Phát triển thương hiệu thủy hải sản Diễn Châu Cần nhiều chính sách mở

Thứ tư - 24/04/2019 22:59 1.013 0
Là huyện đồng bằng có chiều dài 25 km đường biển,nguồn lợi thủy hải sản đa dạng, có giá trị kinh tế cao, diện tích mặt nước biển, cửa sông, ven bờ có khả năng nuôi trồng thuỷ sản mặn, lợ xuất khẩu. Đây cũng chính là tiềm năng lớn cho việc phát triển và xây dựng thương hiệu hải sản trên địa bàn.
Phát triển thương hiệu thủy hải sản Diễn Châu Cần nhiều chính sách mở
Diễn Châu là một huyện đồng bằng ven biển bờ biển có chiều dài, chạy dọc theo hướng Bắc- Nam. Đây là một thế mạnh để huyện có thể hưởng lợi rất lớn từ biển. Nguồn lợi thủy hải sản rất đa dạng có giá trị kinh tế cao. Tổng sản lượng thủy sản hàng năm đạt hàng chục ngàn tấn. Toàn huyện có hơn gần 80 cơ sở gia đình, doanh nghiệp sản xuất chế biến nước mắm, cá, tôm và các sản phẩm khô khác, trong đó có 4 công ty, doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Năm 2017, toàn huyện đã chế biến khoảng gần 400 tấn hải sản khô,  hàng chục ngàn tấn ruốc và mắm các loại, bột cá, hải sản đông lạnh và nước mắm có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài huyện. 
Nhờ chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo tốt khâu vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như giữ vững uy tín với bạn hàng, trong 2 năm 2016 và 2017 sản phẩm tôm nõn Diễn Ngọc được các cấp quan tâm xây dựng và quản lý tập thể nhãn hiệu tôm nõn Diễn Châu. Kinh phí trên 300 triệu đồng. Mô hình thành công tạo động lực cho ra đời phát triển hiệp hội sản xuất tôm nõn tại xóm Ngọc Tân (Diễn Ngọc). Hiện tổ chức này có tổ hợp 7 cơ sở, bình quân 30-40 hộ/cơ sở, chuyên sản xuất, chế biến tôm nõn thành phẩm. Nhờ được bảo hộ về nhãn mác, mỗi tháng, các cơ sở thu mua gần 100 tấn tôm tươi, chế biến trên 8 tấn tôm nõn, doanh thu đạt trên 4,8 tỷ đồng, tạo việc làm cho gần 50 lao động địa phương theo thời vụ.
Hàng năm Công ty cổ phần thủy sản Vạn Phần sản xuất ra trên 1 triệu lít nước mắm với độ đạm rất cao từ 25 - 30 độ, đem lại doanh thu hơn 12 tỷ đồng. Hiện nay,  công ty có gần 240 đại lý trên khắp cả nước, từnglập kỷ lục xuất khẩu sang thị trường Malaysia với số lượng 18.000 lít/năm. Ngay từ khi chuyển sang mô hình công ty cổ phần, lãnh đạo công ty cổ phần nước mắm Vạn Phần đã thực hiện nhiều biện pháp như  tham quan, ứng dụng khoa học công nghệ mới, chuyển đổi quy trình sản xuất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng. Công ty đã được Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá số 56727, Tổng cục đo lường chất lượng Việt Nam cũng cấp mã số mã vạch 89350520 theo quy định của Hiệp hội mã vạch quốc tế cho các sản phẩm của công ty.Việc xây dựng và quản lý nhãn hiệu chứng nhận tập thể “Nước mắm Vạn Phần” dùng cho sản phẩm nước mắm của huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An nhằm bảo vệ uy tín, nâng cao danh tiếng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nước mắm Diễn Châu trên thị trường, góp phần giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho các hộ sản xuất và kinh doanh.
