tạo ra các sản phẩm chăn nuôi an toàn, được các cấp các ngành có thẩm quyền công nhận đạt an toàn sinh học hoặc chứng nhận VietGAP. Chưa chủ động liên kết với các doanh nghiệp, tổ hợp tác, HTX, hội, hiệp hội ngành hàng,... Xuất phát từ thực tế trên, người chăn nuôi nên áp dụng tốt quy trình VietGAHP tạo ra các sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng cần phải thực hiện một số giải pháp như sau:. Về con giống: Mua con giống đến các cơ sở sản xuất có uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có giấy kiểm dịch chất lượng con giống. Trong quá trình vận chuyển, cần bố trí phương tiện và thời gian vận chuyển phù hợp, phương tiện vận chuyển được khử trùng kỹ trước và sau khi vận chuyển đàn giống. Thực hiện nuôi cách ly theo qui định để theo dõi tình trạng sức khỏe vật nuôi; ghi chép đầy đủ các thông tin về đàn vật nuôi vào sổ theo dõi như: Ngày/tháng/năm nhập con giống, địa chỉ nơi bán giống, đã tiêm phòng những loại vacxin nào,… một cách đầy đủ khoa học và chính xác để truy xuất được nguồn gốc con giống. Về thức ăn và nguồn nước: Cần kiểm soát tốt nguồn thức ăn và nguyên liệu phục vụ cho chăn nuôi đảm bảo có chất lượng tốt, có địa chỉ, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng không, các hãng thức ăn có uy tín trên thị trường; những loại thức ăn dư thừa tại thời điểm tâm dịch phải nấu chín thức ăn trước khi cho con vật ăn. Khi nhập thức ăn và nguyên liệu cần bảo quản tại kho chứa riêng, không để vào khu vực chuồng nuôi. Nguồn nước phục vụ chăn nuôi đảm bảo an toàn, nên định kỳ kiểm tra nguồn nước và bổ sung các men vi sinh (probiotic) trong thức ăn, nước uống để tăng khả năng tiêu hóa, sức đề kháng cho vật nuôi. Về phương thức chăn nuôi: Người chăn nuôi nên xác định rõ đối tượng nuôi chủ chốt, khoanh vùng và tách riêng biệt từng đối tượng nuôi,… để ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn chăn nuôi cũng như các tiêu chuẩn khác nhằm có được những sản phẩm tốt hơn, chất lượng hơn. Về quy hoạch: Các cấp các nghành cần quan tâm hơn nhằm quy hoạch được vùng và nghề chăn nuôi tập trung, kéo dài thời gian cho thuê đất để người chăn nuôi có điều kiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thuận tiện trong quá trình chăn nuôi. Đồng thời, giúp người dân phát triển theo hướng chăn nuôi tập trung, hàng hóa, chăn thả có kiểm soát, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, an toàn sinh học, VietGAHP giảm ô nhiễm môi trường và ứng dụng VietGAHP cũng như các tiêu chuẩn khác vào thực tế dễ dàng cho ra các sản phẩm tốt hơn, chất lượng hơn, thỏa mãn các tiêu chí cơ bản như: đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường, an toàn xã hội, có trách nhiệm và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm. Về công tác vệ sinh thú y: Thực hiện tốt các biện pháp về chăn nuôi an toàn sinh học, nên định kỳ thu gom, xử lý chất thải và tiêu độc khử trùng chuồng trại trước, trong và sau khi nuôi sẽ hạn chế được dịch bệnh xẩy ra. Đồng thời, trong quá trình chăn nuôi áp dụng nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật cũng như quy trình sử dụng vacxin để phòng bệnh cho từng đối tượng vật nuôi, với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Về liên kết tiêu thụ sản phẩm: Các cấp các ngành cần quan tâm hơn nữa để có cơ chế, chính sách riêng cho việc xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết chăn nuôi trong khi người chăn nuôi đã tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAHP, được công nhận là sản phẩm an toàn, nên xây dựng và hình thành các tổ sản xuất, tổ hợp tác, HTX, hội, hiệp hội ngành hàng, các Doanh nghiệp,…. ở các vùng miền nhằm giúp người dân chủ động liên kết tiêu thụ sản phẩm cũng là cơ sở để người nông dân thực sự an tâm sản xuất chăn nuôi theo hướng hàng hóa. Vậy nên, muốn áp dụng tốt quy trình VietGAHP thì người chăn nuôi nông hộ thực hiện tốt các giải pháp trên một cách đồng bộ, bài bản sẽ tạo ra sản phẩm an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường, an toàn xã hội đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng, nhu cầu của thị trường và tương xứng với vốn đầu tư mà người chăn nuôi nông hộ bỏ ra.
Bốn là liên kết tiêu thụ sản phẩmChủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún chưa tập trung nên chưa liên kết với các doanh nghiệp chế biến, phân phối hoặc bao tiêu sản phẩm để ký kết hợp đồng đơn lẻ với hàng trăm hộ nông dân với quy mô sản xuất và trình độ chăn nuôi khác nhau. trong quá trình tổ chức triển khai, ký kết hợp đồng cung ứng vật tư đầu vào, bao tiêu hàng hóa đầu ra với quy mô nhỏ gặp nhiều khó khăn.Chưa có sự vào cuộc của cả nhà nước, doanh nghiệp, HTX và người dân; Chưa quy hoạch vùng và định hướng phát triển nông nghiệp theo nhu cầu của thị trường và cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp chế biến đa dạng sản phẩm, tìm thị trường tiêu thụ ngoài nước, tạo được thị trường ổn định, tạo niềm tincho người chăn nuôi.
Bên cạnh đó, có những yếu tố tích cực như: người dân đã nhận thức được rằng: Các tiêu chí đánh giá của VietGAP hay các bộ tiêu chuẩn khác trong chăn nuôi gia súc gia cầm, đặc biệt nuôi gà, lợn đã giúp hộ nuôi quản lý tốt hơn, hoạt động tốt hơn. Từ đó, người nuôi nhận biết và xác định được những ưu, khuyết điểm trong công việc quản lý, chăm sóc vật nuôi, tránh được nhiều khó khăn hay rủi ro mà trước đó thường gặp. Hơn nữa, cũng nhờ quản lý chặt chẽ về giống, thức ăn, thuốc trị bệnh cũng như các loại vật tư cho sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng tốt hơn đã giúp. giảm các chi phí do hư hỏng, thất thoát, cũng như các chi phí không cần thiết về công lao động…Đồng thời, lợi ích của việc ứng dụng bộ tiêu chuẩn VietGAP là tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng, sản phẩm dễ dàng lưu thông trên thị trường, tạo uy tín cho khách hàng và khả năng cạnh tranh, góp phần làm nên thương hiệu hàng Việt Nam,... Tuy nhiên, việc tuyên truyền, khuyến khích người nông dân nói chung, người chăn nuôi gia súc gia cầm nói riêng đòi hỏi phải có thời gian, đầu tư về công sức, trí tuệ cùng với sự vào cuộc của các nhà quản lý, khoa học, các nhà sản xuất, chế biến sản phẩm, hệ thống truyền thông, báo chí,… Nhà nước cũng đã kịp thời đưa ra những chính sách hỗ trợ việc thực hành sản xuất tốt hơn trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và chăn nuôi. Chắc chắn là với sự hỗ trợ này sẽ khích lệ người nuôi tham gia tích cực hơn trong việc ứng dụng bộ tiêu chuẩn VietGAP, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm cũng như thương hiệu của các sản phẩm thịt, trứng, sữa,… của Việt Nam ra thị trường thế giới và làm ổn định, nâng cao mặt bằng đời sống vật chất, tinh thần của người chăn nuôi nông hộ ở Nghệ An.
- Xây dựng cơ chế chính sách phù hợp với ngành chăn nuôi để phát huy vai trò trong liên doanh liên kết; tăng cường hỗ trợ các đơn vị chăn nuôi trong các đợt dịch bệnh. Hỗ trợ của nhà nước nên thông qua các tổ chức kinh tế tập thể, HTX thay vì hỗ trợ trực tiếp xuông người dân. Các điều kiện hỗ trợ của nhà nước cho loại hình HTX nông nghiệp nói chung và HTX chăn nuôi nói riêng cần phù hợp với thực tế, hiện các điều kiện để nhận hỗ trợ HTX là khá cao, các HTX chưa đáp ứng được, với thực trạng HTX hiện nay các chính sách hỗ trợ cần nhắm đến các HTX trung bình để phát triển dần lên. - Quy hoạch và định hướng phát triển nông nghiệp theo nhu cầu của thị trường; Tăng cường tuyên truyền vận động HTX, người dân đầu tư kỹ thuật, chăn nuôi sản xuất ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn trong nước và quốc tế. - Khuyến khích các doanh nghiệp chế biến đa dạng sản phẩm, tìm thị trường tiêu thụ ngoài nước.