Những ngày này, cơ sở chế biến kinh doanh thủy hải sản Tuấn Oanh xã Diễn Ngọc (Diễn Châu) đang tập trung phơi sấy, đóng gói tôm nõn xuất ra thị trường. Chị Đào Thị Kim Oanh - chủ cơ sở, cho biết: Để có sản phẩm  tôm nõn đạt chuẩn,trước tiên phải chọn tôm tươi ngonđược thu mua theo ngày,về rửa sạch, tách vỏ, sau đó rửa lần 2 bằng nước muối pha loãng,sấy bằng than lửa nóng đều, đến lúc tôm khô cong, đỏ thơm là đạt. Sản phẩm có thể đóng gói hoặc bảo quản tại kho đông lạnh chuẩn bị cho xuất bán ra thị trường. Bình quân,mỗi tháng cơ sở này thu mua gần 10 tấn tôm biển tươi, sản xuất 8 tạ tôm nõn thành phẩm. Với giá bán 550 ngàn đồng- 1 triệu đồng/kg đã mang về cho cơ sởdoanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi tháng.
 Xác định thế mạnh nổi bật, quan điểm của huyện là chú trọng xây dựng và phát triển thương hiệu hải sản. Ông Lê Thế Hiếu- Trưởng phòng nông nghiệp huyện Diễn Châu, cho biết:  Lâu nay, bên cạnh phát triển đồng bộ kinh tế biển, huyện chú trọng xây dựng và phát triển thương hiệu hải sản trên cơ sở sản phẩm tại địa phương. Dựa trên các tiêu chí cần thiết về quy mô sản xuất, chất lượng sản phẩm, huyện ưu tiên phát triển thương hiệu trên nhiều mặt hàng hải sản như sứa, mực khô, tôm, cá... Chủ động đăng ký chất lượng với Sở KHCN, một số điều kiện pháp lý khác, đặc biệt các thành viên tham gia chương trình được huyện tổ chức tập huấn khoa học kỹ thuật. Qua 3 năm trở lại đây, huyện đã  xây dựng được 2 chứng nhận thương hiệu trí tuệ tập thể đó là nước mắm Vạn Phần và tôm nõn Diễn Châu tại xã Diễn Ngọc. Một số mô hình tiềm năng như nuôi cá Vược (Diễn Vạn), mô hình nuôi tôm VietGap (Diễn Trung) đang dần vươn ra khẳng định thương hiệu trên thị trường. Mục tiêu của huyện là chú trọng thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển, trong đó xây dựng thương hiệu hải sản được xác định là khâu then chốt. Tuy nhiên, căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, chúng tôi nhận thấy năng lực tổ chức đánh bắt, khai thác thủy hải sản trên biển chưa mạnh. Đội tàu cá phát triển chủ yếu theo phong trào, thiếu quy hoạch. Do vùng biển Diễn Châu là vùng biển hở, không có đầm phá phù hợp với khả năng nuôi trồng hải sản trên biển. Nguồn kinh phí cho hoạt động khoa học công nghệ chưa nhiều. Năng lực, kinh nghiệm quản lý Nhà nước về khoa học công nghệ của cơ quan thường trực còn hạn chế, đặc biệt các cấp, ngành cần có nhiều chính sách đầu tư, định hướng thị trường, đổi mới, xây dựng mô hình cụ thể, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến hải sản để tiến tới xây dựng thương hiệu hải sản ngày một lớn mạnh, có sức lan tỏa ra  thị trường.Phấn đấu từng bước đưa kinh tế biển trở thành một lĩnh vực kinh tế quan trọng, có tốc độ phát triển nhanh, bền vững, toàn diện góp phần giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân vùng biển. 


 Lương Mai
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
a4.jpg a8-6.jpg a5-3.jpg a2-3.jpg a6-4.jpg a1-4.jpg a7-6.jpg a13-1.jpg a9-1.jpg a15-3.jpg a10-1.jpg a7-2.jpg a11-3.jpg a12-3.jpg a8-2.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